Các nước thống nhất ứng dụng khai báo y tế Covid-19 ra sao?
Hầu hết các nước trên thế giới đều phát triển các ứng dụng/thiết bị công nghệ quét mã QR, phục vụ truy vết, cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 hoặc khai báo y tế theo một tiêu chuẩn chung.
Singapore sử dụng giải pháp trọn gói để truy vết và khống chế Covid-19 một cách hiệu quả. Ảnh STRAITSTIMES
Điểm chung của các quốc gia thành công trong việc kiểm soát Covid-19 là tính thống nhất trong việc ứng dụng công nghệ và khả năng đồng bộ dữ liệu xuyên suốt để kiểm soát dịch hiệu quả, thay vì cục bộ ứng dụng hoặc “loạn” ứng dụng.
Điển hình trong số đó là Trung Quốc – quốc gia tỉ dân và là nơi phát hiện chủng Covid-19 đầu tiên, sử dụng 2 nền tảng quen thuộc với hầu hết người dân nơi đây là Wechat và Alipay để quét QR y tế trên điện thoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ dữ liệu lớn ( big data) và sự liên thông dữ liệu giữa các bộ ngành. Qua đó cho phép họ truy vết, ước tính mức độ lây nhiễm Covid-19 và cấp mã QR cho mỗi cá nhân dựa trên phân loại theo màu.
Trong đó, ai có mã màu xanh (không bị lây nhiễm) sẽ được phép đi lại thoải mái, màu vàng (nhóm có nguy cơ lây nhiễm) sẽ phải cách ly 1 tuần và màu đỏ là dành cho người phải cách ly tối thiểu 2 tuần. Những người cách ly sẽ phải cập nhật thông tin hằng ngày lên ứng dụng. Sau thời hạn trên, nếu được đánh giá bình thường thì người có mã vàng hoặc đỏ sẽ được chuyển sang mã xanh. Mã QR y tế có thời hạn nhằm yêu cầu những người có mã xanh phải cập nhật thông tin liên tục nếu không muốn mã của họ bị vô hiệu hóa. Để làm được điều này đòi hỏi Trung Quốc phải áp dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu lớn, liên kết và chia sẻ dữ liệu giữa các bộ ngành.
Phê duyệt vắc xin Covid-19 của Cu Ba cho chống dịch cấp bách tại Việt Nam
Còn quốc đảo Singapore đã sớm triển khai giải pháp trọn gói “3 trong 1″, gồm: TraceTogether (ứng dụng truy vết), TraceTogether token (thiết bị đeo bluetooth), SafeEntry (hệ thống check-in điện tử). Trong đó, TraceTogether token là thiết bị được dành cho những người không có hoặc không muốn dùng điện thoại di động (trẻ em, người già…) nhờ tính linh hoạt dễ sử dụng, pin 4-6 tháng và có đèn led báo hiệu hoạt động 1 phút/lần, được cấp miễn phí tại các trung tâm cộng đồng hoặc trung tâm thương mại do chính phủ chỉ định. Còn thiết bị check-in SafeEntry được nước này lắp đặt tại các địa điểm có nguy cơ cao hoặc khó đảm bảo khoảng cách an toàn như công sở, trường học, trung tâm thương mại, sân bay… Qua đó, người dân Singapore chỉ cần sử dụng điện thoại cài sẵn ứng dụng TraceTogether hay thiết bị đeo token để quét mã QR thông qua SafeEntry tại các địa điểm lắp đặt, hoặc đơn giản là chạm điện thoại/token vào thiết bị SafeEntry để check-in.
Campuchia cũng sử dụng công nghệ mã QR có tên là “Stop Covid-19″. Hệ thống này được lắp đặt tại những nơi có đông người ra vào và quét mã QR dựa theo ứng dụng cùng tên để truy vết lây nhiễm Covid-19 dựa theo vị trí người dân.
Đức có ứng dụng truy vết riêng có tên là Corona Warn-App bên cạnh ứng dụng khai báo y tế chung của châu Âu CovPass-App. Ảnh A. HETTRICH
Xa hơn, các quốc gia châu Âu đã thống nhất sử dụng ứng dụng chung có tên là CovPass-App, ứng dụng cho phép quét chứng chỉ Covid-19 của châu Âu, trong đó có sử dụng mã QR để khai báo hoặc nhập liệu thông tin y tế liên quan khi di chuyển, rất tiện lợi, một phần nhờ vào tiềm lực quản lý dữ liệu cũng như sự liên thông trong khối này.
