Các sự kiện nhà đầu tư không thể bỏ qua tuần này: Tâm điểm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Trong tuần này, mọi sự chú ý của giới đầu tư sẽ tập trung về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ xem ai là người chiến thắng cuối cùng, cũng như từ đó dự báo chính sách kinh tế, đối ngoại của Mỹ với phần còn lại của thế giới từ đó xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.
Dưới đây là 5 sự kiện nhà đầu tư không thể bỏ qua trong tuần này.
Bầu cử Tổng thống Mỹ
Sự kiện chính trong tuần là ngày bầu cử Tổng thống Mỹ vào thứ Ba (3/11). Đây được coi là cuộc bầu cử Tổng thống quan trọng nhất của nước Mỹ, chiến dịch tranh cử đã diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng và gây nên những hậu quả lớn đối với nền kinh tế.
Bên cạnh đó, viễn cảnh sẽ chưa có người chiến thắng cuối cùng tiếp tục gây chao đảo cho thị trường tài chính sau ngày 3/11.
Tổng thống Donald Trump đã phàn nàn về hệ thống bỏ phiếu “gian lận” và từ chối cam kết chuyển giao quyền lực một cách hòa bình nếu ông thua cuộc.
Trong các cuộc thăm dò cử tri gần đây, ông Biden đang chiếm ưu thế, nếu cuộc thăm dò là chính xác và ông Biden giành chiến thắng, điều này sẽ củng cố quan điểm đảng Dân chủ sẽ dành thêm quyền lực tại Quốc hội và từ đó sẽ củng cố triển vọng về gói kích thích tài chính nhanh chóng và có quy mô lớn ngay sau khi nhận chức.
Video đang HOT
Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất trong tuần trước, đây là tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ cuối tháng 3/2020 tới nay, kéo theo sự sụt giảm của nhiều cổ phiếu công nghệ sau khi công bố báo cáo quý III/2020. Với sự gia tăng kỷ lục các trường hợp nhiễm Covid-19 và sự không chắc chắn trong kết quả bầu cử đã dẫn tới tâm lý lo sợ của giới đầu tư.
Chỉ số đo lường nỗi sợ hãi (VIX – chỉ số cao diễn biến tâm lý sợ hãi của giới đầu tư tăng lên) của Phố Wall đã giao dịch ở mức cao nhất trong hơn 4 tháng trở lại đây, điều này dự báo sẽ tiếp tục giao dịch vùng giá cao trong tuần này.
Trong khi đó, mùa báo cáo quý III/2020 đã qua một nửa chặng đường và hàng chục công ty khác sẽ báo cáo trong tuần này.
Cuộc họp của Fed
Các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ bắt đầu cuộc họp muộn nhất một ngày vào thứ Tư (04/11). Fed sẽ đưa ra quyết định chính sách của mình vào thứ Năm (05/11).
Các quan chức dự kiến sẽ không công bố các biện pháp kích thích bổ sung, nhưng họ có thể để ngỏ khả năng điều chỉnh chương trình mua trái phiếu vào một ngày sau đó, có thể sớm nhất là vào tháng 12.
Các nhà hoạch định chính sách cũng dự kiến sẽ nhắc lại rằng chính sách tài khóa là một công cụ hiệu quả hơn ngay hiện tại, trong bối cảnh sự phục hồi không đồng đều từ cuộc suy thoái do Covid-19 gây ra.
Báo cáo việc làm
Báo cáo việc làm công bố thứ Sáu (06/11) dự kiến sẽ cho thấy một sự sụt giảm nhẹ tỷ lệ thấp nghiệp và quỹ lương ở các công ty tư nhân có thể giảm xuống.
Trước đó, báo cáo về hồ sơ yêu cầu trợ cấp thất nghiệp vào thứ Năm (05/11) sẽ được theo dõi chặt chẽ. Mặc dù số hồ sơ xin thất nghiệp đã giảm từ mức kỷ lục 6,87 triệu hồ sơ vào tháng 3, và đang duy trì ở mức 665.000 hồ sơ, đây là mức cao kể từ khủng hoảng 2007-2009.
Khoảng 22,7 triệu người Mỹ đã nhận trợ cấp thất nghiệp vào tháng 10/2020, ngoài ra nhiều người khác đã hết khả năng đủ điều kiện để tiếp tục nhận viện trợ của nhà nước.
