Các ông chủ hoảng loạn tìm mua phần mềm gián điệp, theo dõi nhân viên đang làm việc tại nhà
“Chúng tôi đang theo dõi các anh. Chúng tôi đang ghi lại những gì các anh gõ trên bàn phím. Chúng tôi đang xem những trang web mà các anh vừa truy cập. Và cứ mỗi 10 phút, chúng tôi sẽ chụp ảnh màn hình máy tính của các anh”.
Một email được gửi từ ông chủ đến các nhân viên của công ty cổ phần Axos Financial Inc.
“Chúng tôi đang theo dõi các anh. Chúng tôi đang ghi lại những gì các anh gõ trên bàn phím. Chúng tôi đang xem những trang web mà các anh vừa truy cập. Và cứ mỗi 10 phút, chúng tôi sẽ chụp ảnh màn hình máy tính của các anh.
Vì vậy hãy làm việc đi, hoặc sẽ phải đối mặt với hậu quả”.
CEO Gregory Garrabrants của ngân hàng Axos Bank, công ty mẹ của Axos Financial, cho biết: “Chúng tôi đã thấy nhiều cá nhân lợi dụng lúc công ty cho phép làm việc tại nhà để nghỉ ngơi thay vì làm việc. Nếu các nhiệm vụ công việc hàng ngày không được hoàn thành, các nhân viên sẽ phải chịu hình thức kỷ luật, nặng nhất có thể là đuổi việc”.
Theo báo cáo của Bloomberg, Axos Financial là một trong số những công ty đang áp dụng biện pháp đặc biệt, để giúp nhân viên của mình giữ vững năng suất và hoàn thành công việc, trong khi phải làm việc ở nhà vì dịch bệnh Covid-19. Và biện pháp đặc biệt đó chính là cài đặt phần mềm theo dõi vào máy tính cá nhân của các nhân viên.
Đây có lẽ là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp có thể giám sát các nhân viên làm việc từ xa. Việc giám sát kỹ thuật số đã được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên chưa bao giờ nhân viên được yêu cầu cài đặt một phần mềm theo dõi trên máy tính cá nhân của họ cả. Điều này dường như vi phạm quyền riêng tư cá nhân.
Video đang HOT
Rất nhiều nhân viên đã phàn nàn về việc bị theo dõi thái quá. Nhưng cũng có nhiều người trong số họ mới bắt đầu làm việc tại nhà, và không thể cản nổi sự cám dỗ của một giấc ngủ trưa, hay lướt Facebook, xem YouTube, hoặc bận việc con cái.
Số lượng đặt mua các phần mềm giám sát như vậy đang tăng chóng mặt. CEO Brad Miller của công ty phần mềm giám sát InterGuard cho biết: “Các công ty đang tranh nhau. Họ đang cố gắng để cho phép nhân viên của mình làm việc tại nhà, nhưng đồng thời cũng muốn nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc”.
Đại diện của Axos Bank, ông Gregory Frost nói rằng: “Việc tăng cường theo dõi và giám sát các nhân viên làm việc tại nhà mà chúng tôi đang thực hiện, sẽ đảm bảo lực lượng lao động đó tiếp tục làm việc và giữ năng suất cao”.
Tuy nhiên, ông Frost từ chối trả lời câu hỏi của Bloomberg, về việc Giám đốc điều hành Gregory Garrabrants có bị giám sát tương tự khi làm việc tại nhà hay không?
Các ông chủ hoảng loạn tìm mua phần mềm gián điệp
Trong bối cảnh các thành phố lớn tại Châu Âu bị phong tỏa, nhiều công ty phải cho nhân viên của mình làm việc tại nhà vì dịch bệnh, các công ty phần mềm như InterGuard, Time Doctor, Teramind, VeriClock, innerActiv, ActivTrak và Hubstaff đang nhìn thấy một cơ hội rất lớn.
Số lượng đơn đặt hàng phần mềm giám sát của ActivTrak đã tăng gấp 3 lần chỉ trong vài tuần vừa qua. Teramind cũng báo cáo tăng trưởng tương tự. Nhà sáng lập của Jim Mazotas innerActiv cho biết điện thoại đặt hàng liên tục reo.
