Các sự thật về thói quen vệ sinh khiến chúng ta té ngửa
Đó là những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến cơ thể chúng ta “khóc thét”.
Thay vì làm cho cơ thể con người sạch sẽ hơn thì một số thói quen vệ sinh hàng ngày lại sản sinh ra rất nhiều loại vi khuẩn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Nhiều nghiên cứu mới được công bố gần đây đã làm cả thế giới bất ngờ về những thói quen hàng ngày của chính mình.
1. Ăn bánh ở… bồn cầu sạch hơn bàn làm việc
Các chuyên gia chỉ ra rằng, cứ khoảng 2,5cm2 diện tích sàn phòng tắm chứa tới trên 2 triệu vi khuẩn, con số này cao gấp 200 lần bề mặt của bồn cầu. Giáo sư Charles Gerba ở ĐH Arizona (Mỹ) đưa ra khái niệm “đơn vị bề mặt vệ sinh”, nó có nghĩa bề mặt đạt chuẩn, đủ sạch chỉ ở khoảng 1.000 vi khuẩn trên mỗi 2,5cm2 mà thôi.
Trong nghiên cứu của mình, giáo sư chỉ ra rằng, trong khi chỗ ngồi trên bồn cầu có thể vượt qua cuộc kiểm tra vệ sinh để đạt chuẩn là đơn vị bề mặt sạch (tức là đặt chiếc bánh lên đó ta vẫn có thể ăn được) thì tất cả 20 chiếc bàn làm việc tham gia nghiên cứu đều không đạt chuẩn này.
Điều đó có nghĩa là nếu bạn cầm một cái bánh ngồi ăn trong bồn cầu thì sẽ sạch sẽ hơn là ngồi ăn ở bàn làm việc.
2. Không phải tất cả mọi thứ xả ra trong bồn cầu đều nằm yên ở đó
Hầu như tất cả bàn chải đánh răng được đặt trong phòng tắm, cách khu vực bồn cầu không xa. Vậy liệu điều này có mối nguy hại nào không?
Một thí nghiệm rất bất ngờ và thú vị đã đươc 2 nhà nghiên cứu Jamie Hyneman và Adam Savage thực hiện. Họ đặt 24 cái bàn chải đánh răng vào trong phòng tắm và chỉ sử dụng 2 cái để đánh răng nhưng họ đều rửa sạch tất cả những cái còn lại mỗi ngày.
Video đang HOT
Sau một tháng, họ đem bảo quản những bàn chải này cẩn thận và mang đến kiểm tra tại phòng thí nghiệm. Một kết quả bất ngờ đã xảy ra, các nhà vi sinh học sau đó đã tìm thấy những điểm phân người li ti nằm lẩn trong những cọng lông của bàn chải. Điều này chứng minh rằng, thực sự có mối liên quan giữa phân người xả xuống bồn cầu và bàn chải đánh răng trong phòng tắm.
Theo các nhà khoa học, thiết kế mở của bồn cầu đã khiến cho phân người sau khi trôi theo nước không nằm yên mà bay vào không khí và ám vào nhiều đồ vật trong phòng tắm, trong đó có cả bàn chải đánh răng.
Họ cho rằng, khi bồn cầu mở, các vi khuẩn có trong phân đủ khả năng bay vào không khí, lan rộng ra đến 6 feet (khoảng 1,8m). Hẳn nhiên, bàn chải chúng ta dùng mỗi ngày sẽ bị phủ phân nếu chúng nằm gọn trong vùng đó.
3. Giặt đồ có thể loại bỏ bụi bẩn nhưng lại “xây dựng” nơi trú ẩn của vi khuẩn E.coli
Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố rằng, quần áo thậm chí còn có thể trở nên… bẩn hơn sau khi được giặt sạch sẽ. Lý do là bởi máy giặt được cho là nơi chứa đầy rẫy các vi khuẩn, chúng không ngừng tìm cách bám vào quần áo và sau đó xâm nhập vào cơ thể người.
