Các quốc gia đã chi bao nhiêu cho vũ khí hạt nhân trong năm 2021?
Chín quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân trên thế giới đã chi tổng cộng 82,4 tỉ USD để nâng cấp vũ khí nguyên tử của họ trong năm 2021, nhiều hơn 8% so với năm trước đó.
Trang Al Jazeera dẫn báo cáo chi tiêu vũ khí hạt nhân toàn cầu do Tổ chức quốc tế vận động bãi bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) công bố ngày 14/6 cho biết Mỹ đứng đầu danh sách chi tiêu hạt nhân năm 2021, chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu toàn cầu (với 44,2 tỉ USD). Đứng ở vị trí thứ hai là Trung Quốc, nhưng với khoản chi thấp hơn nhiều so với Mỹ, (11,7 USD. Tiếp đó là Nga (8,6 tỉ USD), Anh (6,8 tỉ USD), Pháp (5,9 tỉ USD), Ấn Độ (2,3 tỉ USD), Israel (1,2 tỉ USD).
ICAN ước tính Triều Tiên đã chi 642 triệu USD cho vũ khí hạt nhân vào năm 2021, ngay cả khi nền kinh tế của nước này gặp khó khăn dưới các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và biện pháp đóng cửa biên giới để phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn là nước chi tiêu thấp nhất cho vũ khí hạt nhân trong số 9 quốc gia sở hữu loại vũ khí này. Chi tiêu cho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên chỉ bằng một nửa quốc gia xếp ngay trên là Pakistan (với 1,1 tỉ USD).
Video đang HOT
“Nhóm các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã chi một số tiền không đáng có cho loại vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp trong năm 2021, trong bối cảnh phần lớn các quốc gia trên thế giới đều ủng hộ lệnh cấm vũ khí hạt nhân toàn cầu”, ICAN cho biết trong báo cáo. Theo ICAN, khoản chi này đã không thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh ở châu Âu và làm lãng phí các nguồn lực quý giá, có thể được sử dụng hiệu quả hơn để giải quyết các thách thức an ninh hiện tại, hoặc đối phó với đại dịch toàn cầu vẫn đang hoành hành. Chu kỳ tiêu xài hoang phí này cần phải chấm dứt.
ICAN cũng lưu ý rằng các nhà sản xuất vũ khí hạt nhân cũng đã chi hàng triệu USD để vận động hành lang quốc phòng. Mỗi 1 USD chi cho vận động hành lang dẫn đến khoản chi trung bình 256 USD cho các hợp đồng mới liên quan đến vũ khí hạt nhân.
Báo cáo cho biết: “Việc trao đổi tiền bạc và ảnh hưởng – từ các quốc gia, doanh nghiệp, đến những người vận động hành lang và các tổ chức tư vấn – sẽ giúp duy trì một kho vũ khí hủy diệt thảm khốc trên toàn cầu”.
Hôm 13/6, Cơ quan Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cảnh báo rằng tất cả 9 quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang gia tăng hoặc nâng cấp kho vũ khí của họ. Điều đó có thể dẫn tới nguy cơ loại vũ khí này có thể được triển khai cao hơn bất cứ thời điểm nào kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Bình Nhưỡng đã rời khỏi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sau khi cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump không đạt được kết quả vào năm 2019. Quốc gia này đã thực hiện một số vụ phóng tên lửa kỷ lục trong năm nay. Có những lo ngại rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho các vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
Không có xác nhận chính thức nào về khoản ngân sách Triều Tiên đầu tư cho vũ khí hạt nhân hay quy mô kho vũ khí của nước này. Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên công bố vào tuần này, SIPRI ước tính Bình Nhưỡng có thể sở hữu 20 đầu đạn hạt nhân và có thể đủ vật liệu phân hạch cho 45-55 thiết bị hạt nhân. Cơ quan này cũng nhận định chương trình vũ khí hạt nhân vẫn đóng vai trò trung tâm trong chiến lược an ninh quốc gia của nước này.
Trung Quốc công bố lập trường về vấn đề phát triển hạt nhân
Theo hãng tin Reuters của Anh, ngày 12/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển vũ khí hạt nhân mới, song khẳng định nước này sẽ chỉ sử dụng với mục đích phòng vệ và sẽ không bao giờ là bên sử dụng vũ khí này trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2022 ở Singapore ngày 12/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước các phái đoàn tham dự Đối thoại Shangri-La 2022 ở Singapore, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa nhấn mạnh Trung Quốc luôn theo đuổi con đường phù hợp nhằm phát triển năng lực hạt nhân để bảo vệ đất nước. Ông nêu rõ Trung Quốc đã phát triển các năng lực trong 5 thập kỷ và nhờ đó đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Chính sách của Trung Quốc là nhất quán và Bắc Kinh sẽ sử dụng năng lực hạt nhân để phòng vệ. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
Về vấn đề Đài Loan, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa khẳng định lập trường của Trung Quốc là sẽ kiên quyết duy trì sự thống nhất của đất nước. Trong quan hệ với Mỹ, ông kêu gọi xây dựng quan hệ song phương ổn định.
Bên lề Đối thoại Shangri-La 2022, ngày 10/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã có cuộc hội đàm trực tiếp. Bộ trưởng Austin đã nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì các kênh liên lạc đầy đủ với các quan chức quốc phòng Trung Quốc để tránh những tính toán sai lầm.
Đối thoại Shangri-La là hội nghị an ninh hàng đầu châu Á, quy tụ các quan chức quốc phòng - an ninh, ngoại giao, các chuyên gia nghiên cứu,... trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh từ trên nhiều nước và vùng lãnh thổ tham dự.
Điều khủng khiếp không ai mong muốn nếu kho vũ khí hạt nhân trên thế giới cùng phát nổ Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí có sức hủy diệt cực lớn. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, vũ khí này có khả năng san bằng toàn bộ các thành phố và kết thúc nền văn minh nhân loại. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả vũ khí hạt nhân trên thế giới cùng lúc được...