Các nước tăng tốc tiêm vắc xin COVID-19 ra sao?
Hiện nay nhiều quốc gia đang tìm cách tăng tốc tiêm vắc xin COVID-19 để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng. Chẳng hạn Malaysia đang mở ra nhiều “siêu trung tâm tiêm chủng” và sử dụng xe tải lưu động để tiêm vắc xin.
Người dân xếp hàng tại “siêu trung tâm tiêm chủng” ở Trung tâm Thương mại và triển lãm quốc tế Malaysia tại Kuala Lumpur, Malaysia hôm 31-5 – Ảnh: AFP
Vừa qua, người phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia, ông Wiku Adisasmito, cho rằng việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19 chậm chạp hiện nay ở nước này có thể vì mấy nguyên nhân: nguồn cung vắc xin toàn cầu hạn chế, tình trạng thiếu chuẩn bị của hệ thống y tế quốc gia và tâm lý do dự tiêm vắc xin.
Đây cũng có thể là 3 lý do chính đang khiến chương trình tiêm chủng của nhiều nước khác bị chậm chạp. Do đó, để tăng tốc tiêm vắc xin, cần đẩy mạnh xử lý các vấn đề trên. Hiện nay nhiều nước đã nghĩ ra các sáng kiến để tăng tỉ lệ tiêm chủng.
Tại Malaysia, việc mở các “siêu trung tâm tiêm chủng” được kỳ vọng giúp tăng năng lực tiêm vắc xin COVID-19 ở nước này.
Chẳng hạn toàn bộ sân vận động quốc gia Bukit Jalil ở thủ đô Kuala Lumpur vừa được sử dụng làm trung tâm tiêm chủng. Trung tâm này bắt đầu hoạt động hôm 21-6, với khả năng tiêm 10.000 liều/ngày.
Bộ trưởng Thanh niên và thể thao Reezal Merican Naina Merican của Malaysia cho biết trung tâm tiêm chủng tại sân vận động trên sẽ giúp tiêm được cho nhiều người hơn, đặc biệt quanh Thung lũng Klang (khu vực có trung tâm là thủ đô Kuala Lumpur).
Người dân được vận động đi đăng ký tiêm vắc xin và luôn kiểm tra tình trạng hẹn tiêm trên ứng dụng MySejahtera.
Cô giáo Nurul Liyana Mohamad Ridhwan (28 tuổi) nói với báo New Straits Times rằng việc mở trung tâm trên sẽ giúp có thêm nhiều người được tiêm trong khoảng thời gian nhanh hơn. Cô từng đăng ký tiêm vắc xin hồi tháng 2, nhưng đến giờ mới được tiêm.
“Trung tâm này rất hiệu quả. Chúng tôi không phải xếp hàng và cảm thấy rất thoải mái. Tôi tới trung tâm lúc 15h15, và đã được tiêm vắc xin lúc 15h30. Các tình nguyện viên nhiệt tình hỗ trợ, mang lại một trải nghiệm rất tốt” – cô giáo chia sẻ.
Video đang HOT
Hôm 21-6, sân vận động quốc gia Bukit Jalil trở thành “siêu trung tâm tiêm chủng mới nhất” được lập ra ở Malaysia, với khả năng tiêm cho 10.000 người mỗi ngày – Ảnh: NEW STRAITS TIMES
Trước đó, “siêu trung tâm tiêm chủng” đầu tiên của Malaysia bắt đầu hoạt động hôm 31-5.
Nó được mở tại Trung tâm Thương mại và triển lãm quốc tế Malaysia ở Segambut, ngoại ô Kuala Lumpur. Thêm nhiều trung tâm tiêm chủng như vậy đã và sẽ được mở tại Kuala Lumpur và các bang của Malaysia, có thể tiêm hàng ngàn liều mỗi ngày.
Malaysia cũng triển khai các xe tải tiêm vắc xin lưu động tới các khu vực người dân gặp khó khăn trong tiếp cận trung tâm tiêm chủng.
Theo báo New Straits Times , Chính phủ Malaysia đang đặt mục tiêu tiêm tối đa 300.000 liều mỗi ngày vào tháng 7 và tăng lên 400.000 liều mỗi ngày vào tháng 8 để đạt miễn dịch cộng đồng trước tháng 9.
Xe tải vắc xin lưu động ở Kuala Lumpur, Malaysia hôm 8-6 – Ảnh: REUTERS
Còn tại Campuchia, các quân nhân được huy động để tiêm vắc xin cho người dân. Theo báo Khmer Times , sau khi hoàn tất chương trình tiêm chủng ở thủ đô Phnom Penh hôm 22-6, quân đội Campuchia đã bắt đầu chương trình tiêm chủng tại các tỉnh.
Công tác tiêm chủng đã được thực hiện tại tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampong Speu, và Takeo. Quân đội Campuchia đã tiêm vắc xin cho 54.309 người vào ngày đầu tiên triển khai.
Người dân được tiêm vắc xin COVID-19 tại một trung tâm ở Phnom Penh, Campuchia hôm 1-5 – Ảnh: EPA-EFE
Trong khi đó, Indonesia đang cho phép người cao tuổi đến bất cứ cơ sở đã được chỉ định để tiêm vắc xin mà không cần đăng ký trước. Đồng thời sẽ tiêm cho những người trẻ nếu họ giúp đưa người từ 60 tuổi trở lên đi tiêm vắc xin.
Tại Thái Lan , chính quyền đặt mục tiêu phân phối 500.000 liều vắc xin mỗi ngày từ hôm 7-6, gấp 5 lần số vắc xin trung bình được phân phối trong nước mỗi ngày trước đó.
Chính phủ Thái Lan đã cho phép các tổ chức tư nhân và cơ quan hành chính địa phương mua vắc xin, nhưng chỉ thông qua các kênh đã được phê duyệt như Viện Vắc xin quốc gia và Hội Chữ thập đỏ Thái Lan.
Hôm 21-6, Ấn Độ đạt kỷ lục quốc gia khi tiêm vắc xin COVID-19 cho khoảng 8,6 triệu người chỉ trong một ngày.
Trang The Indian Express dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết có 2 lý do chính dẫn tới con số 8,6 triệu này: Thêm nguồn cung vắc xin được đưa tới các bang và có thêm nhiều địa điểm tiêm chủng miễn phí.
Có hơn 67.000 trung tâm tiêm chủng hoạt động trong ngày hôm đó ở Ấn Độ. Nước này cũng nới lỏng các yêu cầu đăng ký tiêm vắc xin qua mạng.
Sinh viên xếp hàng đợi tiêm vắc xin COVID-19 tại một trường đại học ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 28-4 – Ảnh: AFP
Tại Trung Quốc , chính quyền động viên người dân đi tiêm vắc xin với nhiều hình thức như khen thưởng, tặng nhu yếu phẩm và cũng bắt buộc tiêm với một số đối tượng.
Đất nước 1,4 tỉ dân đang đẩy mạnh năng lực sản xuất, phân phối vắc xin nhanh kỷ lục, lập các trung tâm tiêm chủng tạm thời khắp nơi từ sân vận động cho tới các khu phố.
Tính đến ngày 23-6, Trung Quốc đã phân phối 1,09 tỉ liều vắc xin ở 31 tỉnh, thành và khu tự trị.
Cùng với đó là hàng loạt hình thức khuyến khích, từ tặng tiền, tặng các nhu yếu phẩm, bốc thăm may mắn để tặng gia súc, tặng nhà, tặng đất… đang được áp dụng tại nhiều quốc gia từ Đông sang Tây để khích lệ người dân tham gia tích cực chiến dịch tiêm chủng.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...