Nghiên cứu của giáo sư sinh vật học Charles Gerba ở ĐH Arizona (Mỹ) đã cho thấy, chỉ cần giặt một đống đồ lót trong máy giặt là có thể có đến 100 triệu vi khuẩn E.coli từ những đồ lót này được hòa vào trong nước.
Sau khi nước giặt này được xả đi nhưng vi khuẩn bám lại trong máy giặt vẫn nhiều. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, có đến 0,1g vi khuẩn tồn tại chỉ riêng vùng bẹn của một cặp quần lót.
Charles Gerba cho rằng, ngay cả khi những chiếc quần áo dính ít phân đã được giặt sạch thì vi khuẩn E.coli vẫn còn bám trụ trên đó. Và hẳn nhiên, chúng ta vẫn mặc những chiếc quần áo dính phân cho dù lượng vi khuẩn trên đó không nhiều như trước. Và lượng khuẩn này vẫn đủ để khiến ta có nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan A, bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn dạ dày…
Trên thực tế, các loại chất tẩy rửa và xà phòng không thể giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn. Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nghiên cứu chỉ ra rằng, cần phải giặt quần áo ở 150 độ C và sau đó chuyển sang chế độ sấy khô càng nhanh càng tốt vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt.
Nếu giặt đồ bằng nước lạnh, các chuyên gia khuyên chúng ta rửa lại tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi giặt đồ trẻ em. Ngoài ra, máy giặt cũng cần được tẩy rửa bằng nước tẩy thông thường khi không có quần áo trong đó. Một cách khác để diệt vi khuẩn là phơi quần áo dưới ánh nắng Mặt trời bởi tia cực tím có tác dụng diệt vi khuẩn rất hữu hiệu.
Rõ ràng, có rất nhiều vấn đề vệ sinh trong chính thói quen tưởng rằng rất sạch sẽ của con người. Tuy vậy, những điều được phát hiện trên đây sẽ phần nào khiến chúng ta phải “bật ngửa” và thay đổi ngay thói quen vệ sinh của mình.
Theo VNE
Luật "bó tay" với người vợ mù mò mẫm mang trầu cau đi... hỏi vợ hai cho chồng?
Trong khi chị Hường đang sống trong cảnh mù lòa, căn bệnh ung thư não mới tạm được kiềm chế chứ chưa khỏi, thì chồng chị đã bỏ nhà đi với người phụ nữ khác.
Đứa con riêng của anh mỗi lúc mẹ đi vắng lại quấn quýt bên "mẹ Hường", coi chị như người mẹ thứ hai.
Vợ trọng bệnh, chồng bỏ nhà theo gái
Người phụ nữ cao thượng này là chị Vũ Thị Hường (SN 1979, ngụ xã Bắc Sơn, huyện An Dương, TP. Hải Phòng). Sinh ra trong một gia đình nông dân có bốn anh chị em, bản thân là chị cả, nên từ thủa bé chị Hường đã có tính cách mạnh mẽ, tự lập. Tuy không phải là người phụ nữ có nhan sắc, nhưng chịu khó nên chị được nhiều các anh chàng theo đuổi. Ngày đó, qua một người bạn giới thiệu chị đã kết hôn với anh Vũ Doãn (SN 1978, người cùng xã) trong sự chúc phúc của hai bên gia đình.
