Các ổ dịch Covid-19 mới xuất hiện khắp Úc
Đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Sydney liên quan đến biến chủng Delta đã tăng lên 110 trường hợp, trong các ổ dịch mới xuất hiện tại những vùng khác của nước Úc.
Cảnh tượng tất bật ở bãi biển Bondi, Sydney . AFP/GETTY
Những ổ dịch nhỏ đã được ghi nhận ở các bang Northern Territory, Queensland và Western Australia, theo Hãng tin BBC hôm 28.6.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều tháng dịch bệnh lại trỗi dậy tại nhiều khu vực của Úc, buộc ủy ban ứng phó dịch Covid-19 ở cấp bang và toàn quốc phải nhóm họp khẩn cấp vào đầu tuần.
Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg gọi đây là thời khắc then chốt của quốc gia, trong bối cảnh nhiều bang đóng cửa ranh giới và áp dụng các biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Thành phố Sydney bước vào đợt phong toả nghiêm ngặt
“Tôi cho rằng nước Úc đang tiến vào giai đoạn mới của dịch Covid-19, với biến chủng Delta lây lan mạnh hơn”, Đài ABC News dẫn lời ông Frydenberg.
Số ca Covid-19 tăng không những buộc các thành phố Sydney và Darwin phải tiến hành phong tỏa, mà 4 bang cũng phải thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Trong khi đó, Hãng hàng không Virgin Australia hôm 27.6 cho hay đã liên lạc với hành khách và phi hành đoàn trên 5 chuyến bay nội địa gần đây sau khi một thành viên của phi hành đoàn nhận kết quả dương tính ở Melbourne.
Tại Anh, bộ trưởng quốc phòng và 6 tư lệnh cấp cao nhất của quân đội Anh buộc phải tự cách ly sau khi tướng Nick Carter, tham mưu trưởng lực lượng vũ trang, được chẩn đoán mắc Covid-19 sau cuộc họp hồi tuần rồi, theo báo The Guardian.
Chủng Delta lan như "cháy rừng", thế giới đau đầu tìm cách ngăn chặn
Chủng virus SARS-CoV-2 dễ lây lan nhất thế giới mang tên Delta đang gây ra cơn "đau đầu", khiến các giới chức các quốc gia và vùng lãnh thổ đưa ra 2 xu hướng đối phó khác biệt.
Phu đào huyệt Brazil tiến hành chôn tập thể các nạn nhân Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Từ London (Anh) tới New York (Mỹ) tới Hong Kong (Trung Quốc), biến chủng Delta đang gây ra mối đe dọa với kế hoạch đưa xã hội trở lại vận hành bình thường như trước khi dịch Covid-19 diễn ra.
Tại châu Âu và Bắc Mỹ, sự lây lan nhanh chóng của biến chủng lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ đã đặt ra rất nhiều băn khoăn về viễn cảnh một mùa hè bình thường, dù tỷ lệ tiêm chủng ở các quốc gia này khá cao so với mặt bằng chung của thế giới.
Tại nhiều khu vực, biến chủng Delta, bị Tổ chức Y tế Thế giới gọi là "chủng dễ lây lan nhất thế giới", đang xuyên thủng những phòng tuyến chống dịch hay các hình mẫu tiêm chủng của thế giới. Delta khiến nhiều chính phủ đau đầu đặt ra câu hỏi về đối sách ứng phó rằng họ nên tiếp tục lệnh phong tỏa hay tìm cách sống chung với mầm bệnh.
Tại Anh, Delta đã chiếm 99% số ca Covid-19 mới trong thời gian qua. Trong khi đó, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu cảnh báo rằng, biến chủng này dự kiến sẽ chiếm 90% số ca Covid-19 tại châu lục vào tháng 8.
Tại Mỹ, nhà dịch tễ học hàng đầu Anthony Fauci cho biết, Delta hiện chiếm 20% ca bệnh mới ở nước này và sẽ trở thành chủng virus chủ đạo trong vài tuần tới, đặt ra thách thức "lớn nhất" trong nỗ lực hồi phục của đất nước hậu dịch bệnh.
Tại Indonesia và Thái Lan, những nước có tỷ lệ tiêm chủng ở mức 1 chữ số, Delta đang bùng nổ, khiến chính quyền phải bắt đầu áp dụng các biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn.
