Các sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong mùa nắng nóng?
Mùa hè tới cũng là mùa thi của các em học sinh. Nhưng mùa hè với thời tiết nóng bức và độ ẩm cao – là yếu tố thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, cảm nắng…
Những bệnh này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là đối với các em học sinh đang phải chịu nhiều áp lực từ việc thi cử. Vậy các em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trước mùa nắng nóng để bước vào kỳ thi thật tốt?
Mùa thi – mùa của say nắng
Khi thời tiết nắng nóng, những người làm việc ngoài trời nóng, đặc biệt là các em học sinh phải học với cường độ cao, thường phải đi học về giữa trưa nếu không có biện pháp phòng hộ rất dễ bị say nắng. Khi bị say nắng với các biểu hiện như buồn nôn, mất nước, kiệt sức thậm chí là ngất xỉu… sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe dẫn tới kết quả học tập cũng bị giảm sút. Thậm chí, say nắng có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vậy đứng trước một người bị say nắng, cần xử trí như thế nào? Theo BS. Trần Minh Thiệu – Bệnh viện Trưng Vương – TP. Hồ Chí Minh, cho biết, một người bị say nắng, quan trọng nhất là biện pháp giảm thân nhiệt bằng cách chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ, cho uống nước mát có pha muối hoặc nước orezol pha đúng liều lượng. Trong trường hợp nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển cơ sở y tế gần nhất, nhưng trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên phải chườm mát.
Biến chứng nguy hiểm của say nắng là sốc do mất đột ngột lưu lượng máu. Sốc có thể gây tổn thương các bộ phận cơ thể nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, say nắng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách: Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức, đặc biệt thời điểm từ 10-14 giờ hàng ngày. Khi các em học sinh phải đi học vào những giờ cao điểm đó, cần lưu ý trang bị đầy đủ mũ, quần áo dài tay, kính… Cần phải uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Các em học sinh lưu ý rằng luôn mang theo chai nước bên mình để có thể uống nước thường xuyên. Khi bị say nắng, không nên cạo gió, không xức dầu nóng… Sau khi đã xử trí xong thì nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn thêm rau quả tươi…
Bệnh truyền nhiễm mùa hè ảnh hưởng đến sức khỏe thí sinh
Theo ThS.BS. Nguyễn Trung Cấp – Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mùa hè là mùa mưa, thuận lợi cho muỗi sinh sôi nên thường có sự gia tăng của những bệnh lý do muỗi truyền như sốt xuất huyết. Trong mùa hè, nhiệt độ môi trường tăng cao, thức ăn dễ ôi thiu, nên nguy cơ bị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn cũng có thể gia tăng, đặc biệt đối với thức ăn đường phố nếu không đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời các bệnh dịch lây truyền qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn cũng thường gia tăng trong mùa hè. Hoặc khi ra ngoài trời nắng nóng, đột ngột vào phòng điều hòa mát, uống nước đá… sẽ dễ bị cảm cúm, sốt virus… Tất cả những bệnh truyền nhiễm này đều ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của các em học sinh nếu không may mắc phải. Nếu mắc bệnh nhẹ thì cũng phải nghỉ học mất một thời gian. Nếu bệnh nặng có thể dẫn tới những biến chứng và việc điều trị sẽ phải kéo dài. Đặc biệt nguy hiểm như bệnh sốt xuất huyết, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Những trường hợp sốt xuất huyết có biến chứng sẽ rất nguy hiểm và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Các trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn khiến bệnh nhân bị đau bụng, sốt, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy trong vài ngày… cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng học tập.
Tuy nhiên, theo BS. Nguyễn Trung Cấp thì các bệnh này cũng có thể dự phòng được bằng cách chủ động phòng muỗi đốt, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở và nơi làm việc. Cần đảm bảo vệ sinh ăn uống và nguồn nước. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Không tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh…
Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng
Video đang HOT
BS. Nguyễn Trung Cấp cũng cho rằng, cách để bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là tăng cường sức đề kháng. Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó chính là “vũ khí” giúp kháng lại các virus, tác nhân gây bệnh. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên rệu rã, mệt mỏi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Cách tăng cường sức đề kháng cũng không phải là khó thực hiện. Trước hết, các em cần phải có các thói quen như sau:
Uống nhiều nước: Nên uống các loại nước không cồn, không có gas, uống các loại nước trái cây… để bù đắp sự mất nước và duy trì lượng nước trong cơ thể. Không nên uống nhiều nước lạnh.
Hạn chế ra ngoài: Khi thời tiết nóng bức, không nên ra ngoài đường khi không có việc. Khi buộc phải ra ngoài đường thì cần có biện pháp bảo hộ trước sức nóng nắng của mùa hè.
Sinh hoạt điều độ: Nên ăn đủ ba bữa chính và bữa phụ giữa các bữa chính. Cân đối thời gian học và ngủ, giải trí, không nên học liên tục nhiều giờ. Sau 45 phút học thì thư giãn bằng cách nghe nhạc, nhìn ra xa, đi lại… hoặc tắm nước mát. Các em cũng nên tham gia hoạt động thể chất vì sẽ giúp máu lưu thông tốt, mang oxy và dưỡng chất đến cho não nhiều hơn, nhờ đó các em sẽ sáng suốt hơn khi học tập. Chỉ bằng vài động tác thể dục hoặc đi bộ một vòng giữa các tiết học cũng giúp máu lưu thông. Đặc biệt là các em không nên uống cà phê vì cà phê chứa các chất kích thích, có hại cho sức khỏe chứ không giúp cho các bạn tỉnh táo hơn.
