‘Các quốc gia ASEAN sẽ tăng cường liên minh chống Trung Quốc’
“Cả tôi và Chủ tịch Tập Cận Bình không làm bạn với nhau để chống lại bất cứ ai. Nga có mối quan hệ riêng với Nhật Bản, Trung Quốc có mối quan hệ của họ”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga và Trung Quốc không làm bạn với nhau để chống lại bất kỳ ai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bô như vây tại cuộc gặp với lãnh đạo các hãng thông tin hàng đầu thế giới tại St Petersburg, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
“Cả tôi và Chủ tịch Tập Cận Bình không làm bạn với nhau đê chống lại bất cứ ai. Nga có mối quan hệ riêng với Nhật Bản, Trung Quốc có mối quan hệ của họ”, ông Putin đã nói như vây khi trả lời câu hỏi từ các đại diện truyền thông Nhật Bản.
Ông Putin nhân mạnh, tuyệt đối phản tác dụng khi đối chiếu các mối quan hệ của Nga và bất cứ quốc gia, kể cả Trung Quốc, với sự phát triển quan hệ với các nước thứ ba.
Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông thuộc Khoa Đông phương học Đại học Quốc gia Saint Pererburg, nhân định rằng, những lời nói này của Tổng thống Nga cũng áp dụng được cho các mối quan hệ Nga – Trung Quốc – Việt Nam: “Sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc, hai nước lớn nhất thế giới có cách tiếp cận chung vê phần lớn các vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta, là một trong những nền tảng của việc xây dựng trât tự thế giới an toàn hơn và công bằng hơn. Phần nhiêu nhờ sự tham gia của Nga và Trung Quốc vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, có thê đảm bảo sự phát triển bền vững của các quôc gia Trung Á. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Nga, hai nước đang thực hiện các đê án đầu tư chung quy mô lớn.
Với Việt Nam, Nga cũng đã thiêt lâp quan hệ đôi tác chiến lược toàn diện. Đôi với Nga, Việt Nam là cửa ngõ vào Đông Nam Á, sự hỗ trợ của ASEAN. Hai nước đang phát triển quan hê thương mại và hợp tác đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự – kỹ thuật và năng lượng.
Video đang HOT
Cần lưu ý rằng, đôi với Việt Nam, Trung Quốc cũng là một trong những đối tác thương mại lớn nhât, Bắc Kinh và Hà Nội hợp tác chặt chẽ ở cấp nhà nước và đảng”.
Tât nhiên, Moscow rât lo lắng trước những diên biên có thê xảy ra từ cuôc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai đối tác chiến lược chính của Nga ở miền Đông Bắc và Đông Nam Á.
Viêc đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây ra làn sóng biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt ở các nước khác.
Theo Giáo sư Kolotov, trong tương lai, hành đông này của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Philippines, Malaysia và Brunei, điêu đó cũng sẽ gây ra phản ứng chống Trung Quốc và chắc sẽ không tác động tích cực đến hình ảnh của Trung Quốc và thái đô đôi với đường lôi chính trị của Bắc Kinh ở các quốc gia láng giềng.
Các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không chấp dự án của Trung Quôc đôc quyên khai thác tài nguyên của Biển Đông. Đặc biệt là, những chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý cho việc này rất đáng nghi ngờ.
Các quôc gia vừa và nhỏ trong khu vực khó có thê đối phó với Trung Quốc, kêt quả là sẽ tăng cường liên minh chống Trung Quốc trong ASEAN, và liên minh này sẽ tìm kiếm các đối tác trên trường quốc tế.
Ở đây trước hết nói vê Hoa Kỳ, nước này sẵn sàng hỗ trợ tâm trạng chống Trung Quốc ở các nước vừa và nhỏ trong khu vực. Đên nay, Mỹ đã triên khai hê thông phòng thủ chông tên lửa trên lãnh thô từ Nhật Bản đến Úc.
Hê thông này không nhằm chống lại Bắc Triều Tiên như Mỹ tuyên bố mà nhằm chông lại Bắc Kinh. Trong điêu kiên hiên nay, sự hiện diện của Mỹ sẽ gia tăng, họ sẽ tăng cường hợp tác quân sự – kỹ thuật với các nước vừa và nhỏ trong khu vực.
Sự leo thang mới của cuộc xung đột có thể dẫn đến kịch bản được mô tả trong tác phâm nổi tiếng của Samuel Huntington “Cuộc chiến giữa các nền văn minh” (Clash of Civilizations) xuất bản trong năm 1996.
