Các ổ dịch COVID -19 được kiểm soát tốt
Chiều 5/2, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các thành viên thống nhất nhận định, dịch bệnh trên cả nước được kiểm soát tốt từ các ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh đến tình hình ở Hà Nội, Gia Lai, Bình Dương, TPHCM…
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh: T.Hà
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh đang có ca bệnh cần tiếp tục huy động nguồn lực tối đa, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế triển khai các biện pháp truy vết tích cực, khoanh vùng, cách ly kịp thời, xét nghiệm diện rộng. Chú trọng thực hiện phong tỏa nhiều lớp, truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời. Các tỉnh, thành phố đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thay đổi chiến lược, nâng các biện pháp đáp ứng cao hơn một mức so với đợt dịch trước, trong đó thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg hoặc hạn chế tập trung đông người theo Chỉ thị 15/CT-TTg phù hợp cho từng địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao.
Xác định các F1 là trường hợp nhiễm bệnh, từ đó truy ra F2, coi F2 gần như F1 và vừa truy vết vừa phải khoanh vùng ngay, khoanh vùng rộng và lấy mẫu toàn bộ người dân tại các khu vực lây nhiễm cộng đồng. Thực hiện nghiêm việc cách ly; khoanh vùng hẹp hoặc nới lỏng khi tất cả các trường hợp đều âm tính; yêu cầu người dân toàn thành phố bắt buộc phải đeo khẩu trang; hạn chế tập trung đông người ở khu vui chơi, giải trí; tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu…
Về việc kiểm soát đi lại của người dân tại những địa phương có dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ đang xây dựng và sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vùng có dịch. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định khu vực ổ dịch và phong tỏa.
Video đang HOT
iều chỉnh thời gian cách ly tập trung
Vừa qua, chúng ta quy định thời gian cách ly tập trung là 21 ngày (trước đó, quy định 14 ngày). Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy chủng virus mới có hệ số lây cao hơn, thời gian khởi phát nhanh hơn nhưng thời gian ủ bệnh của tất cả các biến thể của SARS-CoV-2 đều vào khoảng từ 14 ngày. Vì vậy, Bộ Y tế đang xem xét những phân tích khoa học cuối cùng để có văn bản điều chỉnh thời hạn cách ly tập trung. Thực tế, các nước trên thế giới cũng đang thực hiện cách ly tập trung 14 ngày.
Qua thực tiễn chuyến xe từ Điện Biên (xe khách đường dài) bắt thả khách dọc đường, các chuyên gia, thành viên Ban Chỉ đạo đặc biệt lo ngại, vì chuyến xe này chứa nhiều rủi ro. Gần Tết, người dân đi lại nhiều nên cần kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch trong lĩnh vực giao thông vận tải, nhất là vận chuyển hành khách công cộng (taxi, xe khách, máy bay…); yêu cầu xử lý thật nghiêm những xe khách chở quá số người quy định, không tuân thủ quy định phòng chống dịch; đề nghị bà con thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, phòng chống dịch khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Những bệnh nhân tái dương tính SARS-CoV-2 có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng?
Các chuyên gia cho rằng những ca tái dương tính với SARS-CoV-2 hầu như không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tái dương tính với SARS-CoV-2 tức là bệnh nhân được chữa khỏi bệnh, sau đó xét nghiệm lại vẫn cho kết quả dương tính. Nhưng tình huống này có thể lý giải rằng quá trình xét nghiệm phát hiện ra gene di truyền của virus hoặc là "mảnh virus" (xác virus) chứ không phải bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 trở lại.
Theo PGS Nga, khi xét nghiệm, các tàn tích của virus còn sót lại sẽ xuất hiện những trường hợp cho ra kết quả dương tính. Những tàn tích này của SARS-CoV-2 trong cơ thể người bệnh nhân thường rất ít. Ngoài ra, lúc này "xác virus" cũng đã suy yếu, khả năng gây bệnh cho người khác là hầu như không có. Vì vậy người dân không nên quá lo lắng.
"Khi có bệnh, cơ thể người sẽ sản sinh ra các kháng thể. Các kháng thể này sẽ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, trong đó có cả virus. Khi virus sạch hoàn toàn nghĩa là khỏi bệnh. Còn lại những tàn dư hay còn gọi là "xác virus" thường rất yếu, không còn khả năng gây bệnh", PGS Nga nói.
Hiện trên thế giới và Việt Nam đều ghi nhận bệnh nhân tái dương tính trở lại với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào tái dương tính rồi lây bệnh cho người khác.
Dù vậy theo PGS Nga, do đây là virus mới, nên để chắc chắn, ngành y tế vẫn khuyến cáo bệnh nhân sau khi đã khỏi bệnh cần tiếp tục cách ly thêm 14 ngày.
Người Hà Nội trở về từ Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Nhận định thêm về nguyên nhân người bệnh tái dương tính sau khi đã khỏi bệnh, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết, việc bệnh nhân tái dương tính cũng phải tính đến quá trình xét nghiệm. Theo đó, lúc lấy mẫu bệnh phẩm không ai có thể đảm bảo 100% là chính xác. Đặc biệt là ở địa phương, chuẩn mực về công tác xét nghiệm không được như tuyến trung ương nên có thể xảy ra tình trạng lấy mẫu chưa chuẩn, dẫn đến nhiều bệnh nhân có kết quả xét nghiệm chưa đúng.
"Đó là lý do tại sao để khẳng định 1 người nhiễm SARS-CoV-2 phải xét nghiệm rất nhiều lần và do nhiều đơn vị khác nhau thực hiện", PGS Nga nhấn mạnh.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nguyên nhân bệnh nhân tái dương tính sau khi đã khỏi bệnh có thể liên quan tới bản chất của xét nghiệm hiện nay là lRT-PCR, tức là lấy một đoạn mồi để phát hiện đoạn gene của virus.
Tuy nhiên, do độ nhạy của phương pháp RT-PCR rất cao, lên tới 98% nên khi chỉ có mảnh virus (xác virus) cũng đều cho kết quả dương tính. Đây chỉ là xét nghiệm mật mã di truyền của virus, không phải phát hiện toàn virus.
Chia sẻ về khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 của những ca tái dương tính, GS Kính cho biết, trên thế giới, cụ thể là một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc... khi theo dõi dịch tễ các ca tái dương tính, các chuyên gia đều thấy rằng những trường hợp này không lây nhiễm cho người khác. Tại Việt Nam, đến nay cũng chưa ghi nhận ca tái dương tính lây bệnh cho người khác sau khi đã ra viện, cách ly tại cộng đồng.
Thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người có thẻ bảo hiểm y tế Trong lúc dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 2418/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (BHXH tỉnh) về việc triển khai thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người có thẻ bảo...