Các nước vùng Amazon cam kết bảo vệ vùng rừng nhiệt đới Amazon
Bảy quốc gia nằm ở lưu vực sông Amazon đã tham gia một hội nghị trực tuyến nhằm phối hợp bảo vệ và thúc đẩy ‘ phát triển bền vững’ tại khu vực rừng rậm Amazon – ‘ lá phổi xanh’ của thế giới.
Khói bốc lên từ đám cháy tại rừng Amazon ở bang Mato Grosso, Brazil, ngày 10/8/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 11/8, chính phủ các nước nằm ở lưu vực sông Amazon, bao gồm Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Guyana, Peru và Surinam cam kết tiếp tục bảo vệ khu vực rừng rậm nhiệt đới Amazon – “lá phổi của thế giới.”
Tại hội nghị trực tuyến đánh giá quá trình triển khai Thỏa thuận Leticia về việc bảo vệ rừng Amazon giữa 7 quốc gia nói trên, Tổng thống Colombia Iván Duque đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các quốc gia trong việc bảo vệ “lá phổi của thế giới,” đồng thời kêu gọi các quốc gia chung tay trong việc “đối mặt với những kẻ thù đang tàn phá khu rừng rậm Amazon.”
Theo ông Duque, bảo vệ Amazon có nghĩa là bảo vệ đa dạng sinh học của toàn khu vực.
Về phần mình, Tổng thống Peru Martín Vizcarra tái khẳng định cam kết của nước này tuân thủ Hiệp ước Leticia, nhằm bảo vệ tài sản thiên nhiên và văn hóa vô giá của Amazon, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và các nguồn lực của khu vực này.
Trong khi đó, Tổng thống lâm thời Bolivia Jeanine Anẽz nhấn mạnh các nước trong khu vực cần thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm bảo vệ môi trường để hạn chế những tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân trong tương lai.
Video đang HOT
Cùng quan điểm trên, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho rằng cần phải tiếp tục thúc đẩy “phát triển bền vững” tại khu vực rừng rậm Amazon.
Hiệp ước Leticia được ký kết tháng 9/2019 tại Colombia nhằm tìm kiếm biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học, đấu tranh chống nạn phá rừng dựa trên chính sách và khung pháp lý của mỗi nước.
Đại diện các nước cam kết cụ thể hóa những sáng kiến về phục hồi và tái trồng rừng tại những vùng bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn.
Hiệp ước Leticia gồm 16 điểm chính, trong đó có việc xây dựng một mạng lưới hợp tác vùng Amazon để trao đổi thông tin, kinh nghiệm đối phó với thảm họa cháy rừng.
Các bên nhất trí giám sát độ che phủ của rừng Amazon qua vệ tinh để phản ứng kịp thời đối với tình huống khẩn cấp, đồng thời cho rằng cần thúc đẩy hành động chung, tăng khả năng tham gia của người dân bản địa, các bộ tộc, cộng đồng địa phương, cũng như trao quyền cho những phụ nữ sống trong vùng rừng Amazon trong việc bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Đại diện các nước cũng cam kết thúc đẩy tiến trình nghiên cứu, phát triển kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và nâng cao nhận thức của người dân vùng Amazon về vai trò và tầm quan trọng của nơi được coi là “lá phổi xanh của hành tinh.”
Ngoài ra, lãnh đạo các nước cũng ủng hộ việc huy động nguồn lực công và tư để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng.
Rừng Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với diện tích gần 7,6 triệu km2, trải dài qua Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia, Ecuador, Surinam và vùng lãnh thổ Guyana thuộc Pháp.
Rừng Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất./.
Vụ nổ Beirut nhìn từ vệ tinh
Sử dụng hình ảnh chụp từ vệ tinh, NASA cho thấy tác động thực sự của vụ nổ tại Beirut khiến 150 người chết.
Hai vụ nổ lớn đã làm rung chuyển cảng ở thủ đô Beirut của Lebanon hôm 4/8. Đến nay, con số thống kê cho thấy khoảng 150 người đã thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương do vụ nổ.
Hình ảnh cho thấy tác động thực sự từ vụ nổ, chụp lại bằng vệ tinh và những tác động được chỉ rõ bằng màu sắc. Ảnh: NASA.
Những hình ảnh Beirut chụp từ trên cao đã cho thấy sức tàn phá của vụ nổ. Tuy nhiên, chỉ có ảnh vệ tinh mới cho thấy quy mô thực sự của hai vụ nổ này. Đội phân tích hình ảnh (ARIA) của NASA, kết hợp cùng Đài quan sát Trái Đất của Singapore mới đây đã công bố hình ảnh vệ tinh kết hợp với khẩu độ tổng hợp để chỉ rõ mức độ thiệt hại.
Dữ liệu tổng hợp radar cho thấy những thay đổi ở mặt đất trước và sau một sự kiện như động đất này.
Trong ảnh, những vùng có màu đỏ đậm, như vùng xung quanh cảng Beirut, là nơi chịu thiệt hại nặng nhất. Vùng màu cam có thiệt hại nhẹ hơn, còn vùng màu vàng bị ảnh hưởng nhưng ít biến đổi. Mỗi điểm ảnh màu trong vùng tương ứng 30 m2.
Theo NASA, những bản đồ như bức hình này có thể cho thấy các vùng bị thiệt hại nặng nhất, qua đó chỉ ra nơi nào cần được cứu trợ.
Hơn 2.700 tấn ammonium nitrate tại cảng Beirut vốn được bán đến Mozambique để điều chế chất nổ cho các công ty khai khoáng, song lô hàng đã không đến nơi.
Theo AP, giới chức hải quan, quân đội, an ninh và tư pháp Lebanon đã cảnh báo ít nhất 10 lần trong 6 năm qua về nguy cơ từ hóa chất dễ cháy nổ được lưu giữ mà gần như không có sự bảo vệ tại cảng Beirut.
Những đoạn video giả được làm lại âm bản, thêm cả tên lửa bay lên từ vụ nổ. Ảnh: CNN.
Sau vụ nổ, nhiều tin giả đã được lan truyền trên mạng xã hội. Từ những đoạn video gốc do CNN và người dân chứng kiến quay lại, các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và TikTok đã chỉnh sửa, cắt ghép để lan truyền thông tin giả.
"Nhiều người đã báo với tôi về những video giả làm lại từ đoạn clip do chính tôi quay, họ thêm vào cả tên lửa bay lên", Mehsen Mekhtfe, nhà sản xuất truyền thông của CNN tại Arab Saudi cho hay,
"Tôi khẳng định không nhìn thấy bất kỳ tên lửa cũng như máy bay phản lực, hay chiếc drone nào ở phía trên", Mehsen nói thêm.
Sống và chết trong rừng rậm Amazon Cách đây không lâu, dư luận xôn xao về clip cảnh một người đàn ông đang chặt cây trong rừng rậm Amazon. Người đàn ông này mang theo một bộ cung tên. Người ta cho rằng đây có thể là người sống sót cuối cùng của một bộ tộc trong rừng Amazon, sau vụ thảm sát thổ dân của những người khai hoang...