Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới được quảng cáo sai sự thật
Bộ Y tế, Quỹ Phòng chống Tác hại thuốc lá vừa tổ chức Hội thảo kỹ thuật về phòng chống tác hại của thuốc lá với các đối tác của Sáng kiến Bloomberg Việt Nam.
Hình minh họa.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, qua 7 năm thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận. Hành lang pháp lý và văn bản chỉ đạo đã dần hoàn thiện ở các cấp từ trung ương đến địa phương.
Việc hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng như trường học, cơ quan công sở và trên các phương tiện giao thông công cộng đã có chuyển biến tích cực, đặc biệt tại các cuộc họp, hội thảo, hội nghị. Tại các đám cưới, đám hiếu, việc hút thuốc hầu như không còn.
Bên cạnh đó, hành vi hút thuốc nơi công cộng ngày càng không được cộng đồng chấp nhận như trước đây, nhiều người không hút thuốc đã nhận thức được quyền được bảo vệ sức khỏe và dám lên tiếng nhắc nhở người hút thuốc không hút tại nơi có quy định cấm.
Video đang HOT
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới. Đó là tỷ lệ hút thuốc lá điện tử có xu hướng tăng.
Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành có xu hướng tăng (từ 0,2% năm 2015 lên 0,7% năm 2020), trong đó, nam giới tăng từ 0,4% năm 2015 lên 1,2% năm 2020. Điều tra sức khỏe học đường tại Việt Nam năm 2019 cho thấy: 2,6% học sinh trong độ tuổi 13 – 17 tuổi hút thuốc lá điện tử.
Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới ( thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử) được ngành công nghiệp thuốc lá quảng cáo và giới thiệu với các thông tin không đầy đủ, sai sự thật và gây nhầm lẫn cho người sử dụng rằng các sản phẩm thuốc lá mới là sản phẩm ít hại hơn so với các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường và là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá điếu truyền thống, với mục tiêu mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá mới, đặc biệt là hướng tới giới trẻ.
Hoạt động thanh tra, xử phạt đã được thực hiện khá tốt trong những năm gần đây, tuy nhiên, vẫn chưa được địa phương các cấp chủ động thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân là do thiếu nguồn lực, địa phương chưa chủ động trong việc cấp kinh phí thanh tra, xử phạt.
Giám đốc Quỹ Phòng chống Tác hại thuốc lá mong muốn các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ và đồng hành với Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá để tăng cường các giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá tại Việt Nam như tiếp tục tăng thuế thuốc lá; tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì; tăng cường quản lý bán lẻ thuốc lá; tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá, đẩy mạnh hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, thực thi nghiêm quy định cấm hút thuốc, quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá…
Mỗi năm có 8 triệu người chết vì thuốc lá nhưng lại có thêm 8 triệu người hút mới
Theo WHO, mỗi năm thế giới có 8 triệu người chết vì thuốc lá nhưng cũng có thêm 8 triệu người hút mới, trong đó nhiều người hút thuốc lá điện tử vì nghe quảng cáo 'thuốc lá điện tử không có hại'.
Một bạn trẻ hút thuốc lá điện tử tại quán cà phê - Ảnh: XUÂN MAI
Đây là thông tin được thạc sĩ Đào Thế Sơn - liên minh Quốc tế phòng chống lao và bệnh phổi - đưa ra tại Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin và truyền thông diễn ra vừa qua.
Thạc sĩ Sơn đánh giá với 8 triệu người chết vì thuốc lá mỗi năm trên toàn thế giới, cao hơn rất nhiều so với số người tử vong vì COVID-19 (tính đến thời điểm hiện tại là hơn 1 triệu người).
Đáng quan ngại khi mỗi năm cũng có đến 8 triệu người hút thuốc lá mới khi các hãng thuốc lá tung ra nhiều sản phẩm thuốc lá độc hại mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha...
"Nhìn dưới góc độ sức khỏe, đây là tổn thất lớn của xã hội nhưng trong vai trò của ngành sản xuất thuốc lá thì đây là bài toán kích cầu. Nghĩa là 8 triệu người chết này là khách hàng cũ của các công ty thuốc lá và được 'bù đắp' 8 triệu khách hàng mới" - thạc sĩ Sơn phân tích.
Dù vậy theo thạc sĩ Sơn, lợi ích kinh tế từ sản xuất thuốc lá không thể bù đắp được chi phí do tác hại sức khỏe mà nó gây ra. Nếu đảm bảo lợi ích kinh tế thì sẽ mất lợi ích về sức khỏe.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương - Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) - cho biết thuốc lá thế hệ mới gây hại sức khỏe như thuốc lá điếu thông thường. Chúng vẫn chứa nicotine, glycerin, propylene glycol - một chất gây ung thư khi được đun nóng, hóa hơi.
Đặc biệt thuốc lá thế hệ mới đang nhắm vào giới trẻ để tạo ra một thế hệ nghiện thuốc lá mới thông qua hình ảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, theo xu hướng. Chúng được bán qua mạng, được quảng cáo sai sự thật rằng ít gây hại, thậm chí giúp cai nghiện thuốc lá thông thường.
Tại Việt Nam, tỉ lệ người hút thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% (năm 2019) mặc dù loại thuốc lá này chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc cho phép các sản phẩm thuốc lá mới tại nước ta ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
"Thuốc lá thế hệ mới tiềm ẩn nguy cơ giới trẻ sử dụng ma túy và các chất kích thích khác. Tuyệt đối không cho phép thí điểm mua bán, sản xuất, nhập khẩu với thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha" - thạc sĩ Hương nhấn mạnh.
Thuốc lá thế hệ mới: Ý kiến khoa học của chuyên gia y tế Đối với việc đánh giá tác dụng giảm thiểu tác hại của thuốc lá làm nóng (thuốc lá nung nóng) và thuốc lá điện tử (gọi chung là thuốc lá thế hệ mới), việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và tổ chức y tế công cộng uy tín là cần thiết. Pháp Luật TP.HCM xin trích dẫn một...