Các phương pháp chế biến rau củ tối ưu
Rau là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình, bạn hãy tham khảo cách chế biến từng loại rau củ để giữ được nguồn vitamin và dinh dưỡng từ chúng nhé!
Rau củ là thực phẩm hàng ngày không thể thiếu được trong các bữa ăn. Các loại rau củ đều có vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác nhau để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng hấp thu được đầy đủ các dưỡng chất có trong các loại rau củ bởi bạn quên mất rằng khi chế biến bạn đã làm mất đi phần lớn các vitamin và thành phần dinh dưỡng có trong rau.
Do vậy, phương pháp chế biến thức ăn để giữ lại phần lớn các vitaminh và thành phần dinh dưỡng có trong rau rất quan trọng. Sau đây là một vài phương pháp chế biến rau củ bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
Phương pháp chế biến các loại rau lá xanh
Rau lá xanh phải xào nhanh với lửa lớn, tức ở nhiệt độ 200 – 250 độ C, thời gian nấu không quá 5 phút để tránh mất vitamin và các thành phần dinh dưỡng tan được. Nhưng chú ý khi xào không nên cho quá nhiều dầu ăn để tránh việc hấp thu nhiều chất béo. Nếu sợ cháy chảo bạn có thể dùng chảo chống dính.
Việc xào nhanh với lửa lớn, nhiệt độ trong chảo cao có thể làm cho enzyme oxy hóa trong rau nhanh chóng mất đi hoạt tính, phòng tránh vitamin C không còn do enzyme thúc đẩy oxy hóa. Rau ăn lá nếu dùng phương pháp xào nhanh có thể giữ được 60 – 80% vitamin C, 76 – 94% vitamin B2 và carotene; còn chế biến rau bằng cách luộc, nấu, hầm thì vitamin C mất đi khá nhiều.
Lời khuyên: Xào nhanh đều tay với lửa lớn ở nhiệt độ cao, nóng đều, thời gian chín ngắn sẽ tránh việc rau mất quá nhiều nước và các thành phần dinh dưỡng tan được; đồng thời chất diệp lục ít bị phá hoại, pectin phân giải ít, từ đó vừa giữ được độ giòn và màu xanh, vừa giữ được dưỡng chất trong rau.
Video đang HOT
Ninh và nấu thích hợp với các loại rau ăn củ. Nguyên nhân là do nguyên liệu được thái thành miếng khá lớn, diện tích bề mặt lộ ra ngoài ít hơn so với khi thái sợi. Nếu nguyên liệu được chiên sơ bằng dầu ăn thì bề mặt sẽ được một lớp dầu ăn bảo vệ, giảm tổn thất dinh dưỡng do oxy hóa.
Các loại rau đa số phải qua xử lý nhiệt mới ăn được nên việc dưỡng chất bị mất đi là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc lựa chọn phương pháp chế biến thích hợp để giảm được mức độ mất vitamin và các thành phần dinh dưỡng trong rau là cần thiết.
Lời khuyên khi chế biến rau củ
Để dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong rau củ chúng ta cần biết cách chế biến thích hợp để không làm mất đi quá nhiều vitamin và các dưỡng chất.
Khi luộc rau bạn nên cho ít nước và đợi khi nước sôi mới cho rau vào. Nếu luộc các loại rau ăn củ thì nên đậy vung để tránh mất vitamin, thời gian luộc khoảng 20 phút.
Khi xào rau bạn nên dùng ít dầu ăn để giữ nước. Cho rau vào chảo đảo qua rồi đậy vung để giữ được nhiệt, sau đó vặn nhỏ lửa để rau tự chín trong nước của chính nó.
Luộc rau bằng lò vi ba là phương pháp nhanh chóng, chế biến với hiệu suất cao cho rau chín mà vẫn giữ được vị giòn ngon của rau.
