Các ‘ông lớn’ nhà nước đang vay nợ ngân hàng bao tiền?
Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động năm 2014 của các doanh nghiệp nhà nước vừa được Chính phủ ban hành đã chỉ rõ những doanh nghiệp đang ‘ôm’ khoản nợ lớn.
Theo đó, báo cáo hợp nhất cho thấy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 1,41 lần (có 28 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần; công ty mẹ là 23 đơn vị ).
Trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty là 553.014 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2013.
Báo cáo chỉ rõ một số đơn vị có số nợ vay từ các NHTM & TCTD tương đối lớn như: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (174.434 tỷ đồng); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (108.457 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (46.170 tỷ đồng); Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (32.282 tỷ đồng); Tổng công ty Sông Đà (20.327 tỷ đồng); Tổng công ty Xi măng Việt Nam (15.729 tỷ đồng)…
Ngoài số tiền vay từ các NHTM và TCTD, một số Công ty mẹ thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lũy kế giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành tính đến 31/12/2014 của các Công ty mẹ, bao gồm: Công ty mẹ – Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản VN phát hành 12.500 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Becamex Bình Dương phát hành 7.200 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát hành 2.000 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Sông Đà phát hành 1.500 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phát hành 522 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, phát hành 1.000 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng số 1 phát hành 700 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Thái Sơn phát hành 100 tỷ đồng.
Được biết, theo báo cáo hợp nhất, nợ nước ngoài của các tổng công ty, tập đoàn đang là 381.419 tỷ đồng bao gồm vay ngắn hạn là 26.955 tỷ đồng; vay dài hạn là 354.464 tỷ đồng.
Trong đó: Vay lại vốn ODA của Chính phủ là 117.986 tỷ đồng; Vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 124.104 tỷ đồng; Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 91.879 tỷ đồng; Còn lại là các hình thức huy động khác.
Với báo cáo của các Công ty mẹ, nợ nước ngoài là 253.450 tỷ đồng. Trong đó, Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 161.891 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 27.347 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là 20.305 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc là 18.525 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là 12.138 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo báo cáo hợp nhất, hệ số nợ tổng quát (tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn) bình quân là 0,56 lần (Công ty mẹ là 0,44 lần). Tổng số nợ phải trả là 826.250 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013. Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 0,8 lần.
Theo Bizlive
19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lỗ lũy kế tới 24.000 tỷ đồng
19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế trên 24 nghìn tỷ đồng, riêng Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) là 20.687 tỷ đồng.
Báo cáo Quốc hội về tình hình, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chính phủ cho biết, các doanh nghiệp khối này có tổng vốn chủ sở hữu là 1.112.445 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2013.
Số vốn góp của Nhà nước tại 15 tổng công ty nhà nước đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trong năm 2014 là 63.987 tỷ đồng.
Khối tập đoàn có doanh thu lớn
Các con số đều theo báo cáo hợp nhất, năm 2014 tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty đạt 1.572.050 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013. Còn các công ty mẹ, tổng doanh thu đạt 852.212 tỷ đồng, tăng 8%.
Về lỗ lũy kế, sau Vinalines là Tổng công ty Lương thực miền Nam với 1.125 tỷ đồng.
Báo cáo nêu rõ, tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản bình quân là 0,56 lần và tỷ lệ doanh thu/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,41 lần. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 2%.
Cụ thể hơn, Chính phủ cho biết mức doanh thu lớn tập trung chủ yếu ở khối tập đoàn.Trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đạt 381.359 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam 209.241 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông Quân đội đạt 193.003 tỷ đồng.
Doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là 80.205 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng không Việt Nam đạt 70.611 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đạt 68.495 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đạt 41.234 tỷ đồng và Tổng công ty Viễn thông Mobifone đạt 36.258 tỷ đồng.
Doanh thu tăng trưởng 2% nhưng lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty giảm 2%, đạt 175.569 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 16%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản năm 2014 là 6,3%.
Chính phủ cho biết, sau quá trình tái cơ cấu, bước đầu một số doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả và bù đắp lỗ lũy kế của các năm trước như Tổng công ty Cà phê Việt Nam đạt 80 tỷ đồng; Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện -VTC đạt 77 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đạt 70 tỷ đồng...
Lỗ phát sinh gần 5.000 tỷ
Vẫn theo báo cáo hợp nhất của 10 tập đoàn, tổng công ty (bao gồm số lỗ phát sinh của công ty mẹ và công ty con của tâp đoàn, tổng công ty) là 4.901 tỷ đồng. Còn lỗ phát sinh theo báo cáo của công ty mẹ là 1.753 tỷ đồng.
Có 19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 24.451 tỷ đồng và 10 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 2.891tỷ đồng, Chính phủ thông tin.
Đứng đầu cả lỗ phát sinh (3.179 tỷ đồng) và lỗ lũy kế (20.687 tỷ đồng) là Vinalines.
Một số doanh nghiệp được nêu trong danh sách lỗ phát sinh là Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Nam 873 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng ông nghiệp 31 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty 15 - Bộ Quốc phòng 181 tỷ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên Haprosimex - Hà Nội 283 tỷ đồng.
Với lỗ lũy kế, sau Vinalines là Tổng công ty Lương thực miền Nam với 1.125 tỷ đồng; Tổng công ty 15 - Bộ Quốc phòng (569 tỷ đồng), Công ty TNHH một thành viên Haprosimex - Hà Nội (500 tỷ đồng), Tổng công ty Sông Đà (413 tỷ đồng)...
Năm 2014, tổng các khoản phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước đạt 250.857 tỷ đồng, giảm 2% so với thực hiện năm 2013, báo cáo nêu rõ.
Từ các số liệu này, Chính phủ đánh giá, kết quả hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty chưa cao. Có tập đoàn, tổng công ty báo cáo hoạt động của công ty mẹ có lãi, nhưng báo cáo hợp nhất vẫn bị lỗ và lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất đến thời điểm hết năm tài chính 2014 còn cao hơn thời điểm hết năm tài chính 2013.
Phân tích theo lĩnh vực, Chính phủ cho rằng xây dựng, kinh doanh bất động sản còn gặp khó khăn. Hầu hết hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty đều dựa trên vốn vay.
Song thông qua giải pháp hạ mặt bằng lãi suất, hỗ trợ tín dụng cho vay mua nhà đã giảm thiểu chi phí tài chính, chi phí lãi vay cho doanh nghiệp hỗ trợ thị trường bất động sản hồi phục tích cực và có tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đối với lĩnh vực dầu khí, báo cáo cho biết, giá dầu suy giảm mạnh từ tháng 10/2014 nên tình hình thu ngân sách gặp khó khăn. Tuy nhiên, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch tất cả các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính và sản xuất, kinh doanh năm 2014 với sản lượng khai thác quy dầu tăng 4,3% so với năm 2013.
Nhưng xét theo số liệu báo cáo hợp nhất của toàn tập đoàn các chỉ tiêu đều giảm nhẹ. Cụ thể, doanh thu giảm 6%, lợi nhuận trước thuế giảm 4%, số phát sinh phải nộp ngân sách giảm 1% so với thực hiện năm 2013./.
Theo VnEconomy
DNNN lún sâu trong nợ nần trăm ngàn tỷ Nhiều Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước vẫn đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất và bức tranh tài chính không an toàn. 28 đơn vị có hệ số nợ đã cao hơn ngưỡng an toàn, lên tới hơn 48 lần. "Ôm" nợ khó đòi hàng ngàn tỷ Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, tình hình tài...