Hạnh phúc càng được nhân lên khi đứa con trai của anh chị chào đời. Nhưng từ đây cuộc sống gia đình cũng trở nên khó khăn hơn trong khi nguồn thu nhập chính của cả nhà chỉ trông chờ vào những đồng tiền ít ỏi chị bán rau ở chợ và mấy sào ruộng. Để kiếm thêm thu nhập đỡ đần vợ con, mỗi khi nông nhàn, chồng chị lại tranh thủ ra đường quốc lộ hành nghề xe ôm. Tuy vất vả, nhưng bù lại gia đình chị luôn ngập tràn hạnh phúc. Thế nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", cũng từ đây trong gia đình phát sinh nhiều mâu thuẫn. Chồng chị thường đi sớm về muộn, số tiền đưa cho vợ sau mỗi ngày làm việc cứ thưa dần. Linh tính của người phụ nữ đã mách bảo có chuyện không lành sẽ xảy ra với tổ ấm bé nhỏ của mình.
Tai họa đã giáng xuống gia đình chị khi một ngày đầu năm 2009, chị tỉnh dậy đi bán rau từ lúc sáng sớm. Tuy nhiên, ngày hôm đó chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng, đôi mắt mờ dần đi. Lúc đầu chị cứ nghĩ do mình làm việc quá sức, cơ thể bị suy kiệt nên cũng không mấy quan tâm. Nhưng vài ngày sau, đôi mắt chị chìm hẳn vào bóng tối. Lúc này gia đình chị mới tóa hỏa chạy chữa nhưng tất cả đều vô vọng, các bệnh viện địa phương không thể tìm ra nguyên nhân căn bệnh của chị. Nhà quá nghèo, nghĩ đến việc chạy chữa ở các bệnh viện lớn sẽ tốn kém nhiều tiền, chị định buông xuôi... Thế nhưng, được sự động viên của hai bên nội ngoại, đặc biệt là 3 người 3 trai của chị, cuối cùng chị cũng quyết định khăn gói lên Hà Nội để khám bệnh.
Chị thấy như "sét đánh ngang tai" khi bác sĩ thông báo chị bị ung thư não cần phải mổ gấp để đảm bảo tính mạng. Bác sĩ cũng cho biết ca phẫu thuật này may mắn thì chỉ đảm bảo được sự sống cho chị, nhưng chị phải chấp nhận bị mù lòa vĩnh viễn. Chi phí cho ca phẫu thuật lên đến 120 triệu đồng, đây là số tiền quá lớn đối với hoàn cảnh hiện tại của gia đình chị.
Không chịu khuất phục số phận khó khăn, các em của chị đã tìm mọi cách vay mượn để có tiền chữa trị cho người chị gái tội nghiệp. Cuối cùng ca phẫu thuật cũng thành công trong niềm xúc động của gia đình. Nhưng một bi kịch khác lại xảy đến với chị. Khi trở về nhà để dưỡng bệnh, chị được tin chồng mình đã đi theo người đàn bà khác, để mặc chị một mình với đứa con và gánh nặng bệnh tật.
Nén nỗi đau mang trầu cau đi hỏi vợ hai cho chồng
Trong khi chị Hường đang sống trong cảnh mù lòa, căn bệnh ung thư não mới tạm được kiềm chế chứ chưa khỏi hẳn, thì chồng chị đã bỏ nhà, ra ngoài thuê trọ sống chung với một phụ nữ cũng đã bỏ chồng. Thương cảnh bệnh tật của chị nên hàng xóm thường xuyên đến thăm hỏi, không ai bảo ai, người thì giúp đỡ ít gạo, người khá khẩm hơn thì thỉnh thoảng mua cho vài lạng thịt để chị bồi bổ nhanh khỏi bệnh. Càng thương chị bao nhiêu, họ lại trách chồng vô trách nhiệm gấp bội lần. Chị Hường tâm sự những ngày cuối năm 2009 là những ngày khổ sở vô cùng, chị phải cùng lúc gánh chịu cả nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Sau nhiều đêm trăn trở, chị đã quyết định gọi chồng về và tác hợp cho chồng cưới người đàn bà kia.