Ngoài ứng dụng CovPass-App chung, các quốc gia châu Âu cũng sử dụng một số ứng dụng thống nhất riêng của từng quốc gia dành cho quản lý và truy vết Covid-19, ví dụ ở Đức dùng ứng dụng có tên là Corona-Warn-App để giúp truy vết Covid-19 nhằm ngăn chặn đà lây lan cộng đồng. Trong khi các quốc gia khác sử dụng ứng dụng riêng với các tên gọi khác nhau, ví dụ: TousAntiCovid (Pháp), Immuni (Ý), Radar Covid (Tây Ban Nha), Smittestop (Đan Mạch)… Tất cả đều được công khai trên trang chủ của Liên minh châu Âu (EU).
Qua đó có thể thấy việc thống nhất một ứng dụng khai báo y tế cũng như truy vết Covid-19 của từng quốc gia hoặc khu vực rất quan trọng và cấp thiết, mang lại nhiều lợi ích so với sự phân mảnh thông qua địa phương hóa các ứng dụng như nhiều tỉnh thành và bộ ngành ở Việt Nam đang làm hiện nay. Lợi ích dễ thấy nhất là nguồn lực tài chính và nhất là thời gian, việc thống nhất ứng dụng không chỉ giúp các nhà quản lý tiết kiệm thời gian đáng kể trong quản lý dữ liệu (do quy về một mối) mà còn giảm thiểu các phiền toái không đáng có cho người dân và cả hệ thống quản lý ngành dọc.
Chi hơn 2.650 tỉ mua thêm 20 triệu liều vắc xin Pfizer phòng Covid-19
Trung Quốc tăng cường kiểm soát độc quyền của các công ty công nghệ
Tờ Financial Times ngày 13/9 đưa tin các cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu thay đổi sâu rộng đối với ứng dụng thanh toán lớn nhất nước này, Alipay, trong bối cảnh nước này tăng cường kiểm soát sự độc quyền của các tập đoàn công nghệ lớn.
Alipay là nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới. Ảnh: Shuttershock
Báo trên dẫn một nguồn tin cơ quan chức năng cho biết ứng dụng Alipay, với hơn 1 tỉ người sử dụng tại Trung Quốc và các nước châu Á khác trong đó có Ấn Độ, được yêu cầu tách riêng hoạt động cho vay nhỏ có lời.
Theo nguồn tin trên, Chính phủ Trung Quốc cho rằng sự độc quyền của các công ty công nghệ lớn đến từ sự kiểm soát dữ liệu và chính phủ muốn chấm dứt điêu đó.
Hiện tại ứng dụng Alipay cho phép người dùng thanh toán bằng thẻ tín dụng truyền thống kết nối với ngân hàng hoặc cung cấp các khoản vay tín chấp để mua mọi thứ, từ giấy vệ sinh đến máy tính xách tay.
Theo một số nguồn thạo tin, sau khi tách hoạt động cho vay và thanh toán, Alipay sẽ phải chuyển dữ liệu khách hàng được sử dụng để đưa ra các quyết định cho vay sang một liên doanh cho điểm tín dụng mới do nhà nước sở hữu một phần.
Alipay không phản hồi ngay lập tức các câu hỏi về tác động của yêu cầu trên đối với hoạt động của công ty.
Tập đoàn Ant Group của tỉ phú Jack Ma, công ty mẹ của Alipay, là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán lớn nhất Trung Quốc.
Các cơ quan chức năng đã đình chỉ việc chào bán lần đầu trên thị trường chứng khoán trị giá kỉ lục 37 tỉ USD của tập đoàn này hồi tháng 11/2020, trong bối cảnh nhà chức trách Trung Quốc tăng cường kiểm soát nhằm phá vỡ sự độc quyền của các công ty công nghệ cũng như tăng cường an ninh dữ liệu.
Trong một cuộc họp báo ngày 13/9, Zhao Zhiguo, người phát ngôn Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết các cơ quan chức năng cũng yêu cầu nền tảng thương mại điện tử Alibaba của Jack Ma và các công ty internet khác chấm dứt việc chặn các liên kết với các dịch vụ đối thủ.
Tháng 8 vừa qua, cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc thông báo các quy định nhằm loại bỏ cái gọi là "walled garden" được các công ty công nghệ thành lập nhằm buộc chặt người dùng vào các dịch vụ của mình.
Theo người phát ngôn Zhao, việc hạn chế tiếp cận với các liên kết website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng mà còn gây tổn hại quyền và lợi ích của người dùng và phá vỡ trật tự thị trường.
Tiểu bang tại Australia triển khai chính sách 'nền kinh tế tiêm chủng' COVID-19 Thủ hiến Dan Andrews thông báo bang Victoria sẽ cấm những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 tham gia vào nền kinh tế tại tiểu bang này. Một phụ nữ quét mã QR khai báo y tế trước khi vào một cửa hàng ở Melbourne, Australia. Ảnh: Reuters Bang Victoria của Australia hiện trong tình trạng phong toả nghiêm ngặt. Cư dân thành...