Các phim phần tiếp theo hoàn toàn khác so với tập trước
Để làm mới thương hiệu, nhà sản xuất hoàn toàn có thể tạo ra phần tiếp theo (sequel) mang phong cách không liên quan tới tập trước. Nhưng kết quả không phải lúc nào cũng sáng sủa.
Rambo: First Blood Part II (1985): Nhắc tới nhân vật Rambo của Sylvester Stallone, khán giả nghĩ ngay tới hình ảnh người hùng cơ bắp, cởi trần, ôm súng máy, sẵn sàng tiêu diệt đối phương. Song, John Rambo ở tập đầu – First Blood (1982) – thực tế rất khác. Đó chỉ là một chàng lính trông khá lặng lẽ. Anh mới trở về từ chiến trường Việt Nam và bị tổn thương về mặt tâm lý, gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập, và dần biến chính quê hương thành chiến trường mới. Các pha hành động của phần đầu rất bạo lực, chân thực. Còn kể từ Rambo II trở đi, hàng loạt chi tiết cường điệu cứ thế xuất hiện, như lúc John Rambo dùng súng hỏa tiễn bắn rơi trực thăng, hoặc cầm súng máy băng qua doanh trại như chỗ không người. Có lẽ chính vì thế mà tới nay, First Blood vẫn là tập phim thuyết phục nhất của loạt Rambo.
Star Trek IV: The Voyage Home (1986): Nhận thấy dấu hiệu đi xuống trên màn ảnh rộng của Star Trek hồi giữa thập niên 1980, hãng Paramount yêu cầu đạo diễn kiêm diễn viên Leonard Nimoy tìm kiếm hướng đi mới cho thương hiệu. Kết quả chính là The Voyage Home với nội dung nối tiếp Star Trek III: The Search for Spock (1984), nhưng phi hành đoàn USS Enterprise không còn tung hoành ngoài không gian, mà phải trở về Trái đất trong quá khứ để tìm kiếm loài cá voi lưng gù bị cho là đã tuyệt chủng. Bối cảnh phim chủ yếu là thành phố San Francisco, Mỹ vào năm 1986, và khiến khán giả vô cùng thích thú. The Voyage Home sau này thậm chí còn nhận 4 đề cử Oscar ở các hạng mục kỹ thuật.
Army of Darkness (1992): Năm 1981, đạo diễn Sam Raimi bước đầu khẳng định tên tuổi bằng tác phẩm kinh dị kinh phí thấp The Evil Dead (1981) thu gần 30 triệu USD so với kinh phí sản xuất chỉ 350.000 USD. Tuy nhiên, ông bất ngờ pha thêm chất hài hước cho Evil Dead II (1987), và phong cách càng trở nên rõ ràng hơn khi bước sang Army of Darkness. Có lẽ khán giả của The Evil Dead không thể ngờ rằng thương hiệu này lại có ngày trở nên khác biệt đến thế khi bước sang phần ba. Song, cả Evil Dead II lẫn Army of Darkness đều không đạt doanh thu ấn tượng như nguyên tác đầu tiên.
Batman & Robin (1997): Thường bị coi là “vết đen” trong lịch sử phim siêu anh hùng, nhưng Batman & Robin vẫn là phần bốn của loạt phim về Người Dơi do đạo diễn Tim Burton khởi tạo kể từ năm 1989. Đạo diễn Joel Schumacher đến với thương hiệu kể từ Batman Forever (1995), và gần như xóa bỏ hình ảnh Batman nghiêm túc, có phần đen tối. Cho đến Batman & Robin, bộ phim mang đậm màu sắc hài hước, cường điệu, với phần nội dung như dành cho thiếu nhi. Sau khi phim ra mắt, Warner Bros. quyết định dẹp bỏ chuỗi tác phẩm, và tìm cách làm mới thương hiệu. Kết quả chính là Batman Begins (2005) của Christopher Nolan – tác phẩm giúp mở ra thời kỳ tươi sáng cho siêu anh hùng thành phố Gotham trên màn ảnh rộng.
