Các ông lớn xăng dầu ‘ngấm đòn’ COVID-19, lỗ nặng
Trước tác động kép của Covid-19 và giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh, các công ty xăng dầu Việt Nam có quý kinh doanh đầu tiên năm 2020 ảm đảm.
Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil) đã có một năm 2019 kinh doanh cực tốt với khoản lời cả năm đạt 230 tỉ đồng nhưng đến quý 1-2020 đã xóa tan mọi thành quả.
Cụ thể, báo cáo tài chính quý 1-2020 của PV Oil vừa công bố cho thấy, khoản lỗ ròng lên đến 423 tỉ đồng, mà một phần nguyên nhân đến từ trích lập giảm giá hàng tồn kho.
Theo ban lãnh đạo PV Oil, do ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu thế giới trong quý 1-2020 làm cho sản lượng kinh doanh xăng dầu nội địa giảm khoảng 11% so với cùng kỳ. Sau khi thực hiện 6 kỳ điều chỉnh giảm dẫn đến giá bán lẻ xăng hiện tại đang ở mức thấp nhất trong vòng 11 năm.
Một cách tương tự, Tổng công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng có một quý đầu năm 2020 ghi nhận lỗ ròng hàng ngàn tỉ đồng. Theo đó, báo cáo tài chính quý 1-2020 của BSR cho thấy, công ty này lỗ sau thuế hơn 2.330 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gần 3.000 tỉ đồng.
Ông Đinh Thái Hà, Phó tổng giám đốc BSR cho biết, những tháng đầu năm 2019, giá dầu thô tăng từ 57,39 USD/thùng lên 66,12 USD đã giúp công ty kinh doanh có lợi nhuận do tồn kho có giá thấp hơn thị trường.
Video đang HOT
Tuy nhiên sang đến quý 1-2020, giá dầu từ 67,02 USD vào cuối năm 2019 xuống còn 31,83 USD vào tháng 3-2020. Hệ quả dẫn đến giá tồn cao hơn giá thị trường. Với chênh lệch giá như vậy, BSR đã thua lỗ.
“Ngoài giá dầu giảm sâu, dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu dầu trong nước giảm mạnh do các khách hàng của công ty không tiêu thụ được hàng hóa. Với giá dầu giảm mức kỷ lục và Covid nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh công ty”, ông Hà nói.
Theo báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex) ước lỗ 572 tỉ đồng do trích lập dự phòng hàng tồn kho tăng. Doanh thu quý đầu năm cũng ước đạt gần 28.500 tỉ đồng, giảm hơn 1.700 tỉ so với cùng kỳ 2019.
Cần minh bạch Quỹ bình ổn xăng dầu
Quỹ bình ổn xăng dầu chưa công khai minh bạch được xem là rào cản lớn trong việc bình ổn giá và việc điều hành, quản lý quỹ của nhà nước.
Cách thức hoạt động Quỹ bình ổn xăng dầu hiện nay chưa phù hợp - Ảnh: Internet
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - Phó Trưởng Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83 cho biết, Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Nghị định 83 đã thống nhất giữ lại Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì một số lý do quan trọng.
Ông Đông lý giải, việc giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để có công cụ điều tiết và bình ổn giá phù hợp nhằm kiểm soát CPI, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Việc sửa đổi lần này vẫn theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, muốn điều tiết và can thiệp thị trường vẫn cần phải có công cụ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khi vấn đề công khai, mình bạch chưa được rõ ràng thì quỹ này chưa thể đáp ứng được yếu tố bình ổn giá và việc quản lý điều hành của nhà nước hiện nay.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng về cơ bản, quỹ BOG hoạt động từ tiền túi này sang túi khác. Tức là dùng tiền của người tiêu dùng góp vào, sau đó được chính doanh nghiệp quản lý trước sự đồng thuận của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Thực chất, sự can thiệp này chỉ khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới không đồng nhất, méo mó thị trường.
