Các quỹ đầu tư đang đổ tiền vào Bitcoin
99% giao dịch trên mạng lưới Bitcoin là các lệnh mua, bán có khối lượng trên 100.000 USD. Các quỹ đầu tư lớn đánh giá tiền số là loại tài sản cần đầu tư.
Theo báo cáo từ IntoTheBlock, 99% giao dịch Bitcoin ( BTC) là những đợt mua bán với khối lượng trên 100.000 USD. Các giao dịch lớn dần chiếm ưu thế trên mạng lưới Bitcoin từ đầu năm 2021. Ngoài ra, một lượng BTC trị giá 1,2 tỷ USD đã được rút khỏi sàn giao dịch Coinbase, theo số liệu từ Glassnode.
Tài liệu từ IntoTheBlock cũng cho biết thêm dù bối cảnh thị trường đang ảm đạm, số lượng ví nắm giữ Bitcoin đang tăng lên vùng đỉnh. Gần 40 triệu ví đang có số dư BTC lớn hơn 0.
Giao dịch khối lượng lớn chiếm xu thế trên mạng lưới Bitcoin.
Các thợ đào ngày càng nắm giữ ít BTC. Điều này khiến họ ít có khả năng gây ảnh hưởng mạnh đến thị trường. Theo IntoTheBlock, áp lực từ độ khó trong quá trình khai thác kết hợp với giá của BTC giảm mạnh và đi ngang trong thời gian dài khiến các thợ đào phải chốt lời.
Ngược lại, giá BTC giảm không hề khiến các quỹ đầu tư ngừng chú tâm vào thị trường tiền số, theo IntoTheBlock. Các quỹ đầu tư lớn đang áp đảo về khối lượng giao dịch Bitcoin kể từ quý 3 năm 2020.
Bên cạnh thông tin từ IntoTheBlock, Glassnode, một nền tảng cung cấp dữ liệu trên chuỗi (on-chain) cũng cho biết 31.130 Bitcoin đã được rút khỏi sàn giao dịch Coinbase trong tuần trước. Đây là lượng BTC lớn nhất được rút ra trong một tuần kể từ năm 2017.
Video đang HOT
“Đây là xu hướng trên sàn Coinbase trong 2 năm qua. Khách hàng chính của sàn này là các quỹ và công ty lớn. Vì thế đây là tín hiệu cho thấy nhiều quỹ đầu tư đang nhìn nhận và đầu tư nghiêm túc vào Bitcoin”, Glassnode chia sẻ trong tài liệu công bố vào đầu tuần.
Lượng BTC rút khỏi sàn Coinbase lớn tương đương với giai đoạn tháng 5-7/2021.
Danh sách các quỹ lớn tham gia đầu tư vào tiền mã hoá ngày một dài hơn.
Theo WSJ, các quỹ đầu tư mạo hiểm (hedge fund) so sánh tiền mã hoá có nhiều điểm tương đồng với cổ phiếu. “Nhiều quỹ đầu tư đang xem tiền số là loại tài sản cần đầu tư bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và hàng hoá. Thị trường này đã phát triển hoàn thiện”, Robert Bogucki, Giám đốc bộ phận đầu tư tại quỹ Galaxy Digital chia sẻ.
Theo ông Bogucki, các quỹ đầu tư mạo hiểm thường tập trung vào phân tích giá và xu hướng để ra quyết định mua hay bán tiền số. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư hạn chế bán khống (short) tiền mã hoá do thị trường này biến động nhanh có thể khiến họ thua lỗ nặng.
Các quỹ đầu tư khác như Jane Street tại New York, Mỹ cho biết nhiều quỹ đầu tư lớn đang nhắm đến thị trường blockchain. “Lượng lớn khách hàng của chúng tôi là các quỹ đang tiếp tục đổ tiền”, Mina Nguyen, trưởng bộ phận phân tích chiến lược tại Jane Street chia sẻ.
