Các quái vật kinh điển trên màn bạc có nguồn cảm hứng từ đâu?
Bên cạnh cảm hứng từ những tác phẩm nghệ thuật, một số quái vật kinh điển trên màn ảnh được tạo ra dựa trên diễn viên có thật, đồ ăn, hay thậm chí tình trạng sức khỏe của đạo diễn.
George trong Gremlins 2 lấy cảm hứng từ Edward G. Robinson : Trong Gremlins 2: The New Batch (1990), đạo diễn Joe Dante đưa vào phim rất nhiều gremlin với thiết kế đa dạng. Thông minh và tàn ác nhất trong số này là một sinh vật tên George. Theo chia sẻ từ nam chính Zach Galligan của loạt phim Gremlins , George được tạo hình với đôi môi dày, lấy cảm hứng từ hình ảnh huyền thoại dòng phim gangster những năm giữa thế kỷ XX Edward G. Robinson. Ảnh: Warner Bros .
Godzilla được tạo ra dựa trên hình ảnh loài Rhedosaurus : Quái vật Godzilla được thiết kế dựa trên hình ảnh loài khủng long ăn thịt khổng lồ tên Rhedosaurus xuất hiện trong bộ phim The Beast from 20,000 Fathoms (1953) của Mỹ. Điều đáng nói, ban đầu, Rhedosaurus được thiết kế với khả năng thở ra bom nguyên tử, nhưng ý tưởng không thể lên phim do kinh phí eo hẹp. Ý tưởng này sau đó được các nhà làm phim Nhật sử dụng trong Gojira (1954) – tác phẩm khai sinh Godzilla trên màn ảnh. Ảnh: Toho & Warner Bros .
Pale Man được tạo ra từ nhân vật trong bức họa của Goya: Pale Man là quái vật ăn thịt trẻ con, xuất hiện trong bộ phim Pan’s Labyrinth của đạo diễn Guillermo del Toro. Bộ dạng nhăn nhó và thiên hướng ăn thịt trẻ con của Pale Man được truyền cảm hứng từ bức tranh Saturn Devouring One of His Sons của Francisco Goya. Khuôn mặt chỉ có mũi và miệng kèm đôi mắt mọc trong lòng bàn tay lấy cảm hứng từ loài cá đuối. Đặc biệt, làn da chảy nhão phản chiếu cơ thể kém săn chắc của del Toro vì sụt cân trong quá trình tiền kỳ. Ảnh: Warner Bros .
Jabba the Hutt dựa trên huyền thoại phim noir Sydney Greenstreet: Phil Tippett, chuyên gia kỹ xảo đặc biệt của loạt phim Stars War , hồi tưởng rằng George Lucas từng nói với ông hãy khiến Jabba trông “ngoài hành tinh, và kỳ cục… giống Sydney Greenstreet”. Kết quả, gã gangster khuấy đảo thiên hà trong thương hiệu điện ảnh kinh điển có cơ thể kết hợp từ đặc trưng của giun và rắn, nhưng mang khuôn mặt hao hao tài tử người Anh. Ảnh: Lucasfilm & Warner Bros .
Loài Predator được truyền cảm hứng từ chiến binh Rastafarian: Khi bắt tay thực hiện bộ phim về quái vật không gian Predator, đạo diễn John McTiernan đã mời nghệ sĩ quá cố Stan Winston thiết kế nhân vật. McTiernan cho biết ông đã nảy ra ý tưởng thiết kế nhân vật khi trông thấy bức tranh vẽ chiến binh Rastafarian trong văn phòng nhà sản xuất Joel Silver. Tiếp đến, trong một chuyến bay, James Cameron đã gợi ý cho McTiernan ý tưởng về khuôn hàm bạnh và bộ răng của nhân vật. Ảnh: Fox .
Freddy Krueger được truyền cảm hứng từ một chiếc pizza: Ý tưởng thực hiện A Nightmare on Elm Street đến với đạo diễn Wes Craven khi ông đọc bài báo về nạn nhân sống sót qua chế độ diệt chủng tại Campuchia và liên tục trải qua những cơn ác mộng khiến tim ngừng đập. Đoàn phim đã đau đầu với thiết kế nhân vật phản diện Freddy Krueger (Robert Englund) cho tới khi họa sĩ hiệu ứng đặc biệt David B. Miller bật ra ý tưởng khi đang ăn một miếng pizza. Bề mặt của miếng bánh đã trở thành nguyên mẫu cho khuôn mặt chảy nhão của Freddy. Ảnh: New Line Cinema .
Loài Xenomorph đến từ ẩn ức tình dục: Thiết kế hoàn chỉnh của loài Xenomorph trong Alien (1979) chịu ảnh hưởng từ tác phẩm hội họa Necronom IV của Giger, sáng tác năm 1976. Bức tranh mô tả sinh vật giống người với phần hộp sọ kéo dài về sau là hình ảnh mang khuynh hướng khiêu dâm mà người nghệ sĩ cố tình tạo ra. Trong quá trình hoàn thiện thiết kế, Giger cũng không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để nhồi nhét ẩn dụ tình dục vào hình ảnh loài Xenomorph. Ảnh: Fox .