Book of Shadows: Blair Witch Project 2 (2000): Khi ra đời vào năm 1999, The Blair Witch Project giống như một cuộc cách mạng đối với dòng phim kinh dị với lối quay phim giả tài liệu và chỉ ngốn ngân sách khoảng 60.000 USD. Song, bộ phim sau đó thu tới gần 250 triệu USD, và dĩ nhiên các nhà sản xuất không thể bỏ qua cơ hội làm tiếp phần hai. Nhưng sản phẩm ra đời trong sự vội vã – Book of Shadows: Blair Witch Project 2 – chỉ giống như vô vàn tác phẩm kinh dị khác, chẳng đem tới sự mới mẻ nào cần thiết. Thương hiệu giống như “tiến hóa ngược” và phải tới 2016 mới được tiếp tục. Tuy nhiên, Blair Witch (2016) của Adam Wingard mới là sequel đích thực dành cho The Blair Witch Project, và hoàn toàn bỏ qua các sự kiện của Book of Shadows.
Video đang HOT
Jason X (2002): Các thương hiệu kinh dị thường bị “vắt sữa” một cách không thương tiếc. Điển hình là loạt phim Halloween tới nay vẫn được kéo dài, và chuẩn bị ra tập thứ 13 vào tháng 10 tới. Hồi đầu thế kỷ mới, trong lúc dự án crossover Freddy vs. Jason đang gặp bế tắc, đạo diễn James Isaac đem đến cho thương hiệu ý tưởng vô cùng táo bạo: đưa tên sát nhân đeo mặt nạ bóng chày Jason Voorhees (Kane Hooder) ra ngoài không gian với câu chuyện diễn ra vào năm… 2455. Tuy nhiên, phản ứng mà khán giả dành cho bộ phim không tốt lắm, và Jason X chỉ thu chưa đầy 20 triệu USD.
Live Free or Die Hard (2007): Loạt Die Hard – Gan lì nằm trong nhóm phim hành động tiêu biểu của thập niên 1980-1990, và gắn liền với tên tuổi Bruce Willis. Tại đó, nhân vật chính John McClane thường xuyên ở “nhầm nơi, nhầm lúc”, mắc kẹt trong những tình huống tưởng chừng không thể thoát ra. Song, Live Free or Die Hard ra đời sau phần ba khoảng hơn 10 năm lại khác. Ở bộ phim của đạo diễn Lens Wiseman, John McClane tỏ ra bất khả chiến bại, có thể hạ máy bay chiến đấu và bắn hạ hàng chục đối phương cùng lúc. Công bằng mà nói, Live Free or Die Hard không tệ và vẫn mang đậm tính giải trí. Chỉ có điều, nét gần gũi, chân thực của John McClane ở ba tập đầu thì không còn nữa.
Fast Five (2011): Bị so sánh với tác phẩm hành động kinh điển Point Break (1991) nhưng là với những chiếc xe hơi, Fast & Furious đã có lúc rơi vào bế tắc. Song, Vin Diesel và hãng Universal bắt đầu cho thấy một vài chuyển biến tích cực từ phần bốn, để rồi nâng tầm thương hiệu qua Fast Five. Tập năm của loạt phim chiêu mộ thêm Dwayne “The Rock” Johnson, và chiêu đãi khán giả hàng loạt pha hành động không tưởng với bối cảnh đường phố Rio de Janeiro, Brazil. Kết quả chính là một bom tấn đậm chất giải trí, vượt xa những gì bốn phần trước mang lại. Tuy nhiên, Vin Diesel xem ra đang quá lệ thuộc vào điều này, và tiếp tục đem tới nhiều pha hành động không tưởng tới mức lố bịch ở các tập tiếp theo.
Logan (2017): Thế giới của các dị nhân và siêu anh hùng hiện lên đầy đen tối trong Logan – bộ phim đánh dấu lần cuối cùng Hugh Jackman sắm vai “người chồn” Wolverine. Đó là bước tiến cực kỳ đáng khen ngợi kể từ khi Fox muốn làm phim riêng về nhân vật, và thất bại với X-Men Origins: Wolverine (2009). Đạo diễn James Mangold phần nào đó thành công qua The Wolverine (2013), nhưng đã thực sự nâng tầm nhân vật qua câu chuyện đen tối, máu me và vô cùng ám ảnh ở Logan.
