Các quán ăn ngon tuyệt ở Cần Thơ
Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với các loại hải sản, rau trái tươi ngon, vì thế ở đây cũng có vô vàn các quán ăn ngon
Lẩu cá kèo bên bến Ninh Kiều.
- Lẩu trâu và bò quanh lửa hồng, quán Hương Lúa ở cầu số 3, quốc lộ 91B, quận Ninh Kiều (Mậu Thân kéo dài).
-Lẩu bò và các món ăn chế biến từ bò, Hải Thượng Lãn Ông.
- Lẩu cá kèo ở các quán bên bến Ninh Kiều.
- Bún mắm chợ Cả Đài.
- Bánh cống 6A Nguyễn Trãi.
- Sinh tố ở khu Ngô Quyền (gần cột đèn 3 ngọn).
- Vịt nấu chao hẻm 1 Lý Tự Trọng và hẻm Thành Đoàn.
- Khô mực chiên giòn, lề đường Phan Đình Phùng.
- Nem nướng Thanh Vân, 17 đại lộ Hòa Bình.
- Sườn nướng La Cà, 118/15A Trần Văn Khéo.
- Lẩu dê 21 Ngọc Mai.
- Bít tết 30A Mậu Thân.
- Bún riêu tôm, 150 Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Ốc hút, bánh nậm ở quán Miền Trung trong hẻm gần Châu Văn Liêm.
- Súp cua, đường Nguyễn Việt Hồng.
- Cút chiên, gần nhà trẻ đường Nguyễn Trãi.
- Ốc luộc, gần nhà trẻ đường Mậu Thân khúc trên.
Video đang HOT
- Chè hột gà, đường Phan Đình Phùng.
- Thịt cầy Sông Hậu, đường Trần Văn Hoài.
- Chân gà chiên đầu đường Trần Văn Hoài.
- Lẩu dê Cầu Bắc, gần cổng chào TP Cần Thơ, sát bến phà.
Mực, cá kèo nướng thơm lừng.
- Phở Danh, số 7 Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Trái cây đĩa ở Hàng Dương.
- Lẩu mắm quán Dạ Lý, 89 đường 3/2 gần cầu Đầu Sấu.
- Bún mắm đường Lý Tự Trọng.
- Bánh bèo, gỏi cuốn, Lê Lai.
- Ngao sò ốc, Trần Văn Khéo.
- Ba ba nấu mẻ, quán Cây Dừa, 46 đường Trần Văn Hoài.
- Rắn hầm xả trên đường Trần Văn Hoài, đối diện trụ sở báo Cần Thơ.
- Cháo cá lóc, quán Ngọc Ngân đường Trần Văn Khéo (bên cạnh sân vận động).
- Bánh xèo, bánh chè nướng Ngọc Ngân.
- Ruột heo quay giòn, rắn nướng, quán Tô Châu, Nguyễn Trãi.
- Cháo gà, chợ Cả Đài.
- Các món tiềm thuốc bắc, quán Toàn, Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Gà tiềm ớt hiểm, quán Vú Sữa, đường Quang Trung.
- Bún bò Hữu Thọ, bún bò chung cư đường Ngô Hữu Hạnh, bún bò trong hẻm 140 Lý Tự Trọng.
- Bánh mì 3 cô gái chỉ bán buổi sáng tại sân nhà văn hóa thiếu nhi.
- Chuột quay lu, dồi rắn, khô cá đồng quán Cây Bưởi ở Hàng Dương.
- Trà sữa quán Roma. đường Nguyễn Việt Hồng.
- Bún gà trong hẻm đường Lý Tự Trọng (chưa tới Phở Oanh nếu đi từ Đại lộ Hòa Bình rẻ phải) hẻm đó có karaoke Too Nice.
- Phở Hải ký chỉ bán buổi sáng trong hẻm đường Võ Thị Sáu.
- Sữa đậu nành, gỏi khô bò Quân khu, đại lộ Hòa Bình.
- Cháo sò huyết đường Lý Tự Trọng.
- Các món baba, rùa, rắn, Quán 225 đường 3/2.
- Các món nướng như: chân gà nướng, mề gà nướng, ốc nướng tiêu… đường xuống Bến Ninh Kiều (gần UBND).
- Bún măng đường Phan Đình Phùng (khu nhà cổ 18 căn).
- Mì vịt tiềm đường Phan Đình Phùng (kế bên UBND Phường An Lạc).
- Các món ăn chơi gồm các loại bánh, các loại kem, thức uống, gỏi đu đủ, gỏi cuốn… đường Hoàng Văn Thụ (khúc gần cầu Nguyễn Trãi).
- Lẩu dê Sông Hậu (gần nhà hàng Hoa Sứ, KS Victoria).
- Bánh tiêu đường Đề Thám.
- Bánh mì Hữu Hiệp đường Võ Văn Tần
- Cá viên chiên đối diện Hồng Đức 6 đường Trần Văn Khéo.
- Sữa đậu nành sân vận động Cần Thơ (chỉ bán buổi tối).