Duy trì biện pháp cứng rắn
Tại châu Á - Thái Bình Dương, nơi có tỷ lệ tiêm chủng tương đối thấp, các quốc gia có ít ca Covid-19 đang đứng giữa ngã ba đường để cân nhắc xem họ nên tiếp tục áp dụng các biện pháp chặt chẽ, hay mở cửa biên giới để khôi phục nền kinh tế bị ảnh nghiêm trọng trong hơn một năm qua.
"Sự bùng nổ của Delta là lý do mà các bên tỏ ra cẩn thận, đặc biệt là ở các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì vậy, mấu chốt để không bị bỏ lại phía sau là phải tăng tốc tiêm chủng", chuyên gia Michael Plank, từ Đại học Canterbury New Zealand cho hay.
Trong khi đó, nhà dịch tễ học Thira Woratanarat từ Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, nhận định rằng chủng Delta sẽ trở thành chủng chủ đạo tại châu Á trước cuối năm nay. Ông khuyến cáo rằng, việc mở cửa lại nên phụ thuộc vào sự kết hợp giữa tốc độ tiêm chủng, biện pháp kiểm dịch hiệu quả và năng lực xét nghiệm cũng như y tế.
Chuyên gia Woratanarat nói: "Mở cửa đất nước cho hoạt động thương mại và du lịch quốc tế là cần thiết đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cần học hỏi từ một số quốc gia chống dịch thành công rằng cần đạt được ba yếu tố trước khi mở cửa".
Zoe Hyde, nhà dịch tễ học từ Đại học Tây Australia, cho biết: "Delta chắc chắn là dễ lây lan hơn và đặt ra thách thức khổng lồ với các quốc gia có nguồn vắc xin hạn chế. Nếu có bài học nào chúng ta rút ra được từ năm ngoái thì thà phản ứng thái quá với dịch bệnh còn hơn là ứng phó khi mọi chuyện đã quá muộn".
Học cách sống chung với dịch
Vắc xin được xem là mang lại "ánh sáng cuối đường hầm" cho nỗ lực dập dịch của thế giới (Ảnh: Reuters).
Dù Delta khá nguy hiểm, nhưng các chuyên gia vẫn đang chia rẽ về mối đe dọa thực sự của nó, khi có ý kiến cho rằng virus dường như tấn công nhóm chưa tiêm chủng. Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng liệu việc tiếp tục trì hoãn mở cửa và tái khởi động kinh tế có cần thiết hay không khi tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên.
Donald Low, một giáo sư về chính sách công tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong, cho rằng đã tới lúc các quốc gia, vùng lãnh thổ cần phải học cách sống chung với mầm bệnh.
"Sự thật là việc nhiều chủng dễ lây nhiễm hơn xuất hiện là bằng chứng cho thấy Covid-19 sẽ khó có thể bị loại bỏ hoàn toàn và chúng ta cần tiêm vắc xin để chúng ta có thể trở lại sống bình thường. Vì vậy, việc có thêm chủng dễ lây nhiễm hơn không phải là lý do để tiếp tục siết chặt các biện pháp chống dịch. Từ góc nhìn chi phí - lợi nhuận, việc xuất hiện nhiều biến chủng dễ lây lan hơn có nghĩa là để đạt được trạng thái sạch hoàn toàn Covid-19, xã hội sẽ phải trả giá nhiều hơn", ông Low nói, nhấn mạnh rằng đã đến thời điểm mà các chính phủ cần bắt đầu nghĩ về việc "chuyển từ biện pháp nghiêm ngặt sang nỗ lực giảm thiểu thiệt hại".
Chuyên gia nhấn mạnh các biện pháp cứng rắn là cần thiết cho giai đoạn đầu của dịch nhưng "không nên kéo dài thêm nữa".
Gần đây nhất, Singapore được cho là đang lên kế hoạch để quốc gia này "sống bình thường với dịch bệnh".
Trong khi đó, giáo sư Gigi Foster từ Đại học New South Wales cho rằng, chính phủ nên hướng tới việc chấm dứt tình trạng đóng cửa biên giới và ổn định chính sách thay vì phong tỏa liên tục và nên chấp nhận việc xã hội phải sống chung với dịch đồng thời hướng tới mục tiêu giảm thiểu thiệt hại về người.
Israel "tá hỏa" khi vừa trở về như thời chưa dịch Không lâu sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế để cuộc sống dần trở lại bình thường, Israel đối mặt với tình trạng số ca mắc Covid-19 tăng mạnh, buộc nước này áp đặt trở lại quy định trước kia. Cuộc sống ở Israel đã trở về gần mức trước đại dịch nhờ chương trình tiêm chủng (Ảnh: AFP). Giới chức...