Các sự kiện và thông tin giới đầu tư không thể bỏ qua tuần này
Sau khi ông Donald Trump dương tính với Covid-19 trong tuần trước, giới đầu tư sẽ tập trung vào sức khỏe của ông cũng như gói hỗ trợ tài khóa mới tại Mỹ. Dưới đây là 5 sự kiện và thông tin mà giới đầu tư không thể bỏ qua trong tuần này.
Ông Donald Trump dương tính Covid-19 dẫn tới tăng sự không chắc chắn trong bầu cử
Sau khi ông Trump dương tính với Covid-19, các thông tin trái chiều từ Nhà Trắng khiến nhà đầu tư chưa rõ tình trạng sức khỏe của Tổng thống như thế nào.
Các bác sĩ của ông Trump cho biết hôm thứ Bảy (03/10) rằng ông cũng đang thực hiện một phương pháp điều trị thử nghiệm ban đầu.
Chỉ còn một tháng nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 03/11, việc dương tính với Covid-19 đã khiến chiến dịch tranh cử của ông Trump rơi vào tình trạng hỗn loạn và khó khăn trọng việc kiểm soát đại dịch.
Ông Trump đã nhiều lần cho rằng đại dịch sẽ không tác động nhiều, ngay cả khi đại dịch đã giế t chết hơn 208.000 người Mỹ và tàn phá nền kinh tế Mỹ.
Các gói kích cầu tài khóa mới
Sau khi ông Trump dương tính với Covid-19, giới đầu tư tiếp tục tập trung hơn vào các gói kích cầu tài khóa mới.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi cho biết rằng, các cuộc đàm phán đang tiếp tục, bà yêu cầu các hãng hàng không ngừng sa thải nhân viên, điều này cho thấy Nhà Trắng có thể sẽ có một gói hỗ trợ mới đến các hãng hàng không.
Video đang HOT
Nhưng vẫn còn phải xem liệu chẩn đoán của ông Trump hoặc báo cáo việc làm tháng 9 có yếu hơn dự kiến được công bố vào ngày thứ Sáu (09/10), nếu tình hình không quá tích cực thì Quốc hội có nhiều khả năng sẽ thông qua một gói kích thích tài khóa mới bất chấp sự bất đồng quan điểm giữa các đảng với nhau.
Sự phục hồi của thị trường lao động chậm lại là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy nền kinh tế đang mất đà khi bước vào quý IV/2020, trước đó đà hồi phục được hỗ trợ bởi các gói tài khóa và tiền tệ, tuy nhiên gói hỗ trợ tài khóa đã hết hạn vào tháng 7/2020.
Chris Rupkey, Nhà kinh tế trưởng của MUFG tại New York cho biết: “Virus vẫn tiếp tục gây áp lực lên đà hồi phục kinh tế, thời điểm hiện tài sự hồi phục đang có dấu hiệu chậm lại vì vậy trừ khi có có sự đồng thuận giữa Quốc hội và Nhà Trắng mới có thể giải quyết những khác biệt và tung ra được gói hỗ trợ mới”.
Sự biến động mạnh của thị trường
Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng bất kỳ sự suy giảm nào về sức khỏe của Tổng thống gần với cuộc bầu cử có thể gây xáo trộn thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường gần đây đã giảm điểm mạnh nhất trong tháng 9 kể từ tháng 3/2020.
Roberto Perli, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách toàn cầu của Cornerstone Macro tại Washington cho biết: “Việc ông Trump dương tính càng làm tăng thêm sự không chắc chắn về kết quả cuộc bầu cử sắp tới”.
Các thị trường cũng đang chú ý đến khả năng một gói kích cầu mới sẽ sớm được thông qua, điều này sẽ bù đắp ít nhất một phần sự không chắc chắn do đại dịch gây ra.
Một số nhà đầu tư cho biết, nếu sự không chắc chắn vẫn tiếp diễn, các cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt đà tăng trong giai đoạn đầu năm có thể đảo chiều quay sang bán tháo, chỉ số Nasdaq với nhiều cổ phiếu công nghệ đã giảm hơn 2% vào ngày thứ sáu (02/10) tuần trước, gấp đôi mức giảm của S&P 500.
Phát biểu của Chủ tịch Fed
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell sẽ có bài phát biểu trước Hiệp hội Kinh tế kinh doanh Quốc gia (NABE) vào thứ Ba (06/10), nơi ông dự kiến sẽ nhắc lại sự cần thiết của các biện pháp kích thích tài khóa mới để hỗ trợ đà hồi phục kinh tế đang diễn ra chậm lại.
