Các phóng viên quốc tế ở Libya được tự do
33 phóng viên nước ngoài bị mắc kẹt tại khách sạn Rixos ở thủ đô Tripoli đã rời đi an toàn, nhưng vừa có thêm 4 nhà báo Italy bị phe trung thành với Gadhafi bắt cóc.
Các phóng viên quốc tế bắt đầu rời khách sạn sang trọng bậc nhất ở Tripoli lúc 13h00 chiều qua theo giờ địa phương, AFP đưa tin. 33 phóng viên gồm nhiều quốc tịch khác nhau như Jordan, Trung Quốc, Mỹ, Anh… Họ làm việc cho nhiều hãng tin lớn như AP, BBC.
Ngoài các phóng viên, còn có hai người khác cũng bị giam lỏng tại khách sạn Rixos trong suốt 10 ngày qua. Đó là một cựu nghị sĩ người Mỹ và một nhà hoạt động vì hòa bình mang quốc tịch Ấn Độ.
Các phóng viên quốc tế và niềm vui sau khi được rời “nhà giam lỏng” Rixos. Ảnh: AFP
Henry Morton, một phóng viên tự do đang viết bài cho AP, chia sẻ rằng sẽ không bao giờ quên 10 ngày bị mắc kẹt tại khách sạn Rixos, và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được phép rời khỏi nơi này. Morton cùng các phóng viên quốc tế khác cảm thấy lo sợ trước nguy cơ có thể bị lực lượng trung thành với ông Moammar Gadhafi dùng làm những lá chắn sống, để chặn bước tiến của quân nổi dậy và gây sức ép với liên quân NATO.
Nhận thức rõ nguy hiểm mà các phóng viên phải đối mặt, các lực lượng của NATO đã tính tới phương án tấn công vào khách sạn, nếu các tay súng trung thành với Gadhafi thể hiện ý đồ nêu trên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các phóng viên đã rời Rixos an toàn trong hòa bình. Một trong số các nhà báo nói tiếng Ảrập đã thuyết phục được hai tay súng phe Gadhafi đang canh gác phía ngoài khách sạn hạ vũ khí, và để 33 phóng viên cùng hai người nước ngoài rời đi.
Ngay khi những người này rời khỏi khách sạn Rixos trên con phố rất gần khu phức hợp Bab al-Azizia của đại tá Gadhafi, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế đã giúp họ di chuyển tới một khách sạn khác an toàn hơn có tên Corinthia Bab Africa .
10 ngày sống trong sợ hãi của các phóng viên quốc tế cuối cùng cũng chấm dứt, ngay khi lương thực và nước uống tại khách sạn Rixos gần cạn kiệt. Với tiếng nổ và tiếng đọ súng ở ngay bên tai, họ phải sống trong điều kiện thiếu nước sạch, thiếu điện, không có truyền hình và cũng chẳng có Internet, trong khi tín hiệu điện thoại di động khá yếu.
Hai nhà báo ôm chầm lấy nhau vì vui mừng, sau khi tới được khách sạn Corinthia Bab Africa. Ảnh: AFP
“Tôi đã nghĩ rằng các tay súng của Gadhafi định biến khách sạn thành cứ điểm cuối cùng. Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ ra sao. Không có lối thoát khả dĩ nào cả. Giữa cảnh giao tranh, chúng tôi chỉ có thể nghe mà không rõ điều gì xảy ra bên ngoài.”, phóng viên Matthew Price của BBC nhớ lại.
Tuy nhiên, ngay sau khi 33 phóng viên quốc tế được “giải cứu”, lại có thêm 4 nhà báo người Italy bị lực lượng trung thành với Gadhafi bắt cóc. Hai nhà báo khác mang quốc tịch Pháp bị thương trong khi tác nghiệp.
Quân nổi dậy bắt đầu tiến đánh thủ đô Tripoli từ hôm 20/8, rồi lần lượt chiếm được những địa điểm quan trọng từ tay của lực lượng trung thành với Gadhafi. Khu dinh thự Bab al-Azizia của nhà lãnh đạo 69 tuổi hôm qua thất thủ, nhưng không thấy ông tại đây.
