Các quỹ ETF khu vực cận biên (Frontier) bị rút vốn mạnh trong 9 tháng đầu năm
Thống kê từ đầu năm tới nay cho thấy các quỹ ETF khu vực cận biên có tỷ trọng đầu tư lớn vào Việt Nam đều bị rút vốn khá mạnh, lên tới hàng chục triệu USD mỗi quỹ.
Trong số các quỹ ETF đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, có 3 quỹ chuyên đầu tư vào nhóm các thị trường cận biên (Frontier Markets), bao gồm iShare MSCI Frontier 100 ETF, S&P Select Frontier ETF và Invesco Frontier Markets ETF.
Thống kê từ đầu năm tới nay cho thấy các quỹ ETF khu vực cận biên đều bị rút vốn khá mạnh. Cụ thể, iShare MSCI Frontier 100 ETF bị rút ròng 50,1 triệu USD, trong đó lượng bán ròng thị trường Việt Nam khoảng 6 triệu USD.
S&P Select Frontier ETF cũng bị rút ròng gần 15 triệu USD, trong đó tỷ trọng thị trường Việt Nam trong danh mục quỹ này lên tới 27%. Ước tính lượng bán ròng cổ phiếu Việt Nam của quỹ vào khoảng 4 triệu USD.
Một quỹ ETF chuyên đầu tư vào khu vực cận biên là Invesco Frontier Markets ETF cũng bị rút ròng 10 triệu USD trong những ngày đầu năm, trước khi chính thức dừng hoạt động vào ngày 14/2.
Không chỉ các quỹ ETF, các quỹ chủ động chuyên đầu tư vào khu vực cận biên (sử dụng benchmark MSCI Frontier Index) cũng có xu hướng rút ròng vốn mạnh từ đầu năm tới nay. Thống kê một số quỹ cận biên cho thấy quy mô đã giảm đáng kể so với thời điểm cuối tháng 2 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát. Cụ thể, quy mô quỹ Schroders Frontier Markets Fund tính tới cuối tháng 7 chỉ còn 582 triệu USD, giảm khoảng 400 triệu USD so với thời điểm cuối tháng 2.
Video đang HOT
Tương tự, các quỹ Coeli Frontier Markets Fund, T.Rowe Price Frontier Markets Fund đều giảm một nửa quy mô so với tháng 2 và hiện chỉ còn lần lượt 107 triệu USD và 117 triệu USD; Templeton Frontier Markets Fund cũng giảm 35% quy mô danh mục xuống 352 triệu USD.
Việc các quỹ Frontier có xu hướng rút vốn mạnh thời gian qua do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, qua đó làm giảm kỳ vọng tăng trưởng tại các thị trường cận biên. Ở chiều ngược lại, dòng vốn có xu hướng đổ vào các thị trường Developed Markets (thị trường phát triển), tiêu biểu là TTCK Mỹ, qua đó giúp các chỉ số S&P500, Nasdaq thiết lập đỉnh lịch sử bất chấp dịch bệnh. Bên cạnh đó, đà bứt phá của giá vàng cũng khiến dòng vốn đổ mạnh vào kênh này và phần nào khiến các thị trường Frontier trở nên kém hấp dẫn.
Trong khi các quỹ Frontier đang có xu hướng bị rút vốn thì các quỹ đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam đang hút vốn khá tốt thời gian gần đây, nổi bật trong đó là các quỹ do VFM quản lý như VFMVN30 ETF, VFMVN Diamond ETF hay VFMVFS với dòng vốn đổ vào mỗi quỹ lên tới cả nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, thời gian gần đây cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều quỹ ETF sử dụng tham chiếu là các bộ chỉ số do HoSE cung cấp như SSIAM VN30 ETF, SSAM VNFin Lead ETF, VinaCapital VN100 ETF, MAMF VN30 ETF, qua đó giúp thu hút dòng tiền vào thị trường.
SSIAM dự kiến huy động 4.000 tỷ đồng cho các quỹ ETF và PE
SSIAM có kế hoạch huy động 2.000 tỷ đồng cho quỹ VNFIN Lead và SSIAM VN30.
Công ty cũng dự kiến huy động đến 2.000 tỷ đồng cho quỹ PE thứ 3 và triển khai quỹ hưu trí tự nguyện.