Con quái vật trong The Host (2006) dựa trên hình ảnh Steve Buscemi: Con quái vật trong bộ phim của Bong Joon-ho là một sinh vật lưỡng cư đột biến khổng lồ. Nhà làm phim nảy ra ý tưởng thực hiện The Host sau khi đọc bài báo về con cá dị dạng xuất hiện trên sông gần đó. Nói về cảm hứng thiết kế nên nhân vật, ông tiết lộ: “Nó sẽ không được quyến rũ như Hannibal Lecter trong The Silence of the Lambs , mà giống Steve Buscemi ở Fargo . Trên thực tế, cả tôi và họa sĩ thiết kế thường xuyên nghĩ đến Steve Buscemi khi làm việc”. Ảnh: Showbox & A24 .
Babadook được truyền cảm hứng từ bộ phim năm 1927 của Lon Chaney: The Babadook (2014) có thể không phải tựa phim kinh dị bom tấn, nhưng con quỷ nhợt nhạt, đội mũ phớt trong phim vẫn đủ khiến người xem ám ảnh. Đạo diễn kiêm biên kịch Jennifer Kent tiết lộ nhân vật được truyền cảm hứng từ bộ phim kinh dị London After Midnight (1927) có sự góp mặt của Lon Chaney. Trong phim, Chaney vào vai gã đàn ông nhợt nhạt, răng sắc nhọn, đầu đội mũ – những đặc điểm trùng khớp với hình ảnh con quỷ Babadook. Ảnh: Entertainment One & MGM .
Skekis trong The Dark Crystal dựa trên minh họa cho thơ của Lewis Carroll : Trong bộ phim điện ảnh ra mắt năm 1982, đạo diễn Jim Henson đã thiết kế nhân vật phản diện Skekis dựa trên cảm hứng từ bảy mối tội đầu. Nhưng bởi trên phim xuất hiện tới 10 Skekis, ông đã phải biến tấu một số nhân vật. Một trong số đó được Henson thực hiện dựa trên cảm hứng từ bức tranh minh họa bài thơ The Pig-Tale của Lewis Carroll do Leonard Lubin thực hiện.
Những Giáng sinh kinh hoàng trên màn ảnh
Trái ngược với không khí đầm ấm thường thấy, những bộ phim Giáng sinh thể loại kinh dị chiêu đãi khán giả một mùa lễ hội lạnh lẽo, rùng rợn.
Black Christmas (1974): Trong kỳ nghỉ đông tại ký túc xá vắng người, một nhóm nữ sinh nghi ngờ có kẻ đang theo dõi mình trong giấc ngủ. Black Christmas đã kết hợp yếu tố kinh dị chém giết (slasher) với thể loại phim Giáng sinh vốn nhấn mạnh yếu tố sum họp gia đình. Black Christmas đã được làm lại hai lần vào các năm 2006 và 2019. Tuy nhiên, cả hai bản làm lại đều không tái hiện được không khí của bản phim gốc. Ảnh: WB .
Gremlins (1984): Trong bộ phim, Billy Peltzer (Zach Galligan) nhận được món quà Giáng sinh từ cha là một sinh vật lông lá lạ mắt. Đi kèm sinh vật là bản hướng dẫn chăm sóc với những quy định khắt khe. Nếu vi phạm, Billy sẽ đặt tính mạng mình và cả thị trấn vào vòng nguy hiểm. Kịch bản phim do Chris Columbus, người đạo diễn siêu phẩm Giáng sinh Home Alone (1990), chấp bút và Steven Spielberg đảm nhận vai trò sản xuất. Ảnh: WB .
Silent Night, Deadly Night (1984): Thuở nhỏ, Billy (Robert Brian Wilson) được nghe câu chuyện về ông già Noel trừng phạt những người có hành vi sai trái. Tiếp đó, cậu lại chứng kiến bố mẹ bị kẻ hóa trang thành ông già Noel sát hại. Nhiều năm sau, khi tròn 18, Billy rời khỏi trại trẻ mồ côi, hóa trang thành ông già Noel và bắt đầu cuộc nổi loạn của mình. Thành công của phần phim năm 1984 đã giúp Silent Night, Deadly Night được sản xuất thêm 5 phần hậu truyện. Ảnh: TriStar Pictures .
The Nightmare Before Christmas (1993): Trong bộ phim hoạt hình của đạo diễn Henry Selik, nhà sản xuất Tim Burton và nhà soạn nhạc Danny Elfman, Jack Skellington (Chris Sarandon) đã chán nản vì những dịp Halloween được tổ chức trăm lần như một. Tình cờ, anh lạc tới Thị trấn Giáng sinh, nơi cư dân tổ chức lễ Giáng sinh hàng năm dưới sự chỉ đạo của ông già Noel. Trở về, Jack kể với cư dân nơi quê nhà những gì anh đã thấy, nhưng không ai tin lời. Để thuyết phục họ, anh đã vạch ra kế hoạch táo bạo nhằm đưa không khí Giáng sinh đến với vùng đất ma quỷ của mình. Ảnh: Touchstone Pictures .