Theo VNExpress
Gadhafi có thể sử dụng vũ khí hóa học
Ngoại trưởng Anh William Hague hôm qua cảnh báo rằng, một số thành viên trong chế độ đang sụp đổ của đại tá Gadhafi có thể mở kho vũ khí hoá học để đối đầu với phe nổi dậy Libya trong cơn tuyệt vọng.
Chiến binh nổi dậy đạp đổ bức tượng Gadhafi bên trong khu phức hợp Bab al-Azizya tại Tripoli. Ảnh: AP.
"Các bạn không thể đoán trước mọi thứ mà chế độ Gadhafi sẽ làm. Họ là một chế độ hiểm ác và đang giãy chết", ngoại trưởng Anh nhận định với BBC và ông không loại trừ khả năng chính quyền Gadhafi dùng vũ khí huỷ diệt. "Bây giờ vẫn là thời điểm nguy hiểm và khó khăn tại Libya. Có rất nhiều loại vũ khí ở đó", ông Hague nói thêm.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết các đơn vị vũ trang của nước này đang theo dõi chặt chẽ những nơi được cho là đang cất giấu vũ khí hoá học của đại tá Gadhafi để đề phòng. Trong khi đó, các chỉ huy NATO lo ngại những người ủng hộ Gadhafi dùng tên lửa Scud như phương thức cuối cùng để chống lại lực lượng nổi dậy.
Các nguồn tin tình báo cho rằng Gadhafi có khoảng 240 quả tên lửa đạn đạo Scud B và chúng có thể bị dùng để bắn vào thường dân như hành động trả thù. Giới chức NATO cho rằng ít nhất một quả Scud đã được phóng đi từ căn cứ quan trọng của đại tá Gadhafi tại Sirte và nhằm vào thành phố Misrata nhưng không trúng mục tiêu.
Chính quyền Gadhafi tuyên bố từ bỏ hầu hết chương trình vũ khí sinh học và hoá học của Libya kể từ sau năm 2003, nhưng vẫn duy trì các kho hoá chất để phục vụ cho việc chế tạo vũ khí huỷ diệt bằng khí độc. Chúng được cất giữ tại các địa điểm bí mật trong sa mạc và những vệ tinh phương Tây đang theo dõi chặt chẽ.
Tuy nhiên, một số nguồn tin tình báo cũng cho rằng kho hoá chất của Gadhafi tương đối nhỏ và có thể đã quá hạn sử dụng. Chúng được theo dõi chặt chẽ kể từ khi liên quân phát động cuộc can thiệp vào Libya ngày 19/3 và được ghi nhận là chưa từng có cuộc di chuyển hoá chất nào tại đây.
Làn sóng nổi dậy của người Libya chống chế độ Gadhafi nổ ra từ tháng 2 vừa qua. Từ ngày 19/3, liên quân do NATO đứng đầu can thiệp vào Libya dưới danh nghĩa bảo vệ thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Sau nửa năm lình xình nội chiến, phe nổi dậy đã có những bước tiến nhanh chóng cuối tuần qua và tràn vào thủ đô Tripoli.
Tới hôm qua lực lượng nổi dậy đã chiếm được khu phức hợp Bab al-Azizya tại Tripoli, nơi ẩn náu cuối cùng của đại tá Gadhafi. Phe chống chính phủ tuyên bố chế độ Gadhafi đã kết thúc tại Libya, nhưng hiện chưa rõ đại tá này ở đâu và cuộc chiến vẫn chưa thể chấm dứt. Các nước phương tây đang tính các bước đi cho cuộc chuyển giao tại Libya.
Theo VNExpress
42 năm cầm quyền của Đại tá Gadhafi Sau hn 42m nắn, Đi t Gadhafi trở thành lnho lâum thứ 4 thế giới kể từm 1900 (không tính cc hoàng gia) cũng là lnho lâum nhất trong thế giới Arập. Khi mới 27 tui, Gadhafiược thăng chức Đi t, vị trí cao nhất trong quânội Libya. Trong nhữngmầu nắn,ng Gadhafióng vai trò quan trọng trong việc thành lậpnoàn cc nước Cộng...