- Cút lộn chiên đầu đường Lý Tự Trọng giao với Trần Hưng Đạo.
- Bánh kem Đức Thành đường 30/4.
- Sữa đậu nành nằn trong Bảo tàng Quân khu 9
- Gà hầm xả bên khu nhà Nam Long.
- Bún thịt xào, chả giò (bán từ sáng tới trưa), cạnh nhà thờ Tin Lành, đường Mậu Thân.
- Cơn sườn, gà đường Phan Đình Phùng (vào hẻm) hướng về Nguyễn Thị Minh Khai (bên phải).
- Cơm tấm bì (buổi sáng), gần cầu Nhị Kiều vào hẻm đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Xe kem đẩy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, do ông Hai bán 42 năm rồi, thời gian bán từ 15h30 đến 20h30, 4.000 đồng một ly.
Mila
Theo NS
Ốc móng tay càng ngày càng được thích
Ốc móng tay là một loại ốc chỉ có ở những vùng biển, tên ốc này giống chính hình dáng của nó.
Ốc móng tay có vẻ ngoài khác lạ.
Loại ốc này được bắt dựa trên sự lên xuống của thủy triều, bởi sau một đêm nước lên, ốc móng tay sẽ nằm đầy dưới lớp cát. Người dân xứ biển cho rằng, ốc có nhiều vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5,6 âm lịch. Thời gian này là lúc ốc móng tay có thịt, chắc và ngon nhất. Đây là một loài ốc có giá trị cao, là một loại thực phẩm bổ dưỡng.
Ốc thường nằm sâu trong lớp đất bùn, nó có dáng dấp giống với sá sùng, màu trắng sữa. Bắt ốc móng tay cũng phải có kỹ thuật riêng, nếu không khéo sẽ xiên ngang qua mình ốc hoặc là sẽ không thể bắt được. Ốc móng tay khi mang từ biển lên được ngâm trong nước khoảng 15-30 phút cho sạch cát bên trong, sau đó mang chế biến thành các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, muốn ốc sạch hơn, bạn mang ngâm với nước chanh pha loãng.
Thịt của ốc móng tay có vị ngọt và chắc vì có nhiều khoáng chất như sắt, canxi lại có vị ngọt ngon, bùi và dai nên được dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon và độc đáo. Đó là gỏi ốc móng tay, ốc móng tay xào, hấp gừng, nướng mỡ hành, xào rau răm, xào me, xào dứa, xào tía tô, xào rau muống... Đặc biệt, trong thời gian gần đây ở Sài Gòn món ốc móng tay xào rau muống được xem là món ăn ngon, được nhiều người ưa thích.
Món ăn thơm ngon và xanh mướt.
Tùy theo số lượng người dùng để bạn có thể mua nguyên liệu sao cho vừa ăn. Nguyên liệu và cách chế biến món ăn khá đơn giản gồm có ốc móng tay đã ngâm qua nước cho sạch cát, rau muống cắt khúc ngắn vừa ăn, dầu hào... Bắc chảo lên bếp, để ít dầu ăn, khi dầu nóng, cho thêm ít tỏi băm nhuyễn. Xào cho tỏi thơm, bạn để hết ốc vào xào đều tay khoảng 5 phút, khi ốc gần chín cho rau muống vào, đảo đều vài lần để ốc và rau chín đều. Kế đến bạn nêm ít dầu hào và các nguyên liệu sao cho vừa ăn. Lưu ý bạn không nên xào móng tay và rau muống quá lâu, bởi khi đó món ăn sẽ không còn độ giòn ngon và mất đi chất ngọt.
Ốc sau khi xào chín cho ra đĩa, mùi thơm của ốc và màu xanh mướt của rau muống vừa chín tới giúp món ăn thêm hấp dẫn. Món dùng kèm muối tiêu chanh hoặc nước mắm pha chua ngọt, thêm ít rau răm. Bạn có thể gọi món này để ăn chơi, hoặc ăn kèm cơm nóng tùy thích.
Ở Việt Nam, món ốc móng tay xào rau muống hầu hết luôn có mặt quanh năm ở các nhà hàng, quán nhậu, quán ăn vỉa hè. Nếu muốn thưởng thức món ăn này ngon miệng, vừa túi tiền, bạn có thể ghé một số quán ốc nằm trên đường Trịnh Bình Trọng, quận 11 Tô Hiến Thành quận 10 Lê Văn Sỹ, quận 3 Cây Keo, quận Tân Phú... với giá khoảng 30.000 - 50.000 đồng một đĩa.
Thư Kỳ
Theo NS
Bánh mì sốt vang Cửa Nam, chật chội vẫn đông khách Món ăn xuất xứ từ phương Tây đã trở nên quen thuộc với người Việt. Sau khi thưởng thức bánh mì sốt vang, bạn có thể uống thêm cốc sữa đậu. Thịt bò dùng để làm sốt vang chính là giẻ sườn và cho thêm chút gân bò. Thịt sau khi được tẩm ướp gia vị, sẽ được hầm lên cùng một chút...