Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang ‘ôm’ 1,5 triệu tỉ đồng tiền nợ
Tổng tài sản của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ – công ty con (gồm 83 doanh nghiệp) là 2.776.384 tỉ đồng; tổng số nợ phải trả lên tới 1.530.667 tỉ đồng, tăng 1,3% so với thực hiện năm 2016.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong đơn vị có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng lớn nhất – Ảnh: Internet
Báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2017 gửi tới Quốc hội mới đây cho biết, tổng tài sản của 526 doanh nghiệp nhà nước đến hết năm tài chính 2017 đạt hơn 3 triệu tỉ đồng. Trong đó, các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con đạt 2.776.384 tỉ đồng; còn lại trên 239.000 tỉ đồng thuộc về số công ty TNHH MTV.
Đáng chú ý, báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy tổng số nợ phải trả lên tới trên 1,5 triệu tỉ đồng, tăng 1,3% so với con số thực hiện năm 2016. Số nợ này chiếm đến 56,5% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty.
Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu bình quân năm 2016 là 1,25 lần. Trong đó, 20 tập đoàn, tổng công ty có tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ đầu tư lớn hơn 3 lần, thậm chí lên hàng chục lần. Ví dụ như: Tổng công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân 45,56 lần; Tổng công ty TNHH MTV Duyên Hải 23,69 lần, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) 8,07 lần…
Video đang HOT
Một số đơn vị có số nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tương đối lớn như: Tập đoàn Dầu khí (146.585 tỉ đồng); Tập đoàn Điện lực (132.071 tỉ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản (48.648 tỉ đồng); Tập đoàn Viễn thông Quân đội (43.485 tỉ đồng); Tập đoàn Hóa chất (28.417 tỉ đồng); Tổng công ty Công nghiệp Xi măng (12.843 tỉ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Cao su (10.307 tỉ đồng)…
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty, tổng doanh thu đạt 1.455.921 tỉ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2016. Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 154.569 tỉ đồng, tăng 27% so với thực hiện năm 2016. Các tập đoàn, tổng công ty có lợi nhuận kế toán trước thuế đạt cao trên 2.000 tỉ đồng vẫn chủ yếu ở những đơn vị có quy mô lớn.
Báo cáo đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư; một số dự án của doanh nghiệp nhà nước còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn. Việc thực hiện cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm về giám sát, đánh giá chưa đầy đủ, nghiêm túc.
Tuyết Nhung
Theo motthegioi.vn
Quản lý vốn Nhà nước tại DN: Thoái vốn Nhà nước vẫn đang tắc
Thị trường thoái vốn Nhà nước 2018 đang khá đìu hiu. Bên cạnh lý do chứng khoán biến động mạnh, còn có phần khó khăn nội tại của doanh nghiệp và cả việc áp dụng một số quy định mới về cơ chế bán vốn nhà nước.
Phiên đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã "ế" tới gần 99%. Ảnh: hồng vĩnh
Từ đầu năm tới nay, rất nhiều phiên đấu giá cổ phần không thu hút được giới đầu tư, cổ phần "ế thảm". Số cổ phần bán ra quá thấp so với cổ phần chào bán. Giá đấu bình quân cũng chỉ loanh quanh mức giá khởi điểm. Thực tế này khiến các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.
Gần đây nhất, phiên đấu giá cổ phần của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) chỉ bán được 5,44 triệu cổ phần trên tổng số 488,8 triệu cổ phần được đem ra đấu giá. Điều này đồng nghĩa với việc cổ phần của Vinalines đã "ế" tới gần 99%. Trước đó, cũng nhiều phiên đấu giá không thành công như phiên đấu giá của: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC), Tổng Công ty Phát điện 3 (Genco 3)...
Cách đây ít ngày, đại diện Tổng Công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, theo kế hoạch ban hành từ đầu năm, SCIC đã giao chỉ tiêu cho các đơn vị trong đó có giao kế hoạch bán vốn tại 122 DN. Tuy nhiên, sau đó yêu cầu phải thực hiện theo quy định mới về bán vốn, SCIC đã dừng các bước triển khai trong năm 2018 đối với một số DN. Tính ra, có 81 DN sẽ triển khai bán vốn trong năm nay và không khả quan như dự tính. Tính đến 11/10, SCIC mới bán vốn thành công tại 8 DN, trong đó bán hết vốn tại 6 DN, bán bớt vốn Nhà nước tại 2 DN, chỉ đạt 9,8% kế hoạch.
