Các sông băng tại Thụy Sĩ đang tan nhanh kỷ lục
Theo một nghiên cứu được công bố ngày 28/9, các sông băng của Thụy Sĩ đã mất đi 6% thể tích trong năm nay do mùa Đông khô hạn và các đợt nắng nóng thường xuyên xảy ra trong mùa Hè, phá vỡ các kỷ lục băng tan trước đó.
Sông băng Aletsch. Ảnh: AFP
Báo cáo nghiên cứu do Ủy ban Cryospheric (CC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Sĩ thực hiện đã chỉ ra tốc độ tan chảy rất nhanh của các sông băng khi 3km khối băng – tương đương 3.000 tỷ lít nước – đã tan chảy và điều này có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nữa.
CC nhấn mạnh 2022 là một năm tai họa đối với các sông băng của Thụy Sĩ khi tất cả các kỷ lục băng tan đều bị phá vỡ. Ủy ban này cho biết thêm rằng tỷ lệ băng tan 2% trong 12 tháng trước đây được coi là điều “cực đoan”. CC cho biết thêm hiện tượng tan chảy diễn biến đặc biệt nghiêm trọng đối với các sông băng nhỏ.
Video đang HOT
Trên thực tế, các sông băng Pizol, Vadret dal Corvatsch và Schwarzbachfirn đã biến mất. Tại khu vực Engadine, các khu vực thuộc bang Valais, miền Nam Thụy Sĩ, và cả ở miền Nam nước này, một lớp băng dày từ 4-6m ở độ cao 3.000 m so với mực nước biển cũng đã tan chảy hoàn toàn.
Vào giữa tháng 9 này, lớp băng dày một thời bao phủ con đèo giữa sông băng Scex Rouge và Tsanfleuron đã không còn tung tích. Ngoài ra, những thiệt hại đáng kể còn được ghi nhận ngay cả ở những điểm đo cao nhất, bao gồm đỉnh núi Jungfraujoch cao gần 3.500m.
Báo cáo nhấn mạnh xu hướng trên cũng cho thấy tầm quan trọng của các sông băng đối với việc cung cấp nước và năng lượng trong những năm khô nóng. Chỉ riêng lượng nước băng tan trong tháng 7 và tháng 8 đã cung cấp đủ nước trong năm nay để lấp đầy hoàn toàn tất cả các hồ chứa trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Giáo sư Matthias Huss, người đứng đầu Cơ quan giám sát sông băng tại Thụy Sĩ, cho biết nếu nước này tiếp tục trải qua các điều kiện khí hậu cực đoan như năm nay trong vòng 50 năm, tác động sẽ lớn hơn nhiều vì trong 50 năm nữa, giới khoa học dự đoán hầu hết các sông băng biến mất và do đó không thể cấp nước vào mùa Hè khô nóng.
Giáo sư Huss nhấn mạnh rằng không thể làm chậm quá trình tan băng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu giảm phát thải khí CO2 và hành động vì khí hậu thì điều này có thể giúp bảo vệ được 1/3 thể tích sông băng tại Thụy Sĩ theo kịch bản lạc quan nhất. Ngược lại, gần như các sông băng tại quốc gia Trung Âu này sẽ tan chảy vào cuối thế kỷ 21.
Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu được công bố vào tháng 2 năm nay, hiện tượng băng và tuyết tan là một trong 10 mối đe dọa chính mà biến đổi khí hậu gây ra.
Thể tích các sông băng Thụy Sĩ giảm 50% kể từ năm 1931
Ngày 22/8, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ cảnh báo thể tích các sông băng tại nước này đã giảm một nửa kể từ năm 1931, sau khi lần đầu phục dựng được xu hướng sông băng biến mất trong thể kỷ 20.
