Các sở của Hà Nội sau sắp xếp giảm 46 phòng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Chúng tôi luôn xác định công tác CCHC là một trong 3 khâu đột phá để xây dựng Thủ đô.
Sáng nay (17/8), báo cáo tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 và triển khai kế hoạch cải cách hành chính 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Về phía Thành phố, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong 3 nhiệm kỳ vừa qua, chúng tôi luôn xác định công tác cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện các mặt công tác, xây dựng TP.
Ông Nguyễn Đức Chung nói: trong 7 tháng vừa qua, với công tác cải cách thể chế, số văn bản pháp luật TP ban hành là 38, số văn bản pháp luật HĐND đã thông qua là 5 nghị quyết. Trong 7 tháng, TP đã rà soát, loại bỏ 101 văn bản, trong đó có 3 nghị quyết và 98 quyết định đã hết hiệu lực.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung báo cáo tại Hội nghị
Hà Nội đã rà soát TTHC toàn thành phố, hiện có 1.981 thủ tục, trong đó có các Sở, cơ quan ngang Sở có 1.516, cấp quận, huyện là 302; cấp xã là 163. Tỷ lệ TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông toàn thành phố đã thực hiện được 98%, trong đó các Sở, cơ quan ngang Sở là 98%, cấp quận huyện là 94% và cấp xã đạt 96%.
Thành phố đã thực hiện đơn giản hoá TTHC được 8 nhóm lĩnh vực: Đầu tư, đất đai, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, văn hoá, công nghiệp, tiêu dùng, thông tin và truyền thông.
Liên quan đơn giản hoá, cắt giảm thời gian hồ sơ với 114 thủ tục, thời gian giảm từ 23 ngày so với quy định trong các lĩnh vực: Quy hoạch kiến trúc cắt giảm thời gian đối với 2 thủ tục, thời hạn giải quyết giảm từ 10 – 20 ngày với thủ tục cấp thông tin quy hoạch; đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước giảm hồ sơ, thời gian giải quyết 71 thủ tục, nhiều nhất là giảm 33 ngày so với quy định; trong lĩnh vực xây dựng giảm thời gian giải quyết hồ sơ với 15 thủ tục, các thủ tục về cấp phép xây dựng giảm thời gian giải quyết từ 1- 16 ngày so với quy định, cấp phép xây dựng giảm từ 30 theo quy định đối với các công trình còn 15 ngày; đối với nhà riêng lẻ còn 10 ngày.
Lĩnh vực thông tin và truyền thông giảm thời gian giải quyết thành phần hồ sơ với 13 thủ tục và giảm thời gian giải quyết từ 2-7 ngày; lĩnh vực du lịch giảm thời gian giải quyết thành phần hồ sơ với 13 thủ tục; với thủ tục kinh doanh, với tổ chức cá nhân giải quyết qua mạng giảm ngày so với quy định 132 thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh.
Chủ tịch Hà Nội cho biết, việc đăng ký toàn bộ thủ tục kinh doanh qua mạng điện tử TP. Hà Nội sẽ thực hiện từ 1/9, thực hiện toàn bộ qua môi trường mạng. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, hiện nay TP đã thực hiện 293 TTHC công, triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với các thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp tại 12 quận huyện nội thành và 100% cấp phường, giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 15 ngày xuống còn từ 3 – 5 ngày.
Video đang HOT
Về tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã thực hiện được 84 TTHC và trong lĩnh vực thuế, hải quan là 76 TTHC. Hiện nay TP đang thí điểm thực hiện tại phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 8 thủ tục lĩnh vực hành chính và tư pháp.
Từ tháng 6 năm 2016, thực hiện giải quyết hồ sơ đăng ký qua mạng 2 ngày làm việc, duy trì tỷ lệ kê khai, nộp thuế điện tử đạt trên 96%; thực hiện liên thông, cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài và cắt giảm 40% thời gian TTHC về đầu tư, giảm 20% lĩnh vực giải phóng mặt bằng và thu hồi đất, giảm 50% thời gian lĩnh vực quy hoạch, rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng còn 21-26 ngày, giảm 10 ngày so với quy định.
Về vấn đề tinh giảm bộ máy, cho đến nay TP. Hà Nội đã sắp xếp xong 22 Sở, khi bộ máy các Sở sắp xếp xong giảm 46 phòng (giảm 22,5%), giảm từ 401 đơn vị sự nghiệp còn 280 đơn vị sự nghiệp.
Dự kiến tháng 9 tiếp tục sắp xếp BQL dự án, giảm từ 70 BQL xuống còn 36 ban (30 BQL của 30 quận huyện thị xã, 6 BQL của TP). Khi sắp xếp như vậy giảm số lượng trưởng phòng là 26 và các phó trưởng phòng của các sở là 116.
Về vấn đề xây dựng CP điện tử, thực hiện theo tinh thần nghị quyết 36a của Chính phủ, đến nay Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng đượng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên địa bàn. Hà Nội đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư với 7,5 triệu dân cư trên địa bàn toàn thành phố trên môi trường dữ liệu dùng chung. Hiện nay TP. Hà Nội đang triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu để triển khai TTHC cho Sở, ban ngành và các quận huyện.
