Các quan chức ngoại giao cấp cao Hàn-Mỹ điện đàm sau khi đường dây nóng liên Triều được khôi phục
Các quan chức ngoại giao cấp cao của Hàn Quốc và Mỹ ngày 29/7 đã tiến hành điện đàm sau khi đường dây liên lạc liên Triều được khôi phục, làm dấy lên hy vọng nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Hàn Quốc Choi Jong-kun (phải) và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (trái). Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Choi Jong-kun và Đặc phái viên hàng đầu của Seoul về vấn đề hạt nhân, ông Noh Kyu-duk, đã có các cuộc điện đàm riêng với người đồng cấp Mỹ là bà Wendy Sherman và ông Sung Kim, để thảo luận về sự hợp tác nhằm đạt được tiến bộ “thực chất” trong các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong các cuộc điện đàm, ông Choi và ông Noh cho rằng nỗ lực tiếp tục đối thoại và gắn kết với Triều Tiên là rất quan trọng sau khi khôi phục các đường dây liên lạc. Về phần mình, các quan chức Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với đối thoại liên Triều, lưu ý họ coi việc kích hoạt lại các đường dây liên lạc là một “diễn biến tốt”.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra thông cáo báo chí cho biết: “Hai bên nhất trí tiếp tục liên lạc chặt chẽ về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên dựa trên các nỗ lực ngoại giao chung giữa Hàn Quốc và Mỹ”.
Ngày 27/7, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí khôi phục đường dây liên lạc liên Triều sau 13 tháng tạm ngừng. Nhật Bản và Mỹ đã hoan nghênh động thái tích cực này.
Mỹ lo ngại hiện diện Trung Quốc trong căn cứ Campuchia
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại việc Campuchia phá công trình do Washington tài trợ tại căn cứ Ream và hiện diện quân sự Trung Quốc ở đây.
"Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hiện diện quân sự và việc xây dựng các công trình của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream trên Vịnh Thái Lan", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo báo chí ngày 1/6, đề cập đến chuyến thăm Campuchia của bà Sherman.
Thứ trưởng Sherman hôm nay dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới Phnom Penh và gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen để thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương. Trong cuộc gặp, bà Sherman nhấn mạnh cam kết của Mỹ với Campuchia, cho hay Washington đã cung cấp hơn 3 tỷ USD hỗ trợ Phnom Penh phát triển và các lợi ích thương mại hào phóng của Mỹ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Campuchia.
Binh sĩ Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Sihanoukville. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề nghị Campuchia làm rõ về việc giới chức nước này phá dỡ hai tòa nhà do Mỹ tài trợ xây dựng tại căn cứ Ream mà không đưa ra thông báo hay lời giải thích nào. Bà cũng cho rằng việc để Trung Quốc sở hữu một căn cứ quân sự tại Campuchia "sẽ làm suy yếu chủ quyền, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Campuchia".
Mỹ kêu gọi giới lãnh đạo Campuchia duy trì "chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng, vì lợi ích cao nhất của nhân dân Campuchia", theo thông cáo được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố sau cuộc gặp giữa bà Sherman và Thủ tướng Hun Sen.
Trong báo cáo công bố ngày 21/5 và cập nhật một tuần sau đó, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phát hiện trên ảnh vệ tinh hai tòa nhà được xây dựng cấp tốc tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia.
Các tòa nhà này là sở chỉ huy chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia được Mỹ tài trợ xây dựng ở căn cứ Ream. Tuy nhiên, giới chức Campuchia năm 2020 san phẳng công trình này, lấy chỗ xây hai tòa nhà mới được xây cấp tốc, làm dấy lên lo ngại Trung Quốc có thể hưởng lợi từ hoạt động nâng cấp căn cứ hải quân Ream.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 1/6 phản pháo những cáo buộc rằng dự án tại Ream được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành trước chuyến thăm của bà Sherman, tạo tình thế "chuyện đã rồi" chặn mọi nỗ lực đảo ngược từ Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cũng phủ nhận những cáo buộc trên, nhấn mạnh quốc gia này có quyền chọn lựa nguồn viện trợ phát triển và dự án không tạo ra ràng buộc với Bắc Kinh.
Trung Quốc tố Mỹ coi mình là 'kẻ thù' Trung Quốc cho rằng Mỹ khiến quan hệ song phương bế tắc khi coi nước này là "kẻ thù", yêu cầu Washington chấm dứt "chính sách nguy hiểm" này. "Phía Mỹ có lẽ hy vọng bằng cách bôi xấu hình ảnh Trung Quốc, họ có thể bằng cách nào đó đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề mang tính cấu trúc...