Hình thành thói quen ngủ tốt: Mặc dù việc học trước kỳ thi đã gấp gáp, đòi hỏi các em học sinh phải tập trung cao độ và dành nhiều thời gian. Tuy nhiên, giấc ngủ rất quan trọng tới sức khỏe và khả năng tập trung của não bộ. Do vậy các em cần phải ngủ đủ thời gian, tránh thức khuya quá sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Cố gắng đảm bảo ngủ đủ giấc với tối thiểu 7 giờ/ngày. Nếu thời gian học nhiều quá, nên cân nhắc tranh thủ ngủ trưa, cố gắng ngủ trước 11h đêm và dậy lúc 5h sáng.
Dinh dưỡng đầy đủ: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin khiến cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Cần ăn đủ chất bột đường, tuy nhiên, cần chọn loại thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm như ngũ cốc thô, bánh mì đen. Tránh các đường hấp thu nhanh như nước ngọt, bánh kẹo… Ăn đầy đủ cá, thịt, trứng, rau, trái cây… để cung cấp đủ chất béo vitamin và khoáng chất… Cũng nên ăn thực phẩm giàu chất sắt, vì sắt là chất cần thiết để tạo máu. Thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến tình trạng hay mệt mỏi, học kém tập trung và dễ buồn ngủ trong giờ học.
Không lạm dụng thuốc khi mắc bệnh: Khi bị cảm cúm hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, các em cần đi gặp bác sĩ để khám bệnh, tuyệt đối không nên tự mua thuốc về dùng, đặc biệt là kháng sinh. Việc lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng và kéo dài hơn.
Minh Châu
Theo suckhoedoisong.vn
Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa nắng nóng bằng những giải pháp đơn giản
Mùa hè thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao, người cao tuổi dễ mắc bệnh bởi sức đề kháng yếu.
Giải pháp nào để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ở người cao tuổi, Thac si Bác sĩ Vu Ngoc Trung - Phó Giam đôc Bênh viên Đai hoc Quôc gia đã đưa ra một số khuyến cáo dưới đây.
Mùa hè thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao, người cao tuổi dễ mắc bệnh bởi sức đề kháng yếu
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Mua he thơi tiêt oi bưc, nên nhiệt tăng cao, người cao tuổi thường mắc một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch, đột quỵ, hô hấp, xương khớp, bệnh ngoài da...
Một trong những giải pháp ngăn ngừa các bệnh thông thường về mùa hè với người cao tuổi là thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, cần uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước/ngày. Không nên chờ khi có cảm giác khát mới uống, cần bổ sung thêm nước hoa quả và hạn chế uống nước có gas, có cồn.
Đăc biêt khi đi ngoài trời nắng, nếu thấy có dấu hiệu chóng mặt, nhức đầu, mệt lả, tay chân bủn rủn, tiết nhiều mồ hôi, thân nhiệt tăng lên, tim đập nhanh, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Vào mùa hè, nếu chế độ sinh hoạt hằng ngày không hợp lý, ngoài cảm nắng, người cao tuổi cũng có thể bị cảm lạnh. Chẳng hạn đang đi ngoài nắng về tắm ngay hoặc ra vào phòng điều hòa, từ trong xe ô tô bước ra ngoài trời nắng đột ngột... Chính sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột khiến cơ thể người cao tuổi khó thích nghi. Ở trường hợp nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên, như viêm họng, viêm mũi..., nếu nặng dễ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi... Trong các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp xảy ra vào mùa hè thì bệnh đột quỵ ở người cao tuổi chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Bác sĩ Vu Ngoc Trung, Phó Giam đôc Bênh viên Đai hoc Quôc gia tư vấn một số giải pháp bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi
Theo Bác sĩ Vu Ngoc Trung, Phó Giam đôc Bênh viên Đai hoc Quôc gia, nắng nóng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng lại là yếu tố thuận lợi khiến những người tiềm ẩn những bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý mạch máu, loạn nhịp tim, thậm chí đột quỵ. Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt nửa cơ thể, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội...
Cách phòng bệnh mùa nắng nóng
Người cao tuổi cần bảo đảm chê độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, các loại rau tươi, trái cây để tăng sức đề kháng.
Hạn chế ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 10h đến 16h, là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao. Nếu nghỉ trong phòng điều hoà nên bật ở mức từ 25 đến 27oC, không nên để chênh lệch quá 7oC so với nhiệt độ ngoài trời. Trước khi ra khỏi phòng điều hòa, cần có thời gian để cơ thể từ từ thích nghi, tránh đột ngột.
Với những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... cần tuân thủ việc dùng thuốc, kiểm soát huyết áp, đường huyết theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, người cao tuổi cần đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, tránh tự ý sử dụng thuốc tùy tiện.
Người cao tuổi cần bảo đảm chê độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, các loại rau tươi, trái cây để tăng sức đề kháng.
Riêng với bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hô hấp, để phòng bệnh, người cao tuổi không nên dùng thức ăn để lâu trong tủ lạnh, thức ăn tái, rau sống rửa không kỹ, uống nước không đảm bảo...
Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, người cao tuổi phải chú ý mặc quần áo thoáng mát, không ăn đồ quá lạnh, đồ khó tiêu; ăn nhiều chất xơ... Khi ra ngoài trời nắng cần có quần áo, mũ, khẩu trang che nắng bảo vệ cơ thể.
Theo giadinhvietnam
Có nên sử dụng thuốc tăng cường trí nhớ trong mùa thi? Cứ mỗi mùa thi đến gần, các gia đình đều tìm các biện pháp để tăng cường sức khỏe và cũng để cho con em mình ôn luyện tốt hơn. Trong đó, một biện pháp được nhiều gia đình kỳ vọng, đó là sử dụng thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng, được quảng cáo về hiệu quả cải thiện trí nhớ. Tuy...