Huy động 2.000 tỷ đồng cho 2 quỹ ETF mới
Trong báo cáo thường niên năm 2019, Công ty TNHH Quản Lý Quỹ SSI (SSIAM) có tổng tài sản quản lý đạt 4.591 tỷ đồng cuối năm 2019. Trong đó danh mục quản lý quỹ đầu tư chiếm 3.026 tỷ đồng, còn lại đến từ quản lý tài sản cho các tổ chức và cá nhân khác.
Quy mô tổng tài sản quản lý của SSI cuối năm 2019.
Năm 2019, công ty nhận thấy tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư châu Âu về thị trường tài chính ở các thị trường mới nổi đã khiến họ rút ròng khá nhiều từ 2 quỹ SSIAM SIF và SSIAM UCITS trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, tâm lý của các nhà đầu tư trong nước cũng không nhiều tích cực khi cân nhắc lựa chọn những kênh đầu tư thận trọng hơn như trái phiếu hoặc tiết kiệm ngân hàng.
Nắm bắt nhu cầu đầu tư vào chỉ số thị trường và chỉ số ngành, SSIAM đã triển khai quỹ hoán đổi danh mục (ETF) mô phỏng chỉ số dẫn đầu ngành tài chính Việt Nam (VNFIN Lead) và chính thức đi vào hoạt động cuối tháng 2 vừa qua.
Song song đó, công ty quỹ nội địa còn chuẩn bị thành lập quỹ ETF SSIAM VN30 mô phỏng chỉ số VN30. Dự kiến quỹ ETF SSIAM VN30 sẽ đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2020. Tổng quy mô dự kiến của 2 quỹ ETF mới thành lập là trên 2.000 tỷ đồng.
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đã giới thiệu 3 bộ chỉ số đầu tư mới bao gồm VNFIN Lead, VNFIN Select và VN Diamond. Các bộ chỉ số mới đang thu hút nhiều sự quan tâm, SSIAM cho rằng dòng vốn ngoại sẽ đổ nhiều hơn vào thị trường thông qua các quỹ ETF mới do các công ty hàng đầu như SSIAM, VFM, VinaCapital, Bảo Việt thực hiện quản lý.
"Tổng tài sản các quỹ ETF phân bổ vào thị trường Việt Nam hiện tại vẫn còn rất nhỏ (khoảng 1 tỷ USD) so với quy mô 37 tỷ USD ở các quỹ đầu tư chủ động của toàn bộ nhóm nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, hình thức đầu tư này vẫn còn rất nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam", báo cáo của SSIAM viết.
Đầu tư quỹ PE và triển khai quỹ hưu trí tự nguyện
Không chỉ tập trung cho các quỹ ETF, SSIAM và Daiwa dự kiến tiếp tục huy động quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân (PE) thứ 3. Vòng huy động vốn đầu tiên của quỹ Daiwa SSIAM III sẽ kết thúc vào tháng 6 tới với quy mô dự kiến gần 1.000 tỷ đồng. SSIAM dự kiến sẽ huy động tổng cộng hơn 2.000 tỷ đồng cho quỹ PE thứ 3 này.
Hơn thế nữa, công ty quản lý quỹ còn nhận thấy tiềm năng của sản phẩm quỹ hưu trí tự nguyện. SSIAM đang nghiên cứu, làm việc với các đối tác trên thị trường để chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm này. Đầu năm 2020, công ty đã được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quỹ hưu trí tự nguyện.
Các loại hình quỹ đầu tư SSIAM đã và dự kiến triển khai.
Năm 2019, công ty quỹ nội địa ghi nhận tổng doanh thu đạt gần 100 tỷ đồng, tăng 10% dù một số quỹ thành viên bị rút ròng. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 56,4 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2018.
SSIAM tiếp tục duy trì ổn định mảng khách hàng tổ chức, trong khi danh mục quản lý cho khác hàng cá nhân giảm trong năm 2019 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 5% tổng tài sản. Công ty quỹ tin rằng dòng vốn từ nhà đầu tư cá nhân vẫn đang trong trạng thái chờ những thông tin tích cực như nâng hạng thị trường, các chính sách bảo vệ và hỗ trợ nhà đầu tư, giao dịch T 0, mở room nước ngoài cho các ngành nghề hạn chế... để quay trở lại trong thời gian tới.
Huy Lê
V.N.M và FTSE ETF bị rút ròng gần 50 triệu USD trong quý I Giá trị dòng vốn ETF rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên tại khu vực Đông Nam Á đạt 283 triệu USD trong quý I. Giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ của các quỹ ETF ngoại giảm trung bình 29% Các ETF thu hẹp quy mô tại các thị trường Đông Nam Á Theo tính toán...