Một số mô hình quỹ khác như phong cách đầu tư sử dụng số liệu đã đem lại hiệu quả cao. Quỹ đầu tư Alameda Research, một bộ phận của sàn giao dịch FTX nổi tiếng với lối đầu tư theo số liệu và máy tính. Đây cũng là quỹ hàng đầu thị trường tiền số.
Lượng Bitcoin thợ đào nắm giữ thấp chưa từng thấy
Trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa ngày một phát triển, dường như vị thế của những thợ khai thác đang bị thu hẹp.
Theo trang tin Finbold, lượng Bitcoin của tất cả thợ đào tiền mã hóa trên toàn thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010, đạt tổng cộng 1,95 triệu BTC.
"Vai trò của những thợ đào tiền mã hóa đang ngày càng bị thu hẹp, số lượng BTC mà họ nắm giữ đã đạt mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, hashrate ( đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của các thiết bị đào tiền mã hóa) của Bitcoin lại đang ở mức cao kỷ lục.
Những vấn đề này gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của những thợ đào, dẫn đến việc họ phải bán một phần Bitcoin để trang trải chi phí hoạt động", nền tảng nghiên cứu thị trường tiền mã hóa IntoTheBlock chia sẻ trong một bài đăng trên Twitter hôm 11/3.
Lượng Bitcoin các thợ đào nắm giữ đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2010
Theo Finbold, những lý do chính khiến thợ đào Bitcoin gặp khó khăn bao gồm cuộc đàn áp khai thác của Trung Quốc, tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu, môi trường ngày một cạnh tranh hơn và các vấn đề về biến đổi khí hậu. Những khó khăn trên đã buộc các công ty và thợ đào phải bán một phần tài sản của họ chỉ để đảm bảo sự ổn định cho hoạt động khai thác.
Tuy nhiên, tại Malaysia, các thợ đào vẫn đang hoạt động tích cực.
Bất chấp việc số lượng BTC do những thợ đào nắm giữ đạt mức thấp kỷ lục, công việc khai thác Bitcoin tại Malaysia dường như không hề dao động. Trên thực tế, quốc gia này đang phải đối mặt với vấn nạn trộm cắp điện để khai thác Bitcoin ngày càng gia tăng.
Cảnh sát Malaysia phá hủy hơn 1000 máy đào Bitcoin hồi tháng 7/2021.
Theo báo cáo của Finbold, một công ty dịch vụ của Malaysia đã buộc phải tìm ra các phương pháp mới để giải quyết vấn đề trên. Trong năm 2021, công ty đã ghi nhận 7.209 trường hợp đấu nối điện bất hợp pháp, tăng gần 12 lần so với 610 trường hợp của năm 2018.
Từ năm 2018 - 2021, tổng lượng điện mà các thợ đào sử dụng trái phép tại quốc gia này đã lên tới 550 triệu USD.
Hôm 11/3, thị trường đã ghi nhận mức tăng đột biến của Bitcoin khi đồng tiền này vượt qua mốc 40.000 USD. Ở thời điểm hiện tại, giá Bitcoin đang ổn định ở mức 39.000 USD.
Theo dữ liệu của CoinMarketCap, tuần trước, tổng vốn hóa thị trường của Bitcoin đã đạt mức 743 tỷ USD.
Nếu 12 năm trước cầm 1 USD mua Bitcoin, giờ nhà đầu tư có thể lọt top bao nhiêu % người giàu nhất Việt Nam? Trong suốt thời gian tồn tại hơn 1 thập kỷ, Bitcoin đã được giới đầu tư biết đến và đầu tư vào nhiều hơn. Thậm chí, Bitcoin được nhiều nhà đầu tư xem như "vàng kỹ thuật số". Với mức độ phủ sóng mạnh mẽ như vậy, một nhà đầu tư sẽ kiếm được bao nhiêu tiền nếu đầu tư vào Bitcoin từ...