Các rạp chiếu phim đình đám Hà Nội một thời
Phần lớn rạp chiếu phim nổi tiếng một thời nay được chuyển đổi mục đích sử dụng sang kinh doanh ăn uống, giải trí, thể thao. Số còn lại hoạt động èo uột.
Các rạp Dân Chủ, Đại Nam, Bạch Mai, Kinh Đô, Tháng Tám, Mê Linh… một thời được nhiều người dân thủ đô biết đến đã không còn hoặc chuyển đổi công năng sử dụng. Trong ảnh là rạp Đại Đồng cũ tại 46 Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, đã dừng hoạt động.
Dịch vụ kinh doanh thay thế cho chiếu phim vẫn khá ế ẩm. Cả hai tầng chính của rạp chiếu biến thành trung tâm tiệc cưới với đèn hoa lộng lẫy, nhiều màu sắc.
Rạp Bạch Mai (437 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) gần như hoàn toàn bị biến mất. Thay vào đó là một cửa hàng đồ ăn nhanh. Nơi đây từng được thuê để kinh doanh karaoke. Rạp phim 300 chỗ ngồi gắn liền với ký ức sinh viên nằm gần khu vực các trường đại học như Bách khoa, Kinh tế Quốc dân đã trôi vào dĩ vãng nhiều năm nay.
Rạp Lý Nam Đế (17 Lý Nam Đế) trực thuộc điện ảnh quân đội. Những tác phẩm phim truyện, phim tài liệu được trình chiếu ở đây đa phần là do ngành điện ảnh quân đội sản xuất. Hiện trạng của rạp phim này khá xập xệ, xuống cấp.
Poster của những bộ phim ra đời từ năm 2007 như The Holiday, Ghost Rider… đã bạc màu theo thời gian vẫn còn treo nguyên trên mặt tiền của rạp.
Video đang HOT
Rạp Đại Nam (89 phố Huế, quận Hai Bà Trưng) từng được gây dựng lại để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sau 5 năm đi vào hoạt động, nơi đây gần như không có hoạt động phim ảnh hay biểu diễn sân khấu nào đáng kể. Các banner, áp phích, lịch biểu diễn nghệ thuật cũng không có. Riêng sân khấu phục vụ nghệ thuật chèo, cải lương vẫn hoạt động lay lắt.
Fafim là một trong những rạp được xây mới đầu những năm 2000, một thời “độc quyền” về việc phát hành phim tại Hà Nội nay cũng hoạt động khá cầm chừng.
Riêng tầng 2 của rạp đã được cho thuê làm trung tâm thể dục thẩm mỹ, các tầng khác sử dụng làm sàn khiêu vũ…
Với hơn 50 năm tuổi, rạp Tháng Tám (45 Hàng Bài) được đánh giá là lớn và lâu đời nhất, gắn bó nhiều kỷ niệm với người dân Hà Nội. Do càng ngày càng vắng khách, phòng chiếu 1.200 chỗ từng bị tách thành hai phòng 1.000 chỗ và 120 chỗ, sau đó lại bị chia tiếp thành 5 phòng chiếu nhỏ 2D và 3D để phục vụ các suất chiếu phim khác nhau.
Anh Bùi Viết Phong (ở Ngã Tư Sở) cùng bạn tìm đến rạp Tháng Tám để tìm xem phimRiot mà anh yêu thích chứ không phải vì thói quen xem phim tại đây.
Sau khi các buổi chiếu phim cuối cùng trong ngày kết thúc, khu vực sảnh chờ vào cửa các phòng từng được cho thuê làm vũ trường, hoạt động từ sau 12h đêm cho tới sáng.
Rạp Công Nhân (42 Tràng Tiền) còn được biết đến là Nhà hát kịch Hà Nội. Sau 55 năm, nơi đây vẫn có những hoạt động nghệ thuật thường xuyên để đón khán giả thủ đô như các tuần phim quốc tế, lễ hội phim, ra mắt vở kịch mới, các chương trình nghệ thuật đương đại trong và ngoài nước…
Chỉ có một sân khấu (phòng chiếu) duy nhất tại tầng 2, còn lại gần như sảnh tầng 1 và tầng 2 được tận dụng làm không gian triển lãm tranh nghệ thuật.
Rạp Ngọc Khánh (Kim Mã, quận Ba Đình) trực thuộc Trung tâm dịch vụ và văn hoá – Viện phim Việt Nam, hoạt động từ những năm 1990 đến năm 2006 thì ngừng do tình trạng vắng khách. Năm 2007 rạp được đầu tư mới và kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo khán giả yêu phim trở lại với 4 phòng chiếu hiện đại…
Tuy nhiên, với việc chỉ có phòng chiếu 2D, màn hình nhỏ nên rạp Ngọc Khánh vẫn chưa lấy được tình cảm và sự quan tâm của khán giả dù luôn cập nhật những phim bom tấn mới nhất của điện ảnh thế giới.
Được coi là rạp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có trình chiếu phim 4D, tuy nhiên rạp Kim Đồng nay đã ngừng chiếu phòng 4D từ khá lâu. Lịch chiếu phim cũng ít khi số phòng tại đây cũng chỉ có 2.
Mới đây nhất, ngày 22/11, nhiều người dân Hà Nội bất ngờ trước thông tin rạp Dân Chủ bắt đầu đóng cửa. Họ tưởng rằng trung tâm chiếu bóng nổi tiếng một thời tại thủ đô này cũng sẽ chung số phận như các rạp trên, dừng hoạt động và chuyển đổi công năng sử dụng.
Tuy nhiên, đại diện Công ty TNHH Một Thành Viên Điện ảnh Hà Nội cho biết, rạp này chỉ tạm ngừng hoạt động trong thời gian ngắn để chuyển đổi phương hướng hoạt động, chứ không đóng cửa vĩnh viễn. Các kế hoạch dành cho mặt bằng sẽ sớm được thông báo tới công chúng trong thời gian tới. Lý do này phần nào làm nguôi sự tiếc nuối đối với thế hệ khán giả cao tuổi từng nhiều năm gắn bó với nơi chiếu phim nhiều kỷ niệm.
Họ hy vọng qua việc sửa chữa nâng cấp, thời gian tới rạp Dân Chủ sẽ mang một diện mạo mới, chức năng hiện đại để có thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức phim ảnh ngày một cao của khán giả.
Theo Zing
Sự thăng hoa của siêu điệp viên James Bond
"Spectre" - tập phim mới nhất trong loạt phim về siêu điệp viên James Bond.
Spectre - tập phim mới nhất trong loạt phim về siêu điệp viên James Bond, vừa lập kỷ lục doanh thu phòng vé ở Anh khi thu về 9,2 triệu USD từ lượng vé bán ra trong đêm công chiếu 26/10.
Spectre đã trở thành phim có cuộc mở màn ấn tượng nhất trong lịch sử điện ảnh Anh. Thành tích trong ngày công chiếu của Spectre còn cao hơn cả phimSkyfall trước của James Bond.
Theo /vietnamplus.vn
"Fast & Furious" đã thay đổi giới ô tô như thế nào? Đã 14 năm kể từ lần đầu tiên bộ phim "Fast & Furious" ra mắt tại các rạp chiếu phim trên khắp nước Mỹ. 7 phần phim sau đó vẫn tiếp tục khuấy động phòng vé ngay cả sau cái chết đáng tiếc của nam diễn viên chính Paul Walker. 14 năm là một khoảng thời gian dài và bây giờ là cả...