Ngoài ra, Fed cũng sẽ công bố biên bản cuộc họp FOMC tháng 9 vào thứ tư (07/10), dự kiến sẽ nhấn mạnh thông điệp rằng có rất ít triển vọng về việc tăng lãi suất trong vài năm tới.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro sẽ gặp nhau tại Brussels vào thứ Hai (05/10) để thảo luận về việc thực hiện gói hỗ trợ phục hồi kinh tế do Covid-19 trị giá 750 tỷ euro, mặc dù vậy những bất đồng về cách thức phân phối các khoản tiền đang đe dọa tới gói hỗ trợ này được thực thi.
Đức đang đề xuất rằng chỉ những quốc gia tôn trọng pháp quyền mới có thể được hưởng lợi từ các khoản tiền này trong bối cảnh Liên minh châu Âu ngày càng lên tiếng về pháp quyền tại Ba Lan và Hungary. Đề xuất đã gây ra sự phản đối kịch liệt từ hai quốc gia này.
Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, đây là nhóm quốc gia dễ bị thiệt hại do bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc tung gói hỗ trợ này.
Tăng tỷ lệ hỗ trợ thanh khoản bằng USD của khu vực ASEAN+3 từ 30% lên 40%
Hôm nay, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Lê Hồng Phong, Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN 3 lần thứ 23 (gọi tắt là AFMGM 3) theo hình thức trực tuyến.
Tham dự hội nghị, bên cạnh các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước trong khu vực ASEAN 3 còn có sự tham gia của Tổng Thư ký ASEAN, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Giám đốc khu vực Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN 3 (AMRO).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng đồng chủ trì Hội nghị cùng với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Aso Taro và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda Haruhiko.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN cùng với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế đã đối thoại chính sách về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực cũng như các biện pháp nhằm ứng phó trước đại dịch COVID-19.
Các Bộ trưởng và Thống đốc cũng xem xét việc triển khai các sáng kiến hợp tác thuộc Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN 3, định hướng chiến lược và các sáng kiến mới của Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN 3 và thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị.
Thảo luận về triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN 3 và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế đã cùng nhau chia sẻ quan điểm về những rủi ro và thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra đối với kinh tế toàn cầu và khu vực.
Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ suy giảm 4,9%, trong khi kinh tế khu vực châu Á giảm 1,6%.
Hội nghị chia sẻ về các giải pháp chính sách mà các nền kinh tế khu vực đã và đang triển khai nhằm ngăn chặn đại dịch và phục hồi tăng trưởng kinh tế
Hội nghị cũng chia sẻ về các giải pháp chính sách mà các nền kinh tế khu vực đã và đang triển khai nhằm ngăn chặn đại dịch và phục hồi tăng trưởng kinh tế, bao gồm gói các giải pháp về tài khóa, tiền tệ và quy định quản lý hệ thống tài chính.
Các Bộ trưởng và Thống đốc nhận định trong bối cảnh các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, các tác động do đại dịch gây ra đối với chuỗi cung ứng toàn cầu càng trở nên nghiêm trọng.
Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý tài chính, tiền tệ trong việc xây dựng, ban hành các biện pháp, chính sách kinh tế vĩ mô kịp thời, hiệu quả nhằm tăng cường khả năng chống chịu của các nền kinh tế trước các cú sốc, qua đó giúp duy trì sự ổn định và toàn vẹn của hệ thống tài chính.
Các đại biểu nhất trí cho rằng hợp tác khu vực, trong đó có hợp tác tài chính, là yếu tố quan trọng giúp các quốc gia tăng cường năng lực phối hợp và ứng phó với các tác động của đại dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế một cách bền vững.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN 3 đã thông qua các nội dung kỹ thuật quan trọng, bao gồm sửa đổi Thoả thuận CMIM (thể thức hỗ trợ thanh khoản bằng USD của khu vực ASEAN 3 với quy mô cam kết lên đến 240 tỷ USD) trong đó có nội dung tăng tỷ lệ tiếp cận chương trình CMIM không gắn với các khoản vay của IMF từ 30% lên 40%.
Các chủ đầu tư làm gì để phát triển trong "COVID 19" lần 2? Làn sóng covid thứ 2 tại Việt Nam đã làm quỹ đạo vận động của thị trường bất động sản 2020 có sự thay đổi đáng kể, tâm lý nhà đầu tư phần nhiều vẫn khá thận trọng. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là khi dịch phần nào được khống chế, dòng vốn lớn từ chính sách tài khóa và...