Các phương pháp dân gian chữa ho cho trẻ
Thời tiết thay đổi nhiều và ô nhiễm môi trường tăng cao là lý do khiến nhiều trẻ em mắc các bệnh về hô hấp, nhiều nhất là ho. Những lúc như vậy, cha mẹ đừng vội cho con dùng thuốc kháng sinh mà hãy áp dụng những cách trị ho cho trẻ vô cùng đơn giản sau đây nhé.
Các phương pháp dân gian chữa ho cho trẻ. Ảnh TheAsianParent Viet Nam.
Tắc (quất)
Dùng 2, 3 quả tắc xanh, rửa sạch, cắt nhỏ để nguyên cả vỏ và hạt. Sau đó cho 3, 4 muỗng đường phèn hoặc mật ong nguyên chất trộn với tắc xanh rồi chưng cách thủy cho đến khi tắc chín, khoảng 30 phút. Chắt lấy nước để nguội cho bé uống trong ngày, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng.
Tắc là loại quả có tính ấm, tác dụng làm long đờm, trị ho thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa và hô hấp…
Xông hơi trị ho cho trẻ
Xông hơi là một trong những liệu pháp trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc đang được nhiều mẹ áp dụng. Giải pháp này giúp giảm ho bằng cách làm ẩm đường thở, kích thích lưu thông máu đến khu vực cổ họng nhằm cung cấp dưỡng chất giúp tổn thương do nhiễm trùng nhanh lành.
Bạn cần chuẩn bị một chậu nước nóng
Cho bé vào nhà tắm ngồi gần chậu nước và đóng kín cửa lại. Hãy chú ý trông bé cẩn thận tránh bị bỏng.
Để tăng hiệu quả, có thể cho thêm vào chậu nước 2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm. Những loại tinh dầu này có tác dụng sát khuẩn cổ họng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống nửa muỗng tùy vào độ tuổi của bé. Bạn hãy cho bé uống ngày 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Video đang HOT
Chanh
Cắt nhỏ khoảng 4 trái chanh cả vỏ và một muỗng canh gừng lát vào một cái nồi nhỏ, thêm ít nước sôi để ngấm đều, để yên 10 phút. Lọc lấy nước và pha loãng chất lỏng này với một ít nước ấm và thêm chút mật ong nguyên chất. Cho con trẻ uống nước chanh nóng này vài lần trong ngày. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, thêm đường thay vì mật ong.
Chanh là một phương thuốc để trị ho cho trẻ. Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống cảm lạnh và cúm. Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng như đau họng, chảy nước mũi và ho.
Lá húng quế
Thành phần caffeic acid trong húng quế được cho là có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở trẻ. Đây chính là lý do vì sao dân gian thường sử dụng húng quế làm thuốc trị ho, viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm.
Cách dùng:
Trước tiên bạn cần có 1 bó húng quế, 2 quả khế chua và 50g đường phèn ( hoặc 10ml mật ong).
Ép khế lấy nước. Húng quế nhặt lấy phần ngọn và lá non
Cho hai nguyên liệu trên vào chén ăn sành, thêm đường phèn vào hấp cách thủy cho đến khi đường tan chảy hoàn toàn và cô đặc lại. Để nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Mỗi ngày 3 lần lấy 2 thìa cho bé uống. Trước khi dùng nên hâm nóng lại hoặc pha với 1 chút nước ấm. Tránh để bé uống khi còn lạnh sẽ khiến đường thở bị kích ứng nặng hơn.
Gừng
Gừng là một thảo dược chữa bệnh tự nhiên đối với cảm lạnh và ho nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virút và chống ho. Cho 6 chén nước, nửa chén gừng lát mỏng và 2 miếng quế nhỏ vào nồi và đun nhỏ lửa trong 20 phút, sau đó lọc và thêm mật ong nguyên chất hoặc đường và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, bạn có thể pha loãng trong nước ấm trước khi cho uống. Những trẻ lớn hơn có thể cho gừng lát để nhai.
Lẩu gà lá quế
Lẩu gà ăn kèm với lá húng quế thơm đặc trưng, nước dùng thanh ngọt, kèm măng tươi, nấm tươi, phù hợp cho ngày hè.
Nguyên liệu:
- Gà ta 1 con
- Lá húng quế: 200-300 gr, thay lá húng quế bằng lá é cũng được, cách nấu cũng tương tự
- Măng tươi: 500 gr
- Nấm bào ngư: 200 gr
- Ớt xanh, gừng, sả
- Dừa tươi: 2 trái
- Bún, mì.
Cách làm:
- Chọn gà ta thịt dai ngọt, khoảng 1,5 kg hoặc hơn để thịt dai ngon.
- Gà rửa với muối cho sạch. Chặt miếng vừa, ướp gà với 1 thìa canh đường, 1/2 thìa canh cà phê bột ngọt hoặc hạt nêm, ít muối, 2 thìa canh nước mắm, tiêu xay, hành băm và ít sả cây đập dập, nắm lá quế và ít trái ớt xanh giã nhỏ. Trộn đều ướp 30 phút cho thấm gia vị.
- Măng tươi gọt bỏ phần già, cắt miếng vừa ăn, rửa với nước muối cho sạch. Cho nước vào luộc măng, trong nước cho ít muối. Luộc cho sôi khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp, đổ bỏ nước luộc măng và rửa lại măng. Cho nước vào luộc lần hai cũng làm như vậy. Luộc xong cho vào rổ, để ráo nước.
- Nấm bào ngư hoặc thay bằng nấm đùi gà, kim châm... Nấm ngâm với bột năng khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại, để ráo. Nấm rửa với bột năng giúp nấm sạch và khử mùi.
- Lá quế nhặt rửa sạch, chừa lại ít cộng lá quế để vào nước lẩu cho thơm.
- Lẩu gà ăn thêm với nước mắm ớt hoặc muối ớt chấm cùng. Muối hạt cho vào chảo rang khô, lấy ra giã nhuyễn với ớt xanh, cho thêm nắm lá quế vào giã cùng. Khi ăn thêm ít cốt chanh.
- Dừa tươi cho ít muối vào tăng độ ngọt của nước.
- Cho ít dầu vào nồi, thêm hành băm và ít sả đập dập vào phi thơm. Cho gà vào xào săn, cho nước dừa tươi vào, thêm ít nước lọc. Nấu đến khi gà gần mềm cho măng vào nấu cùng, nêm gia vị lại cho vừa ăn.
- Gà chín, cho nấm bào ngư và ít cộng lá quế, vài trái ớt xanh vào nấu cho có mùi thơm. Nấu ít phút nữa là được, tắt bếp cho nắm lá quế vào.
- Khi ăn, cho lên bếp, nhúng lá quế vào. Ăn cùng với bún, mì. Chấm với nước mắm ớt hoặc muối ớt.
Ngô Tuyết Phượng
Nghêu xào lá húng quế Nghêu xào tỏi ớt, thêm lá húng quế thơm thơm, ăn cùng cơm hay bánh mì đều ngon. Nguyên liệu: - Nghêu tươi: 500 gr - Lá húng quế: 1 nắm - Tỏi băm - Tương ớt Cách làm: Bước 1: Nghêu ngâm với nước vo gạo để sạch cát Bước 2: Nghêu sau khi ngâm thì rửa sạch lại nhiều lần để...