Thor: Ragnarok (2017): Nếu như tập phim riêng đầu tiên về Thor (Chris Hemsworth) mang màu sắc bi kịch kiểu Shakespeare, thì mọi chuyện trở nên hoàn toàn khác khi MCU đi tới Thor: Ragnarok. Thor: The Dark World (2013) rõ ràng là một bộ phim đáng quên, và đội ngũ sản xuất buộc phải tìm ra công thức mới để Thần Sấm trở nên hấp dẫn hơn. Đạo diễn Taika Waititi đã biến bom tấn trở nên hài hước hết mức có thể dù hành tinh Asgard đang bị đe dọa bởi Hela (Cate Blanchett), và giúp Thor trở nên gần gũi hơn với người xem. Cũng chính điều này khiến nhiều fan của MCU hiện cho rằng Waititi rất phù hợp để thay thế James Gunn ở dự án Guardians of the Galaxy Vol. 3.
Ngọc Nhi
Ảnh: Outnow
Theo Zing
'Đồ chơi' mới của Thor - Stormbreaker - có thật sự 'đập tan tành' 6 viên đá vô cực quyền năng
Trong "Avengers: Infinity War", Thor đã sở hữu vũ khí mới để thay thế cây búa Mjolnir. "Đồ chơi mới" Stormbreaker của Thần Sấm liệu có đủ sức để phá vỡ 6 viên đá Vô cực của Thanos không?
Quyền năng của cây búa Stormbreaker - vũ khí mới mà Thor có được trong Avengers: Infinity War là gì? Thần Sấm đã mất đi cây búa nổi tiếng của mình, Mjolnir, trong Thor: Ragnarok hồi năm ngoái. Nhưng có vẻ như vũ khí mới bây giờ thật sự hợp hơn cho vị vua của Asgard của chúng ta và bài biết dưới đây sẽ cho thấy cây rìu này còn ẩn chứa rất nhiều sức mạnh hơn những gì chúng ta đã biết.
Phiên bản nâng cấp này được tạo ra bởi Eitri - Vua của tộc Người lùn. Theo như Eitri, đây là vũ khí mạnh nhất đã từng làm ra cho Asgard, để có thể giết chết Thanos. Và một điều đáng kinh ngạc là chiếc rìu này có thể chế ngự cả 6 viên đá vô cực, như khi chúng ta chứng kiến trong cuộc chạm trán cuối cùng giữa Thor và Thanos trong Infinity War, lúc mà chiếc rìu bay tới Thanos - trước đòn tấn công từ Găng tay vô cực - mà không hề bị giảm tốc độ.
Thor có thể không thành công trong việc giết chết Thanos nhiều lý do là vì anh ta đang bị chi phối vì lòng thù hận nên ra tay không chính xác chứ không phải vì cây rìu không thể. Đây thật là thứ vũ khí có thể giết chết Titan, chỉ với một cú "trời giáng". Vậy quyền năng thật sự của nó là gì để có thể làm được điều đó?
Quyền năng của Stormbreaker trong Infinity War
Tất cả vũ khí của người lùn đều được rèn từ Uru. MCU đã không tiết lộ nhiều về phiên bản của loại khoáng vật quý hiếm này trong các bộ phim, nhưng trong truyện tranh thì Uru chỉ được tìm thấy trên Nidavellir. Nó có khả năng đặc trưng và duy nhất là tích trữ và hấp thụ năng lượng, đặc biệt là năng lượng phép thuật; điều đó đồng nghĩa là những năng lượng phép thuật thần bí có thể ẩn chứa trong Uru. Những người sử dụng vũ khí Uru sẽ có một liên kết mật thiết với nó, và nhiều chiến binh vĩ đại nhất của Asgard thường sử dụng các vũ khí như rìu, búa và những thợ chế tác vũ khí từ Uru riêng biệt của họ.