P2 (2007): Trong phim, một nữ doanh nhân tham công tiếc việc (Rachel Nichols) bị mắc kẹt trong khu đỗ xe của tòa nhà văn phòng nơi mình làm việc vào đêm Giáng sinh. Cô trở thành con mồi trong cuộc đi săn của gã nhân viên bảo vệ tòa nhà (Wes Bentley). Bộ phim gây ấn tượng vì những màn mèo vờn chuột nghẹt thở giữa nữ chính liễu yếu đào tơ và kẻ thủ ác hung bạo. Cả Wes Bentley và Rachel Nichols đều đảm nhận rất tốt vai diễn của mình. Ảnh: P2 Productions .
Krampus (2015): Mâu thuẫn nổ ra trong gia đình dịp Giáng sinh đã khiến cậu bé Max (Emjay Anthony) trở nên ghét bỏ ngày lễ trọng đại. Max đã vô tình giải phóng cơn cuồng nộ của Krampus - thế lực tà ác xuất hiện để trừng phạt những kẻ ngoại đạo. Những biểu tượng của dịp Giáng sinh an lành hóa thành quỷ sống, đe dọa tính mạng Max cùng các thành viên trong gia đình. Để sinh tồn, họ phải kề vai sát cánh chiến đấu và bảo vệ lẫn nhau. Ảnh: Legendary .
Holidays (2016): Tác phẩm là chùm phim ngắn kinh dị đến từ nhiều đạo diễn tài năng như Anthony Scott Burns, Kevin Smith, Scott Stewart... lấy chất liệu từ các dịp lễ lớn trong năm như lễ Tạ ơn, Giáng sinh, Valentine... Trong phần phim về Giáng sinh, cuộc đời một người đàn ông (Seth Green) đã bị đảo lộn sau khi mang về nhà tặng con trai món quà là chiếc kính thực tế ảo. Món đồ công nghệ đã hé lộ những góc khuất đen tối, đầy tội lỗi trong cuộc đời anh và bạn đời. Ảnh: ArtCastle .
Better Watch Out (2016): Nữ sinh 17 tuổi (Olivia DeJonge) được thuê trông chừng cậu bé 12 tuổi (Levi Miller) và bạn (Ed Oxenbould) vào đêm Giáng sinh. Nguy hiểm ập tới khi cô trở thành người bảo vệ bất đắc dĩ cho hai đứa trẻ khi ngôi nhà của họ bị đột nhập. Nhưng vụ đột nhập lại diễn biến theo chiều hướng không ai ngờ. Better Watch Out được ví như Home Alone bản kinh dị. Trong ba năm, từ 2016 tới 2018, bộ phim đã giành được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế. Ảnh: Storm Vision Entertainment.
The Lodge (2019): Đạo diễn của The Lodge là Veronika Franz, Severin Fiala - hai nhà làm phim đứng sau thành công của Goodnight Mommy (2014). Tới The Lodge , họ tiếp tục vận dụng thế mạnh trong việc xây dựng những câu chuyện kinh dị lấy nhân vật chính là trẻ em. Trong phim, bà mẹ kế tương lai (Riley Keough) đã phát ngán việc nghỉ Giáng sinh với hai con của chồng chưa cưới. Cô cũng bắt đầu nghi ngờ cơn bão tuyết bên ngoài không phải thứ duy nhất cầm chân họ trong căn nhà gỗ giữa nơi hoang vu. Ảnh: FilmNation Entertainment .
Trailer The Wolf of Snow Hollow
The Wolf of Snow Hollow (2020): Bộ phim kinh dị pha trộn yếu tố hài hước xoay quanh hàng loạt cái chết bí ẩn và ghê rợn xảy ra trong khoảng thời gian trăng tròn mùa Giáng sinh. Vụ án khiến cảnh sát tại thị trấn nhỏ và cư dân nơi đây nảy sinh nghi ngờ họ đang bị bao vây bởi người sói. Phim đồng thời đánh dấu lần xuất hiện cuối cùng của nam diễn viên Robert Forster trước khi qua đời. Ảnh: Vanishing Angle .
'Godzilla vs. Kong' có thể được đưa lên mạng và ra rạp cùng lúc Netflix nhòm ngó bom tấn quái vật của Warner Bros. và Legendary. Sau lời từ chối, các nhà sản xuất có ý định đưa phim lên HBO Max. Theo Flickering Myth , hãng Warner Bros. có thể đưa Godzilla vs. Kong lên sóng HBO Max và ra rạp tại Mỹ cùng lúc giống như Wonder Woman 1984 . Tại các quốc gia và...