Đặc biệt, theo vị chuyên gia này, quỹ bình ổn xăng dầu thiếu minh bạch khiến người tiêu dùng không biết vận hành theo nguyên tắc, cách thức nào. Ví dụ, người tiêu dùng nộp tiền 300đồng/lít vào quỹ theo quy định nhưng không biết sử dụng như thế nào. Vị chuyên gia này cho rằng, để kiểm soát lạm phát, người quản lý có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: chính sách tệ, tài khóa công và chính sách giá cả.
Mặc dù quan điểm của Bộ Công Thương là tiếp tục giữ Quỹ bình ổn để điều tiết thị trường xăng dầu, nhưng nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lại ủng hộ bỏ quỹ này.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cũng nhiều lần kiến nghị các bộ, ngành và Chính phủ xem xét lại việc sử dụng, duy trì quỹ này. Hiệp hội cho rằng việc trích lập Quỹ 300 đồng một lít theo quy định tại Nghị định 83 đang khiến người tiêu dùng chịu thiệt.
Theo VINPA, việc trích lập Quỹ bình ổn khiến người tiêu dùng chịu thiệt thòi hơn là được lợi vì bản chất là người tiêu dùng đang ứng trước cho quỹ. Bên cạnh đó, việc sử dụng quỹ mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu.
Theo đó, việc bỏ Quỹ bình ổn để lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường, giá xăng dầu trong nước diễn biến theo xu hướng chung của giá thế giới. Mặt khác, khi bỏ Quỹ bình ổn, tính minh bạch công khai trong việc điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống các doanh nghiệp đầu mối.
Các đầu mối nhập khẩu xăng dầu cũng phản ánh nhiều bất hợp lý của Quỹ bình ổn như việc phải trích 300 đồng/lít lợi nhuận định mức và phải gửi vào một tài khoản cố định. Khoản lãi sẽ nhập vào gốc, doanh nghiệp hoàn toàn không được động vào số tiền này. Nhưng khi quỹ âm, doanh nghiệp phải vay ngân hàng lãi suất 7-8%/năm hoặc bỏ vốn của mình để bù đắp.
Số liệu của Bộ Tài chính từng cho thấy, đến hết ngày 30.6.2019, quỹ bình ổn xăng dầu âm 499,932 tỉ đồng. Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã liên tục rơi vào tình trạng âm trong suốt thời gian dài. Trước đó, số dư quỹ tại thời điểm 31.12.2018 là 3.504,376 tỉ đồng. Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết quý I năm 2019 là âm 620,643 tỉ đồng.
14 đơn vị kinh doanh xăng dầu âm Quỹ bình ổn giá xăng dầu, trong đó Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOil) có số âm quỹ lớn nhất là âm 533.256 tỉ đồng; Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ với số dư quỹ là âm 62.448 tỉ đồng.
Phản hồi thắc mắc về việc công khai quỹ, ông Đông cho biết Ban soạn thảo sửa đổi Nghị định 83 sẽ thiết kế một mục riêng về quỹ BOG với các nội dung làm thế nào để sử dụng công khai, minh bạch, hiệu quả hơn, bám sát với giá thế giới cũng như chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong sử dụng quỹ.
Ông Đông nói: "Chúng tôi cũng sẽ đưa ra cơ chế xử lý quỹ âm như thế nào, mặc dù tình huống này không thường xuyên xảy ra. Theo đó, có thể yêu cầu DN gửi quỹ vào ngân hàng với kỳ hạn 1 tháng và phải công khai con số đầy đủ sau mỗi tháng. Ngân hàng phải có trách nhiệm cho vay trong tình huống quỹ âm cũng với thời hạn 1 tháng".
Tuyết Nhung
Theo Motthegioi.vn
Dừng gần 300 thỏa thuận khai thác dầu khí tại Montana, Mỹ Thẩm phán Tòa án quận Montana, Brian Morris, ngày 1/5 đã ra phán quyết dừng gần 300 thỏa thuận khai thác dầu khí trên đất Liên bang tại quận này đã được Cục Quản lý Đất đai (BLM) thuộc Bộ An ninh Nội địa thông qua và yêu cầu cơ quan này tiến hành phân tích kỹ lưỡng tác động về môi trường...