Hiện đã thực hiện được 11 TTHC hoàn toàn qua môi trường mạng như khai báo tạm trú cho người nước ngoài; tuyển sinh đầu cấp; từ 1/9 toàn bộ 1,7 triệu học sinh của Hà Nội sẽ thực hiện quản lý hoàn toàn qua học bạ điện tử; giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện qua mạng; xử phạt qua camera
Đến nay, TP Hà Nội đang thực hiện tất cả TTHC liên thông qua môi trường mạng từ TP đến các quận, huyện và các phường, xã và đến 1/10 triển khai qua toàn bộ các xã còn lại qua cơ sở dữ liệu dùng chung.
Từ 1/1/2016 đến nay, TP đã thực hiện đào tạo lại về trình độ CNTT cũng như việc ứng dụng các phần mềm dùng chung của TP cho trên 6.000 cán bộ từ cấp quận, huyện, phường… Mục tiêu trong năm 2016 sẽ đào tạo lại cho 12.000 cán bộ để bảo đảm sử dụng thành thạo liên thông toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của Thành phố.
Tại hội nghị, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: thủ tục cải cách hành chính, chính quyền điện tử cũng như phát triển hạ tầng, thủ tục hành chính trực tuyến của Hà Nội làm rất tốt. Ông Trương Hòa Bình cũng đề nghị Hà Nội cần phát huy các thế mạnh này.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng nhắc nhở Hà Nội có 2 vấn đề cẩn phải làm quyết liệt và tiếp tục xử lý tòa nhà 8B Lê Trực và đến tháng 6/2017 Hà Nội sẽ giải quyết xong việc cấp sổ đỏ cho người dân trong dự án mà các nhà đầu tư đang có mắc theo đúng lời hứa với Chính phủ./.
Thu Thủy
Theo_VOV
Đà Nẵng tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng cải cách hành chính
Ngân hàng Nhà nước và thành phố Đà Nẵng được đánh giá cao nhất trong bảng xếp hạng cải cách hành chính 2015.
Sáng 17/8, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đã công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành. Theo đó, tất cả các bộ ngành đạt kết quả trên 80% trong tổng điểm tối đa là 100%, không có cơ quan nào giảm điểm so với năm trước.
Ngân hàng Nhà nước đạt chỉ số 89,42%, xếp vị trí thứ nhất trong số 19 bộ, cơ quan ngang bộ, tiếp theo là Bộ Tài chính (89,21%), Bộ Giao thông vận tải (88,77%).
Có 4 bộ đạt kết quả dưới 83% gồm: Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Giáo dục đào tạo. Trong đó Bộ Thông tin và truyền thông có chỉ số thấp nhất là 82,04%.
Bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành, Đà Nẵng đạt chỉ số cao nhất 93,31%, Điện Biên thấp nhất với chỉ số 74,99%.
Đây là năm thứ 4 Bộ Nội vụ triển khai xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành. Mục tiêu của việc này là đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính bằng định lượng, trên cơ sở đó so sánh, xếp hạng kết quả thực hiện hàng năm giữa các bộ ngành và giữa các tỉnh, thành.
Phương pháp đánh giá là kết hợp tự đánh giá của các bộ, các tỉnh với đánh giá thông qua điều tra xã hội học.
Chỉ số cải cách hành chính qua 4 năm của 10 tỉnh, thành dẫn đầu năm 2015.
Năm 2014, có 5 bộ, cơ quan ngang bộ đạt chỉ số trên 80%, trong đó Bộ Giao thông Vận tải xếp vị trí thứ nhất với kết quả 81,83 %, tiếp theo là Bộ Tài chính với kết quả 81,54%, Ngân hàng nhà nước Việt Nam với kết quả 80,48%, Bộ Ngoại giao với kết quả 80,07 %, Bộ Nội vụ với kết quả 80,06%.
Xếp vị trí cuối cùng là Bộ Khoa học và Công nghệ, có kết quả là 71%, giảm 6,27% so với kết quả của năm 2013.
Cũng trong năm 2014, ở bảng xếp hạng các tỉnh, thành, Đà Nẵng đứng đầu với chỉ số đạt 92,54%, cao hơn so với mức trung bình của cả nước 11,33%, đồng thời cao gấp 1,44 lần so với chỉ số của tỉnh Bắc Kạn, tỉnh có vị trí cuối cùng trong số 63 tỉnh, thành.
Như vậy Đà Nẵng là địa phương ba năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng cải cách hành chính từ 2013 (đạt chỉ số 87,02%), 2014 đến 2015.
V.V.Thành
Theo VNE
Đà Nẵng sẽ chuyển các sở, ngành khỏi trung tâm hành chính 2.000 tỷ Sau 2 năm đưa vào sử dụng và là nơi làm việc tập trung của bộ máy hành chính, Đà Nẵng đang có chủ trương chuyển các sở, ngành đến trụ sở làm việc mới. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khoá 9 sáng 11/8, đại biểu Trần Văn Trường (Bí thư huyện uỷ...