Các tập đoàn tội phạm rửa tiền, lừa đảo quốc tế lợi dụng Telegram như thế nào?
Các nền tảng như Telegram đã trở nên phổ biến với giới trẻ và cũng đang nhanh chóng trở thành mục tiêu yêu thích của những tội phạm mạng hàng đầu thế giới.
Tính bảo mật cao và dễ dàng xoá dấu vết chính là lỗ hổng để các đối tượng lừa đảo lợi dụng Telegram. Ảnh: CNN
Với sự phổ biến của các nền tảng như Telegram cho phép người dùng ẩn danh và xoá dấu vết dễ dàng các nhóm đối tượng lừa đảo đã có thể thuê những nhân sự móc nối một cách dễ dàng và số lượng bù nhìn kiếm tiền đang tăng lên.
MUÔN KIỂU LỪA ĐẢO
Nhiều công ty đã sử dụng Telegram trong công việc hàng ngày vì tiện ích và sự miễn phí của ứng dụng Telegram. Nhưng cùng với sự phổ biến này, Telegram cũng trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tin tặc, vì có rất nhiều người dùng vẫn đang tập tành sử dụng một ứng dụng mới.
Trong Telegram, bạn có khả năng thay đổi tên tài khoản mà không cần phải xác minh như Zalo (3 lần) hoặc Facebook (5 lần). Ngoài ra, Telegram cho phép người gửi xóa toàn bộ cuộc trò chuyện cả hai bên, trong khi các ứng dụng khác chỉ cho phép xóa tin nhắn ở phía người gửi.
Sử dụng những kẽ hở này, tin tặc có thể thay đổi tên và ảnh đại diện Telegram một cách thường xuyên, gây bối rối cho người nhận. Điều này khiến cho người nhận không thể nhận biết được người gửi tin, mặc dù họ đã trao đổi thông tin với tin tặc trước đó.
Có một số mẫu số chung trên Telegram như sau các đối tượng sẽ lập một nhóm tuyển dụng và trong đó những người xin việc được hứa kiếm ít nhất 500 đô la một tháng và quá trình điền thông tin cá nhân vào các biểu mẫu thông tin sẵn, đặc biệt trong đó có yêu cầu chi tiết thông tin ngân hàng.
Nhà tuyển dụng trên Telegram thường không yêu cầu người nộp đơn tiết lộ số gồm 16 chữ số của thẻ ngân hàng (ATM) của họ, trong đó bao gồm số nhận dạng cá nhân bí mật (PIN) và các câu hỏi bảo mật của ngân hàng. Đây là một phần trong quá trình tuyển dụng những kẻ đóng vai “bù nhìn” rửa tiền. Những người này cho phép bọn tội phạm kiểm soát tài khoản ngân hàng của họ hoặc giúp chúng thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
NHỮNG CON SỐ BÁO ĐỘNG
Theo tờ The Straitstime, chỉ riêng tại Singapore, năm 2019, số người bị cảnh sát bắt giữ hoặc điều tra về tội lừa tiền là hơn 1.000 người. Năm tiếp theo, con số này tăng gấp 4 lần lên hơn 4.800 người.
Năm 2021, con số tăng gần gấp đôi, khi hơn 7.500 người bị bắt. Vào năm 2022, hơn 7.800 người đã bị bắt vì tội lừa tiền. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, hơn 4.700 người đã bị bắt hoặc bị điều tra vì tội rửa tiền.
Video đang HOT
Một nghiên cứu của Lực lượng Cảnh sát Singapore vào năm 2023 liên quan đến 113 kẻ lừa tiền có liên quan đến các vụ lừa đảo được báo cáo từ năm 2020 đến năm 2022 cho thấy khoảng 45% trong số đó từ 25 tuổi trở xuống.
Vào tháng 4 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore, Sun Xueling cho biết thật đáng lo ngại khi thấy rất nhiều người, trong đó có trẻ em một số chỉ mới 10 tuổi, bị bắt vì tội lừa tiền.
Ra đời được 10 năm, Telegram nay trở thành một trong những ứng dụng chat phổ biến nhất thế giới với hơn 700 triệu người hoạt động hàng tháng. Việt Nam nằm trong top 10 thị trường ưa chuộng ứng dụng này, với gần 12 triệu lượt tải năm 2022. Và đến đầu năm nay, 31,5% người dùng Internet tại Việt Nam ở độ tuổi 16 – 64 có sử dụng Telegram.
