Các quỹ ETFs nội hút ròng lượng vốn lên tới gần 800 tỷ đồng trong tháng 5
Các quỹ ETFs nội đã hút ròng lượng vốn lên tới 763 tỷ đồng trong tháng 5. Dòng vốn tập trung vào các quỹ mới thành lập như VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFIN Lead.
Tiếp nối đà hồi phục từ tháng 4, TTCK Việt Nam vừa trải qua tháng 5 đầy tích cực khi chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 12,4% lên 864,47 điểm và nằm trong top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới.
Đóng góp vào đà bứt phá trong thời gian qua không thể không nhắc đến vai trò của các quỹ ETFs nội, tiêu biểu là các quỹ mới thành lập khi liên tục thu hút dòng vốn, giúp củng cố xu hướng hồi phục của thị trường.
Trong tháng 5, SSIAM VNFIN Lead do SSIAM quản lý đã phát hành mới 20,5 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 190 tỷ đồng. Dù chỉ mới thành lập vào đầu năm nay nhưng SSIAM VNFIN Lead đã mau chóng thu hút được lượng vốn khá lớn và quy mô quỹ hiện vào khoảng 437 tỷ đồng.
Video đang HOT
Một quỹ ETF khác mới được thành lập là VFMVN Diamond ETF do VFM quản lý đã phát hành ròng 47,8 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 579 tỷ đồng trong tháng 5. Quy mô VFMVN Diamond ETF hiện lên tới gần 700 tỷ đồng, gấp khoảng 7 lần so với thời điểm thành lập cách đây không lâu.
Trong khi đó, quỹ ETF nội địa lớn nhất VFMVN30 ETF với quy mô gần 6.000 tỷ đồng đã bị rút ròng 500 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 6 tỷ đồng trong tháng 5. Quỹ SSIAM VNX50 ETF không có biến động về dòng vốn trong tháng.
Như vậy, các quỹ ETFs nội đã hút ròng lượng vốn lên tới 763 tỷ đồng trong tháng 5. Dòng vốn tập trung vào các quỹ mới thành lập như VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFIN Lead. Trong thời gian tới, SSIAM sẽ ra mắt thêm một quỹ ETF nữa sử dụng benchmark VN30 Index với quy mô tối thiểu 50 tỷ đồng.
Về phía các quỹ ETFs ngoại, xu hướng rút vốn có phần “hạ nhiệt” trong tháng 5 và thậm chí có quỹ đã hút vốn trở lại. Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) chỉ còn bị rút ròng lượng vốn 1,3 triệu USD trong tháng 5. Hiện quỹ dành khoảng 70% danh mục cho cổ phiếu Việt Nam. Tương tự, xu hướng rút vốn tại quỹ FTSE Vietnam ETF cũng giảm trong tháng 5, chỉ còn rút 2,8 triệu USD.
Quỹ ETF chuyên đầu tư vào các thị trường cận biên iShare MSCI Frontier 100 ETF bị rút ròng lượng vốn lên tới gần 16 triệu USD trong tháng 5. Tuy vậy, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục quỹ hiện chỉ khoảng 13%, do đó ước tính quỹ rút ròng khoảng 2 triệu USD khỏi thị trường Việt Nam trong tháng qua.
Ở chiều ngược lại, quỹ Premia MSCI Vietnam ETF đến từ HongKong đã hút ròng lượng vốn khoảng 180 nghìn USD trong tháng 5. Quy mô quỹ hiện khoảng 23 triệu USD và tập trung toàn bộ vào cổ phiếu Việt Nam.
Gần 14 tỷ vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam giữa đại dịch COVID-19
Trong 5 tháng đầu năm, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam đạt 13,89 tỷ USD, bằng 83% so với cùng kỳ năm 2019.
Giữa đại dịch COVID-19, gần 14 tỷ vốn FDI đổ vào Việt Nam. Ảnh minh hoạ
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) vừa công bố số vốn FDI vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm đạt 13,89 tỷ USD. Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế thế giới gần như "đóng băng" nhưng vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tại Việt Nam vẫn tăng hơn so với cùng kỳ các năm trước, với mức tăng 40,3% so với năm 2018, 11,5% so với năm 2017 và 36,7% so với năm 2016.
Cả nước có 1.212 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 7,44 tỷ USD, tăng 15,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đầu tư tăng là do trong 5 tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp GCNĐKĐT mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký mới. Dự án lớn đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,7 triệu USD năm 2019 lên 6,1 triệu USD trong năm 2020.
Bên cạnh đó, cả nước có 436 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 13,7% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 3,45 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn điều chỉnh trong 5 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp 2,99 tỷ USD, bằng 39,1% so với cùng kỳ. Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,85 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân trong 5 tháng đầu năm 2019. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, từ 45,7% trong 5 tháng năm 2019 xuống 21,5% trong 5 tháng năm 2020.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,88 tỷ USD, chiếm 49,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,92 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 945 triệu USD và 801 triệu USD.
Theo đối tác đầu tư, đã có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,31 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Thái Lan đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,45 tỷ USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... Nếu xét theo số lượng dự án thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 325 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 176 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 133 dự án, Hồng Kông đứng thứ tư với 113 dự án.
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư vào 57 tỉnh, thành phố, trong đó Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 01 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 13,9% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba với 1,6 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương...
Mặc dù giảm so với cùng kỳ, song tính chung trong 5 tháng đầu năm 2020, khu vực FDI vẫn xuất siêu 10,5 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 9,8 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 8,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 1,88 tỷ USD.
Giao dịch khối ngoại ngày 29/5: Khối ngoại mua mạnh chứng chỉ quỹ FUESSVFL Sau phiên mua ròng tích cực hôm qua (28/5), nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng trở lại với trạng thái bán ròng. Tuy nhiên, tâm điểm đáng chú ý là khối này đã mua ròng mạnh chứng chỉ quỹ FUESSVFL lên tới gần 12 triệu đơn vị, giá trị hơn 165 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua...