Các nước triển khai tiêm liều thứ 3 vaccine Covid-19 ra sao?
Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu hoặc chuẩn bị triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 mũi tăng cường, mặc dù hiện vẫn còn có những ý kiến khác nhau trong cộng đồng khoa học về việc này.
Một số nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả của vaccine Covid-19 có thể giảm dần theo thời gian (Ảnh: Getty).
Theo thống kê của trang tin Pharmaceutical Technology, tính đến cuối tháng 9 có khoảng 40 quốc gia cho phép triển khai tiêm chủng tăng cường vaccine Covid-19, và hơn 10 quốc gia khác cũng cân nhắc tiến hành trong tương lai gần.Israel là một trong những nước đầu tiên tiêm vaccine tăng cường từ giữa tháng 8.
Cục Thực và Dược phẩm Mỹ ngày 22/9 cũng phê chuẩn tiêm mũi tăng cường vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna cho người trên 65 tuổi, những người có nguy cơ cao. Một nhóm cố vấn của cơ quan này dự kiến sẽ nhóm họp vào cuối tháng 10 để thảo luận có cấp phép sử dụng vaccine Moderna và Johnson & Johnsons cho chiến dịch tiêm chủng tăng cường hay không.
Trong khi đó, Cơ quan Dược phẩm Liên minh châu Âu (EMA) hôm 4/10 khuyến nghị tiêm mũi thứ ba vaccine Pfizer/BioNTech hoặc Moderna cho người suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, cơ quan này cũng để các nước thành viên tự quyết định có triển khai tiêm chủng tăng cường đại trà hay không. Một số nước thành viên EU thậm chí đã triển khai chương trình tiêm chủng tăng cường trước khi EMA đưa ra khuyến nghị.
Châu Âu
Đến nay, hầu hết các nước triển khai chương trình tiêm chủng tăng cường cho người ức chế miễn dịch. Một số nước như Anh, Đức, Pháp còn mở rộng tiêm mũi tăng cường với người cao tuổi. Điều này là bởi các nhà khoa học Anh đã đưa ra một số bằng chứng gần đây cho thấy miễn dịch do vaccine tạo ra có thể giảm dần theo thời gian, đặc biệt là ở người cao tuổi. Mặt khác, các dữ liệu nghiên cứu của Israel cho thấy, mũi tăng cường có hiệu quả đáng kể nhằm giảm tỷ lệ nhập viện do Covid-19.
Các nước gồm Áo, Hungary, Nga, Romania, Serbia và Slovakia đã cho phép tiêm chủng mũi tăng cường với người có hệ miễn dịch kém, người già, người dễ bị tổn thương.
Bỉ, Bulgaria khuyến nghị tiêm mũi tăng cường cho đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch, những người bị ức chế miễn dịch, người sống trong các viện dưỡng lão và người trên 65 tuổi.
Các nước châu Âu hiện vẫn chia rẽ về sự cần thiết của mũi vaccine tăng cường. Giới chức Thụy Sĩ cho rằng, hiện tại là chưa cần thiết bởi họ không thấy bằng chứng về sự suy giảm mức độ bảo vệ của vaccine qua thời gian, nhưng cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục theo dõi thêm dữ liệu.
Châu Á
Tại châu Á, một số nước đã bắt đầu tiêm chủng vaccine Covid-19 mũi tăng cường cho người đã tiêm đủ hai mũi tiêu chuẩn.
Campuchia bắt đầu triển khai chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường từ ngày 12/8, ban đầu ưu tiên tiêm mũi bổ sung cho các nhân viên y tế, viên chức và các lao động tuyến đầu. Theo đó, Campuchia dùng vắc xin AstraZeneca để tiêm mũi thứ ba cho những người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin Sinopharm hoặc Sinovac, nhằm ngăn chặn biến thể Delta lây lan. Chiến dịch được mở rộng đại trà từ ngày 11/10 và Campuchia đang cân nhắc triển khai tiêm mũi thứ tư.
Indonesia cũng đã bắt đầu tiêm chủng mũi tăng cường nhưng mới chỉ áp dụng với đội ngũ y tế, trong khi dự kiến tiêm đại trà vào năm sau. Hàn Quốc mới tiêm mũi tăng cường cho người có nguy cơ cao hoặc người có hệ miễn dịch kém.
Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan dùng vaccine AstraZeneca để tiêm mũi tăng cường cho những người đã tiêm vaccine Sinovac.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng đang thúc đẩy tiêm chủng mũi vaccine thứ ba cho người dân sau khi khoảng 80% dân số đã tiêm đủ hai mũi.
Giới chức y tế Nhật Bản đang cân nhắc bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine mũi tăng cường sớm nhất vào cuối năm nay.
Hiện còn tranh cãi về hiệu quả và sự cần thiết của mũi vaccine Covid-19 tăng cường. Hôm 12/10, Nhóm Cố vấn Chiến lược gồm các Chuyên gia về Tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh, họ không khuyến nghị một liều tăng cường bổ sung cho toàn bộ người dân. Thay vào đó, họ mới khuyến nghị tiêm mũi tăng cường cho người có hệ thống miễn dịch suy yếu. WHO muốn tạm dừng tiêm liều tăng cường cho mọi người nói chung cho đến cuối năm nay để ưu tiên tiêm liều đầu tiên ở hàng chục quốc gia thiếu vaccine.
COVID-19 tại ASEAN hết 30/9: Toàn khối thêm 44.170 ca mắc; Số ca mắc mới ở Singapore cao kỷ lục
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 30/9, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 44.170 ca mắc COVID-19 và 537 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 12.076.176 ca, trong đó 262.675 người tử vong.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 30/9, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Philippines với 14.286 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.549.966 ca.
Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Malaysia 12.735 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.245.695 ca mắc COVID-19.
Thái Lan đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 30/9 với 11.646 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.603.475 ca.
Tiếp đó là Việt Nam với 7.940 ca, Singapore với 2.268 ca, Indonesia với 1.690 ca mắc, Campuchia với 978 ca, Lào với 358 ca, Brunei với 166 ca và Timor-Leste với 43 ca.
Về số ca tử vong, có 8 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (159 ca), Philippines (130 ca), Indonesia (113 ca), Thái Lan (107 ca), Campuchia (17 ca), Singapore (8 ca), Brunei (2 ca) và Lào (1 ca).
Singapore ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất từ trước đến nay
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Singapore ngày 30/9 thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 2.268 ca mắc mới COVID-19, cao hơn mức kỷ lục ghi nhận một ngày trước đó 32 ca. Như vậy, trong 2 ngày qua, số ca mắc mới tại Singapore liên tục lập mốc cao nhất từ trước tới nay.
Trong số các ca mắc mới, có 1.810 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 448 ca lây nhiễm trong khu nhà tập thể dành cho lao động nhập cư và 10 ca nhập cảnh. Tình hình dịch bệnh tại Singapore diễn biến phức tạp trong bối cảnh nước này vừa nới lỏng các hạn chế sau khi được ghi nhận là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực và thế giới, với hơn 80% dân số đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trước tình hình trên, từ tuần này, Singapore đã phải siết chặt lại một số hạn chế, trong đó giới hạn không được tụ tập quá 2 người và yêu cầu người dân làm việc tại nhà.
Lào có 358 ca mắc mới
Phong tỏa một tuyến đường để phòng chống dịch COVID-19 ở thủ đô Viêng Chăn, Lào, ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Lào ngày 30/9 cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 358 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong vì bệnh này.
Trong số ca mắc mới có tới 337 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục ghi nhận số ca cộng đồng cao nhất cả nước, với 128 trường hợp. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 23.846 ca, trong đó có 18 người tử vong.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân đi tiêm vaccine ngừa COVID-19 và tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch đã được khuyến cáo để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Trong khi đó, một số tỉnh của Lào có nguy cơ lây nhiễm dịch cao như Khammuan, Luang Prabang, Bolikhamxay... tiếp tục phong tỏa các khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm cộng đồng và quy định người được cấp phép ra vào tỉnh phải tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại Malaysia
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia ngày 30/9 ghi nhận thêm 12.735 trường hợp mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 2.245.695.