CEO Brad Miller của InterGuard so sánh phần mềm theo dõi cũng giống như camera an ninh trong các ngân hàng: “Đó không phải là vì sự thiếu tin tưởng, mà là sự thận trọng”. Phần mềm theo dõi của InterGuard còn có thể ngăn chặn việc các nhân viên đánh cắp thông tin khách hàng, hoặc có những hành vi lừa đảo.
“Lời khuyên của tôi là sử dụng nó như một động lực, như một cách để chứng minh với người quản lý rằng bạn có khả năng làm việc một cách tự chủ”, ông Miller chia sẻ.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều người lao động tỏ ra tức giận và phản đối việc bị công ty theo dõi sát sao như vậy. Một bình luận cho rằng: “Quan trọng không phải là việc theo dõi nhân viên. Quan trọng là nếu bạn thuê họ, bạn nên tin tưởng họ. Nếu bạn không tin tưởng họ, không có lý do gì để họ trở thành một phần của công ty cả”.
Một vài ý kiến khác cho rằng nên đánh giá thông qua kết quả làm việc, thay vì quá trình làm việc như thế nào. Có thể họ vừa xem phim, nghe nhạc, chăm con nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc, thì điều đó không đáng bị lên án.
Tất nhiên cả phía doanh nghiệp và người lao động đều có những nỗi khổ của mình. Nhưng hãy nhớ rằng, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, có hàng triệu người đang thất nghiệp, hàng nghìn doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
Nếu bạn vẫn đang có một công việc để làm, vẫn có một ông chủ trả lương cho bạn, thì điều đó đã là rất may mắn rồi. Có thể ông chủ của bạn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, nên hãy chăm chỉ làm việc dù ở văn phòng hay ở nhà, và cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng của phần mềm gián điệp
Theo báo cáo International Privacy Day Report 2020 của Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp, với 7.216 người dùng bị tấn công vào năm 2019.
Tổng số người dùng bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp năm 2019 tại Việt Nam đã tăng 21,54%, từ 5.937 người dùng trong năm 2018.
Giáo viên Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) tập huấn dạy học trực tuyến. Ảnh minh họa: Moet.
Hãng bảo mật Kaspersky vừa tiết lộ số lượng người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp trong năm 2019.
Cũng trong danh sách này, Singapore có số lượng người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp thấp nhất Đông Nam Á năm 2019 với 866 người dùng, đứng thứ 44 trên thế giới.
Internet có mặt ở mọi nơi, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, cùng lượng người dùng trực tuyến không ngừng tăng khiến "bạo lực" mạng xuất hiện và trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trên toàn cầu. Trong đó, tấn công gián điệp trở nên ngày càng phổ biến.
Phần mềm gián điệp có khả năng xâm nhập vào thông tin của người dùng, giúp thủ phạm truy cập tin nhắn, hình ảnh, thông tin mạng xã hội, định vị, âm thanh hoặc video của nạn nhân. Các phần mềm gián điệp chạy ẩn trong thiết bị mà không được sự nhận thức và cho phép của người dùng.
Trong vài năm qua, vấn đề về gián điệp mạng đang ngày càng nghiêm trọng. Số người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp đã tăng 35%, từ 27.798 năm 2018 lên 37.532 vào năm 2019. Các loại phần mềm gián điệp cũng gia tăng. Kaspersky đã phát hiện 380 biến thể của phần mềm gián điệp trong năm 2019 - nhiều hơn 31% so với năm 2018.
Về các mã độc gián điệp được cài cắm trên thiết bị Windows, 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2019 là Nga, Ấn Độ và Đức.
Theo viet times
CEO Reddit gọi TikTok là "ký sinh trùng" và là "phần mềm gián điệp" CEO Reddit, ông Steve Huffman đã gọi TikTok "về bản chất là một dạng ký sinh trùng" tại một sự kiện thảo luận vào thứ 4 vừa qua, đồng thời đưa ra lời khuyên mọi người không nên cài đặt "phần mềm gián điệp" này. Tuyên bố của Huffman được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang theo dõi sát cách...