Các quỹ đầu tư toàn cầu đổ thêm tiền vào Trung Quốc khi Covid-19 hoành hành khắp thế giới
Khi chứng khoán Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 3 năm hồi tháng 3, chứng khoán Trung Quốc lại trở thành điểm đến cho nhiều quỹ đầu tư nước ngoài.
Sóng gió thị trường được kích hoạt bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến vốn ngoại đổ vào chứng khoán Trung Quốc. Thậm chí, một số chiến lược gia coi đây là một phần của xu hướng đầu tư dài hạn.
“Chúng tôi phát hiện ra nhiều quỹ ngoại đang phân bổ lại tài sản trong tình trạng hỗn loạn hiện nay. Tìm đường đầu tư sang Trung Quốc là xu hướng đang gia tăng”, Todd Willits, chuyên gia cấp cao về dòng vốn tại EPFR, cho biết.
Khi chứng khoán Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 3 năm vào tháng 3, hơn 800 quỹ toàn cầu quản lý gần 2.000 tỷ USD đã phân bổ danh mục sang chứng khoán Trung Quốc.
Chính thức có tên Covid-19, đại dịch toàn cầu lần đầu xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc. Nó đã khiến hơn 4.600 người chết tại Trung Quốc và khoảng gần 300.000 người trên toàn thế giới. Trong nỗ lực để ngăn chặn đại dịch lây lan, nhiều quốc gia đã phong tỏa cả đất nước và hạn chế các hoạt động kinh doanh. Đó là lý do khiến thị trường tài chính sôi sục vì lo ngại suy thoái kinh tế kìm hãm các nhà đầu tư.
Mặc dù chứng khoán Mỹ đã phục hồi ở mức đáng kể từ đáy hồi tháng 4, chứng khoán Trung Quốc vẫn làm tốt hơn. Shanghai composite hiện chỉ giảm 5,2%, chưa bằng một nửa so với mức 11,1% của S&P 500 tính đến cuối phiên giao dịch ngày 12/5.
Video đang HOT
Dữ liệu EPFR cho thấy các quỹ đầu tư chuyên dụng của Trung Quốc, những tuần gần đây, đã bán để đáp ứng nhu cầu tiền mặt của khách hàng. Tuy nhiên, nó dường như chỉ là dấu hiệu về dòng tiền tạm thời. EPFR cho biết các quỹ đầu tư ở một số khu vực đang phân bổ lại nguồn lực để đầu tư cho Trung Quốc từ những thị trường khác.
Đối với các quỹ đầu tư tập trung vào cổ phiếu thị trường mới nổi, phân bổ trung bình cho Trung Quốc là 34%. Trong khi đó, đối với các quỹ đầu tư chứng khoán châu Á trừ Nhật Bản, phân bổ cho thị trường Trung Quốc là 38%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Mỹ đang gây áp lực để hạn chế đầu tư từ nước này vào các công ty Trung Quốc. Thêm vào đó, cú sập của Luckin Coffee với bê bối xào nấu số liệu tiếp tục gây ra những tổn thương với hoạt động đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc.
Hôm 8/5, Kingsoft Cloud đã trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên IPO ở Mỹ sau bê bối của Luckin. Cổ phiếu của Kingsoft Cloud đã tăng hơn 40% trong 3 ngày giao dịch và công ty điện toán đám mây này đã được định giá ở mức 5 tỷ USD. J.P. Morgan, UBS, Credit Suisse và CICC là những cái tên đứng sau thương vụ IPO này.
Để hạn chế rủi ro từ căng thẳng Mỹ-Trung với những cổ phiếu Trung Quốc được niêm yết tại New York, các chiến lược gia của Morgan Stanley cho biết trong khuyến nghị ngày 6/5 rằng họ thích mua cổ phiếu A của Trung Quốc hơn các loại được niêm yết tại Mỹ. Cổ phiếu A là cổ phiếu được định giá bằng đồng tệ của các công ty Trung Quốc, được niêm yết trên các sang giao dịch ở Thượng Hải và Thâm Quyến.
Hiện tại, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đại lục vẫn chiếm một phần rất nhỏ trong toàn bộ vốn hóa thị trường. Một phần của điều này bắt nguồn từ những hạn chế mà Trung Quốc áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cổ phiếu A đang dần trở thành một phần của danh mục đầu tư toàn cầu, đặc biệt là sau khi MSCI công bố chứng khoán Trung Quốc đại lục sẽ sớm lọt vào danh sách thị trường mới nổi năm 2018.
Đối với Justin Leverenz, trưởng nhóm quản lý danh mục đầu tư cao cấp ở các thị trường mới nổi tại Invesco, New York, nhận định, chứng khoán Trung Quốc đại diện cho cơ hội mới tiếp theo. Chăm sóc sức khỏe và công nghệ là thế mạnh. Ngoài ra, việc sớm kiểm soát Covid-19 so với các nền kinh tế lớn khác mang đến thêm cơ hội.
“Mỗi thập kỷ, chúng ta lại có một thị trường tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực nào đó. Trong quá khứ, công nghệ ở Mỹ và chứng khoán ở Nhật Bản là ví dụ. Trung Quốc hiện nay, dù đang tăng trưởng thấp hơn so với trước đây, nhưng sẽ chiếm ưu thế và là động lực tăng trưởng chính trong 10 năm tới”, Leverenz nhận định.
Không chỉ nhà đầu tư nhỏ lẻ, hầu hết các quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nam đều thua lỗ trên 30% trong quý 1/2020
Do đặc điểm "đi tiền lớn" nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong quý 1 đã ảnh hưởng trầm trọng tới nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kết thúc quý 1/2020, chỉ số VN-Index dừng tại 662,53 điểm, tương ứng mức giảm 31,06% so với đầu năm, đánh dấu quý "tồi tệ" nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tới nay.
Diễn biến kém tích cực của thị trường thời gian qua khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ và các quỹ đầu tư chuyên nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng. Thống kê cho thấy hầu hết các quỹ lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều ghi nhận hiệu suất âm từ 30% trở lên.
Quỹ ngoại quy mô hàng đầu thị trường Việt Nam Dragon Capital VEIL ghi nhận hiệu suất quý 1 âm 34,36% và là quỹ có hiệu suất thấp gần nhất trong số các quỹ được chúng tôi thống kê.
Không khá hơn là bao, các quỹ lớn như KIM Vietnam Growth Securities, JPMorgan VOF, VNM ETF, Yurie Vietnam Alpha Securities...cũng đều có hiệu suất quý 1 âm quanh ngưỡng 30%. Đây là mức giảm tương đương với VN-Index và VN30 Index.
Do đặc điểm "đi tiền lớn" nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Quỹ đầu tư hiệu quả nhất quý 1 là VOF VinaCapital khi NAV/Shares chỉ âm 20,88%, thấp hơn nhiều mức giảm hơn 30% của VN-Index và VN30 Index. Nguyên nhân VOF VinaCapital "chiến thắng" thị trường đến từ việc thời gian gần đây quỹ phân bổ danh mục sang trái phiếu, cũng như đầu tư vào các công ty tư nhân chưa niêm yết (Private Equity), qua đó giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán tới danh mục. Báo cáo cuối tháng 2/2020 cho biết tỷ trọng trái phiếu, Private Equity trong danh mục VOF VinaCapital vào khoảng 25%, trong khi tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, Upcom gần 75%.
Một quỹ "chiến thắng" thị trường khác là VFMVF1 do VFM quản lý với hiệu suất quý 1 âm 27,22%, thấp hơn mức giảm của VN-Index và VN30 Index. Tương tự như VOF VinaCapital, danh mục của VFMVF1 cũng có khoảng 16% chứng khoán nợ (trái phiếu), điều này giúp quỹ ít chịu ảnh hưởng từ thị trường chung hơn so với các quỹ 100% cổ phiếu.
Trái với diễn biến kém tích cực của các quỹ cổ phiếu, các quỹ đầu tư trái phiếu tiếp tục duy trì lợi nhuận tương đối ổn định trong quý 1.
Nổi bật nhất trong các quỹ trái phiếu phải kể tới BVBF của Bảo Việt Fund khi có mức tăng trưởng lên tới 5,8% trong quý 1/2020. Trong khi đó, các quỹ khác như VCBF, VNDBF, VFMVFB, TCBF có mức tăng trưởng trong khoảng 1,7% - 2% trong quý 1.
Có thành tích "tệ" nhất trong các quỹ trái phiếu là SSIBF của SSIAM khi tăng trưởng quý 1 là âm 1,5%. Việc quỹ trái phiếu này có hiệu suất âm do quỹ vẫn đầu tư một phần vào cổ phiếu. Theo báo cáo SSIBF, quỹ hiện đang phân bổ khoảng 12,5% vào cổ phiếu và 81,32% vào tài sản có thu nhập cố định.
Minh Anh
Tianhong AM - quỹ đầu tư khổng lồ của Jack Ma sắp rót vốn vào TTCK Việt Nam Tianhong đã huy động thành công 28,9 triệu USD để lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam.Tianhong đang muốn giảm phụ thuộc vào quỹ tiền tệ Yu'ebao bằng các sản phẩm đầu tư ra nước ngoài. Tianhong AM được kiểm soát bởi Ant Financial, một nhánh của của Alibaba Group. Tianhong AM sẽ đầu tư vào chứng khoán Việt Nam Tianhong Asset...