Các bang tại bán đảo Mã Lai ghi nhận thêm 9.254 ca, trong khi 3.481 trường hợp còn lại ở các bang miền Đông gồm Sabah, Sarawak và vùng lãnh thổ liên bang Labuan.
Liên quan tình hình dịch bệnh trong trẻ em, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin cho biết kể từ đầu năm 2021 tới nay, Malaysia đã phát hiện hơn 400.000 trường hợp mắc mới COVID-19 dưới 18 tuổi, cao hơn nhiều lần so với con số 12.000 trong năm 2020. Trong tổng số này, có 252.569 trẻ em trong độ tuổi đi học, 42.831 trẻ em chưa đến trường và có 67 trường hợp tử vong.
Theo ông Khairy, hiện 1.352.870 trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi (tương đương 43% tổng số trẻ trong độ tuổi này tại Malaysia) đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, theo quyết định của cơ quan công quyền Malaysia, trước ngày 1/11, tất cả công chức, viên chức đều phải tiêm chủng ngừa COVID-19, nếu không sẽ bị áp dụng biện pháp chế tài.
Ngày 30/9, Cục Phục vụ công cộng Malaysia phát đi thông báo cho biết tới nay đã có 98% công chức viên chức nước này tiêm chủng ngừa COVID-19 và chỉ có 1,6% (16.902 người) chưa đăng ký tiêm chủng. Thông báo nêu rõ tất cả công chức, viên chức phải tiêm chủng để tạo niềm tin và sự an tâm cho người dân, chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19 cả nước. Việc làm này cũng phù hợp với Trình tự vận hành tiêu chuẩn (SOP) trong các giai đoạn của Kế hoạch Hồi phục quốc gia (NRP) mà Malaysia đã đề ra.
Thông báo nhấn mạnh nếu sau thời điểm nói trên, công chức viên chức nào chưa tiêm chủng, Cục Phục vụ công cộng sẽ hành động và yêu cầu tất cả công chức, viên chức phải tuân thủ Sắc lệnh Công viên chức năm 1993.
Theo Bộ Y tế Malaysia, đến hết ngày 29/9, Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 20 triệu người, tương đương 61,5% dân số. Nếu tính người từ 18 tuổi trở lên, Malaysia có 94,1% đã tiêm ít nhất 1 mũi, bao gồm 85,7% hoàn thành tiêm chủng 2 mũi. Đối với thiếu niên, 43% đã tiêm ít nhất 1 mũi, bao gồm 1,3% hoàn thành tiêm chủng.
Tình hình tiêm chủng ở Campuchia
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Campuchia, tính từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 trên quy mô lớn ngày 20/2 đến ngày 29/9 vừa qua, đã có 9.898.651 người từ 18 tuổi trở lên (tương đương 98,99% tổng số người trưởng thành ở nước này), được tiêm ít nhất một mũi vaccine, trong đó 9.406.034 người đã hoàn thành hai mũi tiêm.
Bắt đầu từ ngày 11/10 tới, chính quyền thủ đô Campuchia sẽ triển khai tiêm phòng liều tăng cường cho toàn bộ người dân đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 trước đó, với khoảng cách tối thiểu giữa mũi thứ 2 và thứ 3 là 4 tháng.
Trên phạm vi cả nước, lực lượng y tế Campuchia đã tiêm phòng COVID-19 cho 13.328.064 người, trong đó có 1.758.557 thanh thiếu niên từ 12 đến dưới 18 tuổi và 1.670.856 trẻ em từ 6-12 tuổi. Campuchia đặt mục tiêu tiêm phòng cho 14,5 triệu người, chiếm 91% dân số nước này càng sớm càng tốt để đảm bảo đạt miễn dịch cộng đồng ở mức tốt nhất.