Khi chế biến rau xanh bạn cần nêm chút muối để giảm lượng dưỡng chất bị mất đi. Rau có màu đỏ như rau dền đỏ và cả rau màu trắng hoặc nhạt màu như cải thảo, cải bắp, khoai tây… khi chế biến có thể thêm chút chất chua như giấm để tăng độ tươi giòn của rau.
Theo PNO
Mẹo bảo quản thực phẩm mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm càng phải được chú ý nhiều hơn để tránh vi khuẩn tấn công gây ngộ độc hoặc lãng phí tiền bạc vì phải đổ bỏ thực phẩm hư hỏng.
Thực phẩm chín
Theo bếp trưởng Huỳnh Như - nhà hàng Abai, cần chú ý nấu sôi lại các loại thức ăn thừa và để nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Để riêng từng loại thực phẩm, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khi cất vào tủ lạnh. Tốt nhất nên sử dụng các loại hộp thức ăn có nắp đậy kín để các loại thức ăn thừa không lẫn lộn vào nhau. Phải nấu lại cho sôi kỹ trước khi dùng lại các món ăn này và chỉ nên ăn lại một lần sau đó. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên, những món canh chỉ để tủ lạnh trong khoảng 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để quá ba ngày và bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Nhiều bà nội trợ có thói quen để rất nhiều món ăn thừa vào tủ lạnh và để quên nhiều ngày sau đó. Để tránh thực phẩm để quá lâu và lẫn lộn, nên ghi chú ngày tháng trên nắp hộp.
Các món chiên, rô ti... nên đổ ngập dầu khi để vào ngăn mát tủ lạnh để món ăn không bị khô.
Không nên để thức ăn đã qua chế biến quá hai giờ dưới nhiệt độ bình thường. Tốt nhất nên nấu sôi, để nguội và cất vào tủ lạnh ngay sau khi vừa sử dụng xong. Nếu gia đình không có tủ lạnh hoặc trong những ngày cúp điện, có thể bảo quản phần thức ăn thừa trong thùng đá hoặc cho phần thức ăn thừa vào hộp đựng thực phẩm và đặt đá xung quanh hộp. Cho vào tủ lạnh ngay khi có điều kiện. Tuyệt đối không sử dụng những thức ăn đã có mùi ôi thiu hoặc màu sắc thay đổi bất thường.
Thực phẩm đông lạnh
Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, theo bếp trưởng Huỳnh Như, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng. Giữ thịt, cá tươi sống trong ngăn đá là cách bảo quản an toàn nhất. Để tránh việc rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn của gia đình. Lưu ý, dụng cụ chứa thực phẩm phải tuyệt đối kín để dịch có trong thức ăn không chảy ra tủ lạnh. Thịt cá cần làm sạch, rửa và để ráo trước khi cho vào ngăn đá.
Với các loại rau xanh, cần nhặt bỏ phần gốc, lá sâu, lá giập và rửa sạch, sau đó cho vào bao đựng thực phẩm (có thể sử dụng túi xốp), buộc chặt miệng túi trước khi cất vào ngăn mát. Các loại rau lá xanh chịu lạnh kém hơn nên các bà nội trợ cần chú ý vị trí cất giữ rau trong tủ lạnh. Các loại rau cải, rau lá xanh... không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua.
Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 đến -300, cấp đông với nhiệt độ -360 thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng đưa ra lời khuyên, khi để lâu thì một số enzyme trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo hòa tan... Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là từ 7 - 10 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 7 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 3 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn.
2 trong số 10 nguyên tắc vàng luôn được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo là phải che đậy cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín, không để lẫn lộn thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Theo PNO
Nhận diện thịt trâu giả thịt bò Thịt bò và thịt trâu đều đỏ, phân biệt bằng cách quan sát kỹ: Thịt trâu có màu sẫm đen và mỡ trắng trong khi mỡ thịt bò vàng. Đôi khi trong một sạp thịt bò, người bán sẽ trộn lẫn thịt bò và thịt trâu vì hai loại thịt này đều là thịt đỏ, không để ý sẽ khó phân biệt. Nếu...