Thời gian qua, ứng dụng này nổi lên như một môi trường hoạt động phổ biến của tội phạm, cách thức phổ biến là đưa nạn nhân vào các nhóm bí mật trên Telegram với “nhiều người cùng cảnh ngộ” để lừa số tiền từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng, dù các chiêu lừa không hề mới như: phỏng vấn xin việc, làm nhiệm vụ, mời gọi đầu tư chứng khoán, làm việc từ xa.
Trong nhiều hội nhóm kín trên Telegram, rất nhiều đối tượng tội phạm công khai hỏi thuê tài khoản với nhiều mục đích khác nhau. Việc cho thuê có thể là dài hạn, nghĩa là ít nhất một tháng, hoặc ngắn hạn, kéo dài một tuần cũng được đưa vào quảng cáo.
Khi được hỏi tại sao cần phải thuê tài khoản ngân hàng,những bên đi thuê tài khoản cho biết những tài khoản này dành cho những người bán các mặt hàng cấm, hoặc điều hành các hoạt động cờ bạc bất hợp pháp để chuyển tiền của họ hoặc rửa tiền
Việc cho thuê có thể là dài hạn, nghĩa là ít nhất một tháng, hoặc ngắn hạn, kéo dài một tuần. Các khoản cho thuê ngắn hạn được sử dụng cho các giao dịch rủi ro hơn như rửa tiền, nhưng họ kiếm được khoản thanh toán cao hơn ít nhất là 1.000 USD. Tuy nhiên, cái giá phải trả là rủi ro gia tăng khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng.
Trước tình hình đó, các bên có nhu cầu thuê tài khoản đã đề xuất cho thuê dài hạn, với hình thức này, người cho thuê có thể kiếm được ít nhất 500 đô la một tháng.
NGĂN CHẶN NGUY CƠ NHƯ THẾ NÀO?
Một số ngân hàng đã trở nên nghiêm ngặt hơn trong giao dịch chuyển tiền để ngăn chặn những kẻ “bù nhìn” rửa tiền. Ví dụ ở một số ngân hàng, người dùng khi thêm người nhận để chuyển tiền, phải mất ít nhất 12 giờ trước khi phê duyệt và tiền có thể được chuyển.
Các khoản thanh toán này thường được thực hiện theo từng đợt, khi kết thúc thời gian thuê ngắn hạn hoặc mỗi tuần đối với thời gian thuê dài hạn.
Mặt khác, các ngân hàng thường sẽ không chịu trách nhiệm khi xảy ra những vụ lừa tiền hoặc rửa tiền trong tài khoản cá nhân
Sau khi các ngân hàng nhận được lệnh từ cơ quan chức năng, họ có thể đóng băng tài khoản ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng áp dụng cách tiếp cận chủ động.
Vậy tại sao mọi người lại muốn đăng ký làm một công việc mạo hiểm như vậy? Hẳn là sự hấp dẫn của tiền mặt nhanh chóng chắc chắn là một trong những lý do lớn nhất.
Một số người cũng có quan niệm sai lầm rằng nếu họ không trực tiếp liên quan đến các tội ác kiếm tiền thì họ không phạm tội. Tuy nhiên, việc bán tài khoản cho bọn tội phạm để lấy tiền nhanh chóng là bất hợp pháp.
Mới đây, Telegram vừa bị tạp chí bảo mật CPO magazine đánh giá là “một hệ sinh thái tội phạm mạng trên ứng dụng nhắn tin”. Báo cáo của Cyberint cho biết tội phạm mạng gia tăng với tốc độ 100% trên nền tảng này năm 2021.
Trong số các thủ đoạn lừa đảo tại Việt Nam, thời gian qua cũng nổi cộm lên chiêu trò kêu gọi người dân tham gia đầu tư tài chính trên các ứng dụng nhưng hóa ra lại mất trắng do ứng dụng giả mạo.
Việc cung cấp một nền tảng cho phép người dùng né tránh sự giám sát đã mang đến nhiều vấn đề cho Telegram. Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức tội phạm sử dụng Telegram để tổ chức các âm mưu khủng bố. Với lý do an ninh quốc gia, nhiều chính phủ trên thế giới tăng cường các giải pháp quản lý ứng dụng này, thậm chí là cấm.
Chính phủ nhiều nước áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm gây sức ép tới nhà điều hành Telegram như phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, chặn quyền truy cập… nhằm ngăn chặn hành vi phạm pháp trên Telegram
