Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc hội đàm tại Thụy Sĩ
Ngày 6/10, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì đã bắt đầu hội đàm tại Thụy Sĩ, động thái được cho là nhằm cải thiện liên lạc song phương khi giữa hai nước còn bất đồng trong nhiều vấn đề.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn một nguồn thạo tin cho biết cuộc họp kín diễn ra tại một khách sạn ở sân bay của thành phố Zurich. Các phóng viên Trung Quốc và phương Tây cũng đã xuất hiện tại đây để đưa tin.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông Sullivan với ông Dương Khiết Trì kể từ tháng 3 năm nay, khi hai quan chức cấp cao này gặp mặt tại Alaska trong cuộc họp có sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Trong một thông báo ngắn ngày 6/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Dương Khiết Trì và ông Sullivan sẽ “trao đổi những quan điểm về quan hệ Trung Quốc – Mỹ cùng các vấn đề liên quan” tại cuộc họp ở Zurich.
Video đang HOT
Theo thông báo của Nhà Trắng, cuộc họp này diễn ra sau cuộc điện đàm ngày 9/9 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden “trong bối cảnh 2 bên đang tìm cách điều tiết một cách có trách nhiệm cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc”. Cuộc điện đàm đã chấm dứt chuỗi 7 tháng không liên hệ trực tiếp giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ – Trung Quốc.
Nhà Trắng cũng cho biết ông Sullivan sẽ đến Brussles để tham gia các cuộc họp với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU). Sau đó, ông này sẽ đến Paris và sẽ thông báo về kết quả cuộc gặp với ông Dương Khiết Trì với các đối tác châu Âu.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang là ưu tiên trong chương trình nghị sự Mỹ – Trung Quốc, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai cũng đến Paris để tham dự các cuộc họp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Bà Tai cũng hy vọng sẽ sớm tổ chức các cuộc thảo luận với những người đồng cấp Trung Quốc về vấn đề trên.
Trung Quốc tố Mỹ coi mình là 'kẻ thù'
Trung Quốc cho rằng Mỹ khiến quan hệ song phương bế tắc khi coi nước này là "kẻ thù", yêu cầu Washington chấm dứt "chính sách nguy hiểm" này.
"Phía Mỹ có lẽ hy vọng bằng cách bôi xấu hình ảnh Trung Quốc, họ có thể bằng cách nào đó đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề mang tính cấu trúc của chính họ", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong nói với người đồng cấp Mỹ Wendy Sherman trong cuộc hội đàm hôm nay, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman hôm qua đến Thiên Tân, thành phố cảng phía bắc Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm hai ngày tại nước này. Đây là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Trung Quốc từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ thay đổi tư duy sai lầm và chính sách nguy hiểm đó", ông Tạ nói.
Quan chức Trung Quốc cho rằng quan hệ Trung - Mỹ đang lâm vào tình thế "bế tắc" và đối mặt "những hậu quả nghiêm trọng". "Lý do cốt yếu là một số người ở Mỹ đang coi Trung Quốc như một kẻ thù tưởng tượng", ông Tạ nói.
Xe đại sứ quán Mỹ đậu bên ngoài khách sạn Thiên Tân, nơi diễn ra hội đàm giữa thứ trưởng ngoại giao Mỹ - Trung hôm nay. Ảnh: AP .
Ông Tạ cũng tuyên bố người dân Trung Quốc coi luận điệu đối địch của Mỹ là nỗ lực kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc, lặp lại bình luận trong cuộc trao đổi hồi tháng 3 giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Alaska.
Bà Sherman không tới Bắc Kinh, nhưng dự kiến gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Bà hôm qua đăng Twitter rằng đã trao đổi với các doanh nghiệp Mỹ về "những thách thức họ phải đối mặt ở Trung Quốc" và cũng gửi "lời chia buồn chân thành" đến các nạn nhân lũ lụt ở tỉnh Hà Nam.
Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ được xem là bước chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục xấu đi trong loạt vấn đề từ an ninh mạng đến nhân quyền. Washington cho biết chuyến thăm của Sherman là cơ hội để cho Bắc Kinh thấy "cạnh tranh có trách nhiệm và lành mạnh là như thế nào", nhưng muốn tránh "xung đột".
Mỹ tuần trước cùng các đồng minh, gồm NATO, cáo buộc Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng toàn cầu. Trung Quốc chỉ trích động thái này, mô tả các cáo buộc "hoàn toàn vô căn cứ, vô trách nhiệm" và là "sự bôi nhọ ác ý".
Một ngày trước khi Sherman tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố sẽ "dạy dỗ Mỹ" về đối xử bình đẳng với các nước khác, báo trước khởi đầu khó khăn cho các cuộc đàm phán. "Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ quốc gia nào tự cho mình hơn người", ông Vương cho hay.
Quan hệ Mỹ-Trung từ góc nhìn giáo dục Các sợi dây liên kết về giáo dục có thể giúp gì cho quan hệ Mỹ-Trung? Cả Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì (phải) và Ngoại trưởng Vương Nghị đều có thời gian học tập ở nước ngoài. (Nguồn: Reuters) Đã 10 ngày trôi qua kể từ cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung tại Alaska....