Phiên bản Uru trong MCU dường như tương tự như truyện tranh, trong phần giải thích sức mạnh của Hofund và Gungir ở ba phần truyện của Thor. Điều này có khả năng giải thích rằng tại sao Stormbreaker vô cùng rất mạnh trong Avengers: Infinity War, nó có thể hấp thụ và điều khiển năng lượng hiệu quả hơn bất cứ thứ gì mà Người lùn đã rèn trước đó trong MCU.
Hẳn chúng ta còn nhớ một trong những phân đoạn ngoạn mục nhất trong Infinity War chính là khi Thor chấp nhận đánh đổi mạng sống của mình để Eitri rèn ra thứ vũ khí giết chết Thanos. Sau khi thành công làm sống dậy ngôi sao đã nguội lạnh, Thor dường như cận kề với cái chết, và khi tay anh chạm vào chiếc Stormbreaker thì khả năng tự chữa lành vốn có của vị Thần Sấm trở nên quyền năng hơn, chỉ trong vài giây ngắn ngủi đó.
Và cuối cùng chúng ta cũng được chứng kiến sức mạnh của Stormbreaker trong cảnh cuối cùng của Infinity War. Thor ném chiếc rìu vào Thanos, và hắn cố gắng làm chệch hướng đi của cây rìu nhờ vào quyền năng của 6 viên đá vô cực, nhưng hoàn toàn thất bại. Điều này có thể thấy vũ khí lợi hại này của Thor có một quyền năng tiềm ẩn có thể "phá vỡ" cả 6 viên đá vô cực.
Stormbreaker trong trận chiến Infinity War không phải là Stormbreaker trong phiên bản truyện tranh
Cái tên "Stormbreaker" được sử dụng trong Infinity War của MCU thật ra được lấy cảm hứng từ phiên bản truyện tranh. Trong truyện, đây là thứ vũ khí có quyền năng tương đương với cây Mjolnir, được "phù phép" bởi Odin và là vũ khí ưa thích của Beta Ray Bill
Ngoài ra anh em nhà Russos có vẻ cũng lấy cảm hứng từ một thứ vũ khí của người Asgard khác trong truyện tranh đó là Jarnbjorn. Đây là một chiếc rìu chiến đấu được tạo ra bởi tác giả Jason Aaron vào hồi năm 2013, nhằm thay thế cho cây búa Mjolnir, trở thành vũ khí cộp mác con trai Odin.
Ở chính nơi Mjolnir được rèn như một món quà cho Thor, Jarnbjorn cũng đã được tạo ra và phù phép ở đó với một mục đích đặc biệt: cung cấp cho Thần Sấm một vũ khí tối thượng, một thứ thậm chí có thể giết Celestials. Thor "ếm bùa" bằng máu của mình lên Jarnbjorn, "chúc phúc" rằng nó sẽ không bao giờ bị phá hủy. Kết quả là, nó thậm chí còn có thể chống lại nguồn năng lượng cực khủng từ Apocalypse, và các chùm tia của nó có thể phá hủy bất kỳ công cụ Uru nào khác.
Những điểm tương đồng giữa Stormbreaker của MCU và Jarnbjorn của truyện tranh là rất rõ ràng; cả hai đều được tạo ra nhằm mục đích giết chết các mối mối đe dọa của vũ trụ, cả hai dường như có thể chống lại ngay cả những cuộc tấn công dựa trên nguồn năng lượng tàn phá nhất.
Nhưng trong việc chống lại sức mạnh của 6 viên đá vô cực, Stormbreaker đã chứng minh bản thân vượt trội hơn so với bất kỳ thứ vũ khí nào từng xuất hiện trong truyện tranh trước đây, cũng như là thứ vũ khí mạnh nhất trong toàn bộ MCU cho đến hôm nay.
Theo Trí Thức Trẻ
Phim siêu anh hùng thống lĩnh giải thưởng Teen Choice Awards 2018 Các bom tấn siêu anh hùng nổi bật trong năm qua như "Avengers: Infinity War", "Black Panther", "Jurassic World 2" đều lần lượt được xướng tên tại Teen Choice Awards 2018. Tối 12/8 (giờ địa phương), lễ trao giải Teen Choice Awards 2018 đã diễn ra tại nhà thi đấu The Forum ở bang California, Mỹ. Là giải thưởng dành cho khán giả...