Tại Việt Nam, dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi đang được Quốc hội xem xét, trong đó đề xuất đưa các ứng dụng cung cấp nội dung đa phương tiện trên nền tảng là internet, còn gọi là OTT như Telegram vào diện quản lý, nhằm bảo vệ người dùng. Đây là những bước đi chính sách hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Cần phải làm rõ là ứng dụng Telegram không xấu, nhưng dựa theo những tính năng mà Telegram có được, kẻ gian đã sử dụng nó như một công cụ lừa đảo, và đã có không ít người dùng là nạn nhân.
Do đó, cố gắng duy trì sự cảnh giác trong việc nâng cao kiến thức về bảo mật trên các nền tảng trực tuyến không riêng gì Telegram, để ngăn chặn sự lừa đảo và bảo vệ thông tin cá nhân của bạn cũng như của cộng đồng.
Singapore bắt 10 nghi phạm rửa tiền người nước ngoài
Cảnh sát Singapore đã bắt giữ 10 nghi phạm rửa tiền người nước ngoài và tịch thu số tài sản bao gồm bất động sản, ô tô hạng sang, rượu đắt tiền, đồng hồ, trang sức, túi xách hàng hiệu... trị giá 737 triệu USD. Số tài sản "khủng" tịch thu từ các đối tượng đã gây rúng động Singapore.
Những tài sản cảnh sát Singapore đã tịch thu. Ảnh: Straits Times
Kênh Al Jazeera đưa tin hơn 400 cảnh sát Singapore đã tham gia chiến dịch vào ngày 15/8 nhằm vào một nhóm nghi phạm rửa tiền từ "các hoạt động tội phạm có tổ chức ở nước ngoài bao gồm lừa đảo và đánh bài trên mạng".
Các nghi phạm bị bắt có quốc tịch Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia, Cyprus và Vanuatu. Chúng ở trong độ tuổi từ 31-44 và cư trú tại các căn hộ cao cấp ở một trong những khu dân cư riêng biệt nhất của Singaprore.
Theo cảnh sát Singapore, họ đã tịch thu 35 tài khoản ngân hàng với tổng số dư trên 110 triệu đô la Singapore, trên 23 triệu đô la Singapore tiền mặt, hơn 250 túi xách và đồng hồ hiệu, 120 thiết bị điện tử và trên 270 trang sức, 2 thỏi vàng cùng 11 tài hiệu với thông tin về tài sản ảo.
Bức ảnh được lực lượng cảnh sát Singapore chụp lại cho thấy hàng loạt đồng hồ thuộc các thương hiệu xa xỉ như Rolex, Patek Philippe cùng túi xách Hermes, Dior, Chanel và Louis Vuitton.
Ngoài ra Singapore còn ban hành lệnh cấm chuyển nhượng với 94 bất động sản, 50 xe hơi có giá trị tổng cộng trên 815 triệu đô la Singapore. Lệnh cấm này ngăn các cá nhân mua bán chuyển nhượng tài sản của họ.
Lượng lớn tiền mặt được phát hiện. Ảnh: Straits Times
Hàng loạt trang sức và đồng hồ xa xỉ. Ảnh: Straits Times
Những chiếc xe hạng sang của nhóm tội phạm. Ảnh: Straits Times
Nhiều trang sức và tiền mặt khác. Ảnh: Straits Times
Một kho chứa rượu của nhóm tội phạm. Ảnh: Straits Times
Cảnh sát Singapore ngày 16/8 thông báo: "Các cuộc điều tra đang được tiến hành. Có thể có thêm nhiều tài sản bị tịch thu và tài khoản ngân hàng bị đóng băng".
Singapore là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu và nước này thi hành luật nghiêm khắc đối với rửa tiền của các quỹ trái phép. Những trường hợp bị kết tội có thể đối mặt với bản án 10 năm tù.
Tờ Straits Times dẫn lời giám đốc Cục Các sự vụ về Thương mại thuộc Lực lượng Cảnh sát Singapore (CAD) - ông David Chew nhấn mạnh: "Chúng tôi không nhân nhượng với những kẻ lợi dụng Singapore là nơi trú ẩn cho tội phạm hoặc lợi dụng cơ sở ngân hàng của chúng tôi".
Singapore buộc tội 2 đối tượng đe dọa đánh bom giả Ngày 14/10, Lực lượng Cảnh sát Singapore cho biết một nam giới 30 tuổi người Australia và một nam giới 39 tuổi (chưa rõ quốc tịch) đã bị buộc tội đe dọa đánh bom giả và có thể chịu mức phạt tù lên tới 10 năm. Máy bay của hãng hàng không giá rẻ Scoot tại sân bay Changi, Singapore. Ảnh tư liệu:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ

Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ đạo điều tra hai cựu quan chức dưới thời nhiệm kỳ đầu

Tổng thống Trump ra lệnh điều tra 2 cựu quan chức từng chỉ trích ông

Mỹ muốn mở lại loạt căn cứ quân sự ở Panama

Mỹ điều oanh tạc cơ B-2, Iran phải tự đoán thông điệp

Lựa chọn khó khăn của Hàn Quốc

Ông Trump khen ông Tập Cận Bình, để ngỏ khả năng đàm phán với Trung Quốc

Chính quyền Mỹ nêu lý do ông Trump hoãn áp thuế đối ứng

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Trump hoãn thuế

Thương chiến Mỹ - Trung giữa nguy cơ 'chơi tất tay'

Tình hình khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar

Lên kế hoạch cho trạm không gian ISS 'nghỉ hưu'
Có thể bạn quan tâm

Tiết lộ gây sốc về Kim Soo Hyun khiến netizen hoảng hốt: "Sao khán giả Hàn Quốc lại ám ảnh với..."
Sao châu á
21:55:47 10/04/2025
Ngọc Hân tuổi 36: Hạnh phúc khi có con đầu lòng, hằng ngày vẫn đi học
Sao việt
21:52:20 10/04/2025
Giám đốc Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn bị đề nghị 11 -12 năm tù
Pháp luật
21:43:53 10/04/2025
Vụ cháy 4 người chết: Con gái ngã quỵ khi nghe tin cha mẹ mất
Tin nổi bật
21:24:12 10/04/2025
"Địa đạo" thu 100 tỷ đồng: Lý giải phim lịch sử kéo đông đảo Gen Z ra rạp
Hậu trường phim
21:23:51 10/04/2025
Justin Bieber và vợ cố gắng hàn gắn hôn nhân
Sao âu mỹ
21:19:25 10/04/2025
5 lợi ích của lá trầu không
Sức khỏe
21:02:56 10/04/2025
Taylor Swift là người chặn đứng cơ hội diễn Super Bowl của "gã điên Hollywood"?
Nhạc quốc tế
20:39:22 10/04/2025
Mỹ cảnh báo Nga, khẳng định cam kết với NATO

Ảnh 'sông Amazon hóa sa mạc' gây sửng sốt
Lạ vui
20:18:16 10/04/2025