Các nước vùng Vịnh kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt với Syria
Tại cuộc họp bất thường diễn ra ở Kuwait ngày 26/12 để thảo luận về những diễn biến gần đây tại Syria và Liban, Ngoại trưởng các quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh ( GCC) đã kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Syria trong khi chính quyền mới ở Damascus đang tìm cách khẳng định quyền lực của mình.
Người dân bán hàng trên đường phố tại Damascus, Syria. THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, trong một tuyên bố sau cuộc họp, Ngoại trưởng các nước GCC nhấn mạnh:
“Để hỗ trợ về kinh tế cho Syria, Hội đồng Bộ trưởng GCC yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria và kêu gọi tất cả các đối tác, các quốc gia và tổ chức liên quan cung cấp tất cả các phương tiện hỗ trợ cho người dân Syria”.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada và các quốc gia khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với chế độ của cựu Tổng thống Al-Assad từ năm 2011. Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 718 cá nhân và tổ chức liên quan đến Syria. Bộ Ngoại giao Mỹ đã ám chỉ rằng nước này có thể sử dụng các biện pháp đó để khuyến khích “những hành vi tốt” của nhóm Hayat Tahrir Al Sham (HTS) và bất kỳ chính quyền mới nào được thành lập để lãnh đạo Syria. Tuần trước, EU đã tiến hành các cuộc thảo luận về khả năng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Syria, nhưng vấn đề này khó có thể được giải quyết sớm.
Ngoại trưởng các nước vùng Vịnh cũng kêu gọi tất cả các bên ở Syria khởi động một tiến trình đối thoại quốc gia toàn diện nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân Syria về an ninh, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng các nước GCC cũng kêu gọi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ của Syria mà nước này đã đưa quân đội tới sau khi chế độ Tổng thống Bashar Al-Assad sụp đổ vào ngày 8/12.
Kể từ khi chế độ Tổng thống Al-Assad sụp đổ, Israel đã né.m bo.m vào hàng trăm kho vũ khí, căn cứ không quân và hải quân ở Syria cũng như đưa lực lượng vào vùng đệm ở Cao nguyên Golan. Các quan chức Israel đã giải thích động thái này là một biện pháp hạn chế và tạm thời nhằm đảm bảo an ninh biên giới của Israel, song không cho biết khi nào quân đội Israel sẽ rút khỏi khu vực này.
Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria
Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới.
Trong một cuộc họp với các thành viên của cộng đồng Druze ở Syria, ông al-Sharaa tuyên bố tất cả các phe phái đối lập sẽ "bị giải tán và các thành viên sẽ được đào tạo để gia nhập bộ quốc phòng", theo tờ The Telegraph hôm nay 17.12.
"Tất cả sẽ phải tuân theo luật pháp", ông al-Sharaa nói thêm, theo các bài đăng trên kênh Telegram của HTS. Ông cũng nhấn mạnh cần phải đoàn kết trong một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo.
Cựu Tổng thống Syria nói gì trong phát ngôn đầu tiên sau khi bị lật đổ?
"Syria phải duy trì sự thống nhất. Phải có một khế ước xã hội giữa nhà nước và tất cả các tôn giáo để đảm bảo công lý xã hội", ông al-Sharaa nhấn mạnh.
Ông al-Sharaa, hiện được xem là lãnh đạo trên thực tế của Syria, đưa ra tuyên bố trên trong lúc ông tìm cách trấn an các nhóm thiểu số trong và ngoài nước rằng các nhà lãnh đạo lâm thời của nước này sẽ bảo vệ tất cả người dân Syria, cũng như các thể chế nhà nước.
Trong một cuộc họp riêng với một phái đoàn Anh, ông al-Sharaa nói rằng các lệnh cấm vận quốc tế đối với Damascus phải được dỡ bỏ nếu những người tị nạn phải di dời vì chiến tranh muốn trở về.
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Geir Pedersen gặp thủ lĩnh HTS Ahmed al-Sharaa tại Damascus (Syria), trong ảnh được cung cấp ngày 15.12. ẢNH: REUTERS
Ông al-Sharaa đã nói "về tầm quan trọng của việc khôi phục quan hệ" với Anh và nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc chấm dứt mọi lệnh trừng phạt áp đặt đối với Syria để những người Syria phải di dời... có thể trở về đất nước của họ".
Sau khi chính quyền al-Assad sụp đổ hôm 8.12, các nước châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Ý, Thụy Điển và Na Uy cùng một số nước khác cho hay họ đang tạm dừng việc xử lý đơn xin tị nạn từ người Syria, dù không rõ ràng về những gì sắp xảy ra với đất nước này.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh trừng phạt rộng rãi đối với chính quyền al-Assad, bao gồm lệnh cấm bán vũ khí cho Syria và nhập khẩu dầu từ Syria cũng như lệnh cấm đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này.
Các lệnh trừng phạt đã góp phần làm tê liệt nền kinh tế của quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này; lạm phát phi mã đang hoành hành và ít nhất 70% dân số sống trong cảnh nghèo đói, theo The Telegraph.
Sự sụp đổ của chính quyền al-Assad đã khiến các nước phương Tây rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về cách đối phó với HTS, vốn có nguồn gốc từ mạng lưới al-Qaeda.
HTS khẳng định đã từ bỏ chủ nghĩa thánh chiến nhưng vẫn bị Liên Hiệp Quốc và một số nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Anh, cáo buộc vi phạm nhân quyền và vẫn bị Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Anh coi là một nhóm khủn.g b.ố.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại mới của EU là bà Kaja Kallas hôm 16.12 nói rằng khối này nên sẵn sàng nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria nếu giới lãnh đạo mới của Syria thực hiện "các bước tích cực" để thành lập một chính phủ toàn diện và tôn trọng quyền của phụ nữ và các nhóm thiểu số.
"Chúng tôi muốn không thấy chủ nghĩa cực đoan, không cực đoan hóa", bà Kallas nhấn mạnh, đồng thời nói thêm rằng HTS "nói đúng" cho đến nay nhưng nhóm này sẽ bị phán xét dựa trên hành động của họ. Bà Kallas cho biết thêm bà đã cử một nhà ngoại giao cấp cao đến gặp các quan chức thuộc HTS.
Khối tài sản của cựu Tổng thống Assad đang ở đâu? Nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ Bashar Assad có thể đã mang theo hàng tỷ USD và chuẩn bị cho kế hoạch sống lưu vong từ nhiều năm. Tổng thống Syria bị lật đổ Bashar al-Assad (Ảnh: Reuters). Không ai thực sự biết đích xác nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ Bashar Assad cùng gia tộc của ông có bao nhiêu...