Trong khi đó, báo cáo 6 tháng đầu năm của Thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN, cũng cho thấy, việc thoái vốn nhà nước tại DN, các bộ, địa phương mới triển khai được tại 42 DN, thu về 5.598 tỷ đồng. Trong số đó, có 10 DN thuộc danh sách thoái vốn theo quyết định của Thủ tướng.
Vướng vì sao?
Lý giải về tiến độ bán vốn chậm, Phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC, ông Nguyễn Chí Thành cho hay, SCIC đang gặp một số khó khăn do triển khai Nghị định số 32/2-2018/NĐ-CP về cơ chế bán vốn mới. Theo đại diện SCIC, nghị định số 32/2018/NĐ-CP và Thông tư số 59/2018/TT-BTC ra đời để tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế bán cổ phần tại DN. Tuy nhiên, hiện cả hai văn bản này trên thực tế lại gây tắc bán vốn tại SCIC.
Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, việc xác định giá trị DN và giá khởi điểm bán cổ phần tại DN sẽ do tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định theo pháp luật về thẩm định giá. Bên cạnh đó, giá khởi điểm bán cổ phần phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 59/2018/TT-BTC liên quan việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thuê và giá trị văn hóa, lịch sử.
Trong khi đó, theo một số chuyên gia về thẩm định giá, các giá trị này không được quy định cụ thể tại Tiêu chuẩn về thẩm định giá và được cho rằng, đã nằm trong giá trị của nhóm "Tài sản vô hình không xác định được" (dù không thể tách riêng giá trị quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm và giá trị văn hóa, lịch sử). "Với yêu cầu xác định giá khởi điểm do đơn vị có chức năng thẩm định giá, giá khởi điểm phải đảm bảo phán ánh tiền thuê đất hằng năm bao gồm các giá trị văn hoá, sở hữu trí tuệ, hoặc phương thức cổ phần đấu giá chào bán cạnh tranh. Bên cạnh đó, cách thức bán vốn phải thêm nhiều khâu, quy trình khiến công tác bán vốn thực sự gặp nhiều khó khăn, ách tắc và khó gỡ", đại diện Ban Đầu tư thuộc SCIC nói.
Từ thực tiễn bán vốn nhà nước của SCIC tại các DNNN, ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC, đánh giá, hiện vẫn còn nhiều lúng túng trong hài hòa các mục tiêu tối đa hóa số tiền thu về cho cổ đông nhà nước với tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược giúp phát triển DN.
Ông Lai cho rằng, muốn thoái vốn nhà nước tại DN thành công, cần tổ chức bán vốn chuyên nghiệp, lựa chọn thời điểm bán phù hợp, theo sát diễn biến thị trường và thực trạng hoạt động của DN. Bên cạnh đó, cần tiên phong áp dụng các cơ chế bán vốn đặc thù, như bán cả lô, bán cho nhà đầu tư chiến lược, bán dưới mệnh giá...
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa 19 DNNN, tổng giá trị DN là 40.672 tỷ đồng, giá trị vốn nhà nước là 23.084 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 58,8% vốn điều lệ, bán cho nhà đầu tư chiến lược 40,6% vốn điều lệ, bán cho người lao động 0,51% vốn điều lệ.
") center center / 34% no-repeat, rgba(0, 0, 0, 0.5); border: 1px solid rgba(0, 0, 0, 0.05); cursor: pointer; left: 10px; bottom: 10px; width: 30px; height: 30px;">
KHÁNH HUYỀN
Theo tienphong.vn
Luật Quản lý thuế sửa đổi: Lấp lỗ hổng chính sách về chống chuyển giá Tình trạng chuyển giá ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải gấp rút hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm siết chặt hoạt động này, chống thất thu ngân sách. Theo Tổng cục Thuế, năm 2016, cơ quan này đã thanh tra 329 doanh nghiệp (DN) có giao dịch liên kết, truy thu 607,52 tỷ đồng, giảm lỗ 5.162 tỷ đồng; năm 2017...