Thể tích các sông băng Thụy Sĩ giảm 50% kể từ năm 1931. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí khoa học The Cryosphere, sử dụng tư liệu từ kho ảnh TerrA, trong đó chụp được khoảng 86% các khu vực sông băng của Thụy Sĩ, phân tích khoảng 21.700 bức ảnh được chụp trong giai đoạn từ năm 1916-1947.
Tình trạng sông băng tan chảy nhanh chóng tại dãy núi Alp và những nơi khác do biến đổi khí hậu đang ngày càng được theo dõi chặt chẽ kể từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, cho tới nay, thế giới vẫn còn biết rất ít về cách thức sông băng thay đổi trước thời điểm này trong thế kỷ 20, khi có ít nhà thám hiểm theo dõi sông băng qua thời gian, với việc sử dụng các mô hình tính toán thể tích khác nhau.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật ETH Zurich, Viện Nghiên cứu liên bang về rừng, tuyết và phong cảnh của Thụy Sĩ tuyên bố đã phục dựng lại được địa hình của toàn bộ các sông băng tại Thụy Sĩ vào năm 1931, tạo điều kiện cho việc xem xét cách thức những dòng sông này biến đổi. Dựa trên việc phục dựng và so sánh với dữ liệu từ những năm 2000, các nhà nghiên cứu kết luận rằng thể tích sông băng đã giảm 50% trong giai đoạn từ năm 1931-2016.
Để phục dựng lại địa hình, các nhà nghiên cứu sông băng đã sử dụng phép quang trắc lập thể - một kỹ thuật được dùng để xác định bản chất, hình dạng và vị trí của bất kỳ vật thể nào dựa trên các cặp ảnh. Tác giả nghiên cứu Erik Schytt Mannerfelt cho hay nếu biết được địa hình bề mặt sông băng tại hai mốc thời gian khác nhau, các nhà khoa học có thể ước lượng được sự chênh lệch về thể tích băng. Các nhà nghiên cứu đã công bố những cặp ảnh về cùng một điểm, chụp cách nhau gần một thế kỷ, cho thấy sự thay đổi rõ rệt qua thời gian. Sông băng Fiescher là một ví dụ điển hình. Vào năm 1928, khu vực này giống như một biển băng, song đến năm 2021, chỉ còn sót lại vài điểm trắng trên sườn núi xanh mướt.
Do các hình ảnh dùng để phục dựng được chụp vào những năm khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chọn năm 1931 là thời điểm tham chiếu và dựng lại địa hình bề mặt tất cả các sông băng trong năm đó. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng thể tích sông băng không hề liên tục suy giảm trong thế kỷ qua, thậm chí có xu hướng tăng mạnh một cách rời rạc trong những năm 1920 và 1980. Mặc dù thể tích sông băng có lúc tăng lên trong thời gian ngắn, song khi so sánh giữa năm 1931 và 2016, thể tích đã sụt giảm mạnh trong giai đoạn này.
Trên thực tế, tổng thể tích các sông băng đã giảm ở tốc độ nhanh chưa từng thấy. Trong khi các sông băng Thụy Sĩ mất nửa thể tích trong giai đoạn 85 năm tính đến năm 2016, mạng lưới theo dõi sông băng Thụy Sĩ (GLAMOS) chỉ ra rằng chỉ riêng 6 năm sau đó, thể tích sông băng còn giảm thêm 12%. Đây là bằng chứng cho thấy thể tích sông băng đang giảm ngày càng nhanh.
Phát hiện xác máy bay vụ tai nạn năm 1968 trên sông băng ở Thụy Sĩ Các mảnh vỡ của chiếc máy bay xấu số đã được tìm thấy trên sông băng ở Thụy Sĩ hơn 5 thập kỷ sau vụ tai nạn. Băng tan ở sông băng Aletsch có thể dẫn đến nhiều mảnh vỡ hơn được tìm thấy. Ảnh: AFP Các mảnh vỡ của một chiếc máy bay bị tai nạn ở dãy núi Alps của Thụy...