Cuộc họp của Ngân hàng Anh (BoE)
Vào thứ Năm (05/11), BoE dự kiến sẽ tăng mua trái phiếu thêm 100 tỷ bảng Anh để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua Covid-19 và hậu Brexit. BoE đưa mục tiêu mua tài sản lên 845 tỷ bảng Anh, gần như gấp đôi mức mua vào đầu năm.
Các nhà hoạch định chính sách cũng dự kiến sẽ hạ dự báo tăng trưởng vào năm 2020 và năm 2021, kinh tế hồi phục sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các dự báo trước đây của họ.
Ngân hàng Trung ương có thể sẽ trả lời các câu hỏi về việc liệu lãi suất có thể giảm xuống dưới 0 hay không, trong khi chờ xem xét về tác động tiêu cực của lãi suất đối với lợi nhuận ngân hàng.
Giá dầu thế giới giảm do căng thẳng Mỹ - Trung
Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch chiều 27/5 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có hàm ý phản đối Trung Quốc liên quan tới kế hoạch ban hành luật an ninh mới ở Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong.
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Rzeszow, Ba Lan. Ảnh: PAP/TTXVN
Tại thị trường London, giá dầu Brent giảm 45 xu Mỹ (1,2%) xuống 35,72 USD/thùng vào lúc 16 giờ 06 phút (giờ Việt Nam) và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 26 xu Mỹ (gần 1%) xuống 34,09 USD/thùng.
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tác động tới hoạt động kinh doanh và nhu cầu dầu mỏ vốn đã sụt giảm mạnh do dịch COVID-19.
Dự báo tăng trưởng kinh tế ảm đạm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã gây áp lực lên giá dầu thô. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cảnh báo kinh tế Khu vực đồng euro có khả năng giảm từ 8% đến 12% trong năm nay.
Giới kinh doanh dầu mỏ cũng đang chú ý đến các tín hiệu về cuộc họp giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6/2020.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 27/5 cho biết đầu tư năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ giảm khoảng 20% (400 tỷ USD) trong năm nay do sự bùng phát của dịch COVID-19.
Giá vàng châu Á vẫn gần mức thấp nhất 2 tuần
Giá vàng tại thị trường châu Á trong phiên chiều 27/5 đã giảm xuống sát mức thấp nhất 2 tuần qua trước sự lạc quan về việc mở cửa trở lại của nền kinh tế thế giới khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Vào lúc 14 giờ 42 phút ngày 27/5 (giờ Việt Nam), giá vàng tại thị trường châu Á giảm 0,2% xuống còn 1.707,85 USD/ounce, sau khi đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 13/5 là 1.703 USD/ounce trong phiên giao dịch trước đó.
Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,5% xuống còn 1.697,60 USD/ounce.
Theo chiến lược gia tiền tệ Ilya Spivak của DailyFx, giá vàng đang chịu ảnh hưởng của tình hình nới lỏng lệnh phong tỏa ở các nước với sự phục hồi một phần các hoạt động kinh tế trong khi căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một rủi ro lớn. Các số liệu công bố ngày 26/5 cho thấy niềm tin tiêu dùng của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - đã tăng trong tháng 5/2020 trong khi doanh số bán nhà mới ở nước này cao hơn dự kiến.
Tuy vậy, theo một cuộc thăm dò ý kiến của hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), triển vọng hồi phục kinh tế của các nước phát triển trong năm 2020 đã giảm trở lại trong tháng 4/2020 với khả năng kinh tế phục hồi nhanh sau giai đoạn suy giảm dự kiến khó có thể xảy ra. Chuyên gia Spivak cho rằng những hệ quả dài hạn của tình trạng phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan sẽ không sớm "biến mất".
Còn trên thị trường các kim loại quý khác, giá palladium tăng 0,6% lên 1.967,72 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,2% lên 831,16 USD/ounce trong khi giá bạc giảm 0,4% xuống còn 17,04 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào lúc 14 giờ 18 phút ngày 27/5, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 48,32 - 48,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Chứng khoán giảm điểm mạnh do lo ngại tái diễn thương chiến Mỹ-Trung Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1.029,79 điểm, hay 4,18%, xuống 23.613,8 điểm. Còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 52,19 điểm, hay 2,68%, xuống 1.895,37 điểm. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN) Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trong phiên 4/5, sau làn sóng bán tháo trên phố Wall do lo ngại cuộc chiến thương mại...