Tác phâm này mô tả kịch bản lôi cuôn Trung Quốc vào cuộc xung đột ở Đông Nam Á, và diên biên sự kiên dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ ba phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ. Bây giờ Mỹ muôn lôi cuôn Trung Quốc vào cuộc xung đột trên Biển Đông để làm suy yếu “người khổng lồ châu Á”.
Lôi thoát duy nhât khỏi cuộc xung đột này là bắt đâu cuôc đàm phán có chú ý đên lợi ích của tất cả các bên. Hai quôc gia chủ quyền – Trung Quốc và Việt Nam – có đủ khả năng giảm nhiêt trong sự đối đầu và tìm lối thoát. Cần phải thê hiên ý chí chính trị và nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, tờ Tiếng nói nước Nga nhìn nhận.
Theo Xahoi
Triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc phản đối xâm hại ngư dân Việt Nam
Phía Việt Nam ngày 27/5 đã triệu đại diện Đại sứ quán TQ tại Hà Nội trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc gây thiệt hại về người và của đối với tàu cá, ngư dân Việt Nam.
Triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc phản đối xâm hại ngư dân Việt Nam
Ngày 27/5, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối tàu Trung Quốc gây thiệt hại về người và của đối với tàu cá Việt Nam.
Cùng ngày, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên Việt Nam và quốc tế về phản ứng của Việt Nam trước các vụ việc tàu Trung Quốc xua đuổi, khống chế và gây thiệt hại về người và của đối với ngư dân Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: "Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiếp tục làm phức tạp tình hình trên Biển Đông.
Ông Lê Hải Bình khẳng định: "Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế đồng thời xử lý nghiêm những người có liên quan, không để tái diễn những hành động tương tự và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam.
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, từ đầu tháng 5/2014, nhiều tàu cá của Việt Nam đã bị các tàu của Trung Quốc liên tục khống chế, xua đuổi, gây thiệt hại về tài sản. Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng Trung Quốc đã có những hành vi đánh đập, gây thương tích, đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam.
Cụ thể, ngày 7/5/2014, tại khu vực có tọa độ 16o50&'N-112o49&'E (cách Bắc Tây Bắc đảo Linh Côn, quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 hải lý), tàu cá của Quảng Ngãi số hiệu QNg 96416 TS cùng 16 ngư dân, đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 1241 bắn đạn lửa; dùng vòi rồng phun nước; dùng búa, chai lọ, bu lông ném sang tàu; dùng câu liêm cắt đứt dây và hệ thống liên lạc, định vị. Sau đó, thêm 1 tàu ngư chính Trung Quốc chưa rõ số hiệu đã khống chế, đâm thẳng vào tàu gây vỡ mạn phải và toàn bộ kính ca bin, hỏng nhiều thiết bị và tài sản trên tàu. Thiệt hại ước tính khoảng 890 triệu đồng.
Vào lúc 23h ngày 16/5, tàu cá của Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90205 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực có tọa độ 16o55&'N-112o21&'E, gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã bị tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 306 chạy đến khống chế. Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng của Trung Quốc đã lên tàu cá đập phá hầu hết tài sản trên tàu, đánh và gây thương tích nặng đối với 2 ngư dân Việt Nam tên là Nguyễn Huyền Lê Anh và Nguyễn Tấn Hải của tàu cá nói trên..
Ngày 17/5, tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96011 TS cùng 13 ngư dân khi đang hoạt động tại khu vực có tọa độ 15o16&'N-111o18&'E, cách đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 31 hải lý, đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 21102, khống chế, lấy đi một số tài sản và ngư lưới cụ. Thiệt hại ước tính khoảng 50 triệu đồng.
Gần đây nhất, vào lúc 16h ngày 26/5, tại khu vực có tọa độ 15o16'42"N-111o01'30"E, ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 TS cùng 10 ngư dân trên tàu đã bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 đã đâm chìm. Hiện 10 ngư dân đã được lực lượng kiểm ngư, Cảnh sát biển cứu vớt và đưa lên tàu an toàn.
Theo Xahoi
Tình hình biển Đông sáng 28/5: Trung Quốc di chuyển giàn khoan 25 hải lý trong vùng lãnh hải Việt Nam TQ đã cho di dời giàn khoan HD 981 phía về đông nam đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình biển Đông sáng 28/5: Trung Quốc di chuyển giàn khoan 25 hải lý trong vùng lãnh hải Việt Nam Giàn khoan Hải Dương 981 được hai...