Chiến dịch tiêm phòng tiếp tục được Campuchia nỗ lực thực hiện khi đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia - bà Li Ailan - cảnh báo biến thể Delta đang tấn công gây căng thẳng cho Campuchia, với số ca nhiễm biến thể nguy hiểm này tại Campuchia đã lên tới gần 8.000 ca.
Trong khi đó, sau 5 ngày ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 luôn ở trên mức 800 ca/ngày, số ca mắc mới ghi nhận trong ngày cuối cùng của tháng 9 tại Campuchia lên tới gần 1.000 ca.
Bộ Y tế Campuchia ngày 30/9 xác nhận trong 24 giờ qua nước này có thêm 978 ca mắc mới - gồm 81 ca nhập cảnh và 897 ca lây nhiễm cộng đồng - và 17 người tử vong. Tính đến nay, Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 112.651 ca mắc COVID-19, trong đó 102.827 người đã khỏi bệnh và 2.319 người tử vong.
Philippines có thể mất tới 10 năm để phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện dã chiến tại Manila, Philippines, ngày 1/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nền kinh tế Philippines có thể phải mất hơn một thập niên để khôi phục mức tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 ập đến. Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Philippines Karl Kendrick Chua ngày 30/9 đã đưa ra nhận định trên, cảnh báo hai thế hệ tiếp theo của người dân Philippines sẽ phải gánh chịu hậu quả của COVID-19.
Các lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác nhằm khống chế đà lây lan của virus SARS-CoV-2 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Philippines, khiến hàng triệu người mất việc làm và đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói. Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Kendrick Chua cho biết chi phí lâu dài mà thế hệ hiện tại và tương lai của Philippines phải gánh chịu vì dịch COVID-19 và các biện pháp chống dịch có thể lên tới 41.400 tỷ peso (tương đương 810 tỷ USD). Con số này cao hơn gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Philippines vào năm 2020 mà Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính là 361,5 tỷ USD. Xã hội Philippines sẽ cảm nhận được những tổn thất này trong 10 đến 40 năm tới.
Cũng theo ông Kendrick Chua, hiện gần 70% nền kinh tế, bao gồm 23,3 triệu lao động, vẫn phải tuân thủ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt được áp đặt để chống dịch. doanh thu từ tiêu dùng, đầu tư và thuế sẽ phải chật vật để phục hồi khi các quy định về giãn cách xã hội khiến các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu như du lịch và nhà hàng không thể mở cửa trở lại hoàn toàn. Ngoài ra, năng suất của người lao động cũng sẽ thấp hơn do nhiều lao động đã tử vong, bệnh tật và học sinh không được tới trường học trực tiếp. Ông nhận định nền kinh tế Philippines được dự báo sẽ tăng trưởng 4% đến 5% trong năm nay, song sẽ phải mất tới 10 năm để có thể quay trở lại mức tăng trưởng thời tiền đại dịch, trung bình là 6,4% trong 10 năm trước khi COVID-19 ập đến.
Từ tháng 3/2020, Philippines đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 ở các mức độ khác nhau. Mặc dù thời gian phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài hơn, quốc gia Đông Nam Á này vẫn đang phải "vật lộn" với số bệnh nhân COVID-19 đang gia tăng mỗi ngày. Tới nay, Philippines đã ghi nhận hơn 2,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 38.000 ca tử vong. Tuy nhiên, hiện mới chỉ hơn 25% dân số trưởng thành đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Malaysia đưa ra hạn chót về việc tiêm chủng đối với công chức, viên chức Theo quyết định của cơ quan công quyền Malaysia, trước ngày 1/11, tất cả công chức, viên chức đều phải tiêm chủng ngừa COVID-19, nếu không sẽ bị áp dụng biện pháp chế tài. Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Kualar Lumpur cho biết, ngày 30/9, Cục Phục vụ công...