Mặc dù chỉ là một mâm lễ đơn giản với trầu, cau, rượu để đi "hỏi vợ lẽ cho chồng" nhưng chị đã phải vượt qua bao lời dị nghị của xóm làng. Người thì bảo chị "hâm, dở hơi", người thì bảo chị thích "chơi trội"... Nhưng tất cả mọi lời đàm tiếu chị đều để ngoài tai. Chị nghĩ đơn giản: "Nghĩ đến chuyện chồng mình ôm ấp người đàn bà khác, tôi cũng tổn thương lắm chứ. Nhưng không còn cách nào khác, tôi cũng tổn thương lắm chứ. Nhưng không còn cách nào khác nên tôi đành phải làm như vậy thôi. Bây giờ mình là người tàn phế không thể chăm lo cho gia đình, chồng mình lại bỏ con đi thì con trai tôi sẽ vô cùng thiệt thòi".
Đối với chị, "hết tình còn nghĩa" không thế vì sự ích kỉ của bản thân mà để con trai chị thiếu thốn tình cảm của người cha. Mọi sự thua thiệt chị đều cam chịu để giữ gìn gia đình trọn vẹn. Thế nhưng, sống cảnh chung chồng, chị vẫn phải nín nhịn rất nhiều để tránh đi những chuyện mâu thuẫn nhỏ nhặt. Chính tấm lòng độ lượng của chị đã giữ được gia đình không rơi vào cảnh quăng bát, bẻ đũa vì "kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng"...
Thấm thoát đã hơn hai năm trôi qua từ ngày chị Hường "mù" nhờ người quen dẫn đi hỏi vợ cho chồng. Người vợ hai đã sinh được một bé gái kháu khỉnh. Đứa con riêng của anh mỗi lúc mẹ đi vắng lại quấn quýt bên "mẹ Hường", coi chị như người mẹ thứ hai.
Hạnh phúc vì có đứa con hiếu thảo
Chị Hường tâm sự, niềm an ủi lớn nhất đối với chị lúc này là cậu con trai 15 tuổi đã kịp khôn lớn, trở thành chỗ dựa tinh thần quan trọng của chị. Chị kể: "Năm 2009, sau khi phẫu thuật xong, tôi phải nằm một chỗ trong suốt thời gian dài, mọi sinh hoạt của bản thân phải phụ thuộc vào người khác giúp đỡ. Con trai tôi đã chăm lo cho mẹ từ miếng ăn đến giấc ngủ, thậm chí còn tự tay tắm rửa, đưa mẹ đi vệ sinh. Thấy con phải làm những việc như vậy, nhiều lúc tôi cũng chạnh lòng nhưng cũng chẳng biết trông vào đâu".
Một người hàng xóm với chị Hường cho biết thêm: "Thằng bé ngoan lắm, suốt ngày chỉ ở bên chăm sóc mẹ thôi, là con trai mà không hề nề hà bất kỳ việc gì. Tội nghiệp nó, được Sở Thể dục thể thao Hải Phòng chọn vào đội tuyển đấu vật, nhưng sợ không ai chăm sóc mẹ nên nó lại bỏ giữa chừng".
Số phận dường như đã bù đắp cho người phụ nữ bất hạnh như chị Hường có một chỗ dựa là cậu con trai hiếu thảo và nghị lực. Trong cuộc trò chuyện, ánh mắt của cậu bé bỗng chốc chợt sáng lên tia hi vọng khi nhắc đến dự định sẽ đi học một cái nghề để sau này kiếm được tiền lo cho mẹ một cuộc sống tốt hơn.
Theo Xahoi
Nhà hàng bồn cầu đầu tiên khai trương tại Mỹ Một nhà hàng mang tên The Magic Restroom Coffee được thiết kế với ý tưởng từ nhà vệ sinh. Những chiếc bồn cầu mới được khai trương tại thành phố công nghiệp thuộc Los Angeles, Mỹ, thu hút rất nhiều vị khách hiếu kỳ. Toàn bộ nội thất bên trong nhà hàng đều là những vật dụng cần thiết và đặc trưng của...