Các nước sử dụng chiến thuật gì ở Biển Đông?
Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia (INSS) thuộc Đại học quốc phòng Mỹ công bố phân tích chiến thuật được các nước có tranh chấp sử dụng để củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Trong quá trình nghiên cứu kéo dài một năm, INSS đã thu thập các tài liệu liên quan tới các hành động và chiến thuật ở Biển Đông của các quốc gia liên quan từ năm 1995 tới năm 2012.
Các nước sử dụng chiến thuật gì ở Biển Đông?
Theo VOA, Tiến sĩ Christopher Young cùng cộng sự đã tập hợp tất cả các bài báotừ các nguồn mở về hoạt động của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei ở Biển Đông để rút ra các kết luận về các chiến thuật được sử dụng.
Tiến sĩ Young cho biết: “Một chiến thuật thường hay được dùng nhất là việc sử dụng các lực lượng thi hành luật pháp, lực lượng bán quân sự và cả quân sự để củng cố các tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, còn có chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước. Chiến thuật pháp lý cũng được sử dụng, nhưng không thông dụng như hai cách kia”.
Về khía cạnh chiến thuật quân sự và bán quân sự, nhà nghiên cứu Christopher Young giải thích: Nếu một quốc gia sử dụng lực lượng hải quân để tiến vào một khu vực tranh chấp hay sử dụng lực lượng cảnh sát biển để bắt các ngư dân của các quốc gia khác ở vùng biển tranh chấp thì đó cũng có thể coi là chiến thuật quân sự. Ông nói: “Ngay cả việc gia cố các công trình và bố trí lực lượng quân sự trên các hòn đảo tranh chấp cụ thể thì đó được coi là chiến thuật quân sự và bán quân sự”.
Từ nguồn dữ liệu thu thập được, Tiến sĩ Young cùng với cộng sự phân tích các chiến thuật và sách lược mà các nước hay sử dụng nhất để củng cố các tuyên bố về chủ quyền ở Biển Đông. Ông nói: “Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước (và vùng lãnh thổ) vừa kể”.
Nước sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc.
Liên quan tới việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế, ông Young nói đó là một trong các chuỗi chiến thuật về mặt pháp lý nhằm củng cố chủ quyền ở Biển Đông của Manila. Ông cho rằng việc Philippines gần đây kêu gọi các nước khác cùng kiện Bắc Kinh tại tòa quốc tế là một chiến thuật tốt và nói thêm: “Một số nước cùng tham gia với Philippines sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện Manila đã gây khó chịu cho Bắc Kinh rồi, nhưng nếu có thêm các nước khác thì sẽ tạo thêm nhiều áp lực chính trị hơn nữa đối với Trung Quốc… Trung Quốc từng nói rằng không một tòa án nào có thẩm quyền pháp lý trong tranh chấp ở Biển Đông và tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyên bố như vậy”.
Video đang HOT
Hôm 30/3, Philippines đã đệ trình lên một Tòa án quốc tế những bằng chứng chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Cỏ Mây. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa qua cho biết tài liệu được gửi lên Tòa án tại La Hay ở Hà Lanbao gồm gần 4.000 trang phân tích cùng với rất nhiều tài liệu làm chứng cứ. Trong khi đó, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế từng nói với VOA rằng quyền lợi của Việt Nam “hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa”.
Theo Đời sống pháp luật
10 cuộc xung đột ác liệt nhất thế giới năm 2013
Viện Nghiên cứu Xung đột Quốc tế Heidelberg đã thống kê 10 quốc gia có tình trạng xung đột tồi tệ nhất trong năm 2013.
1. Cộng hòa Dân chủ Congo
Năm 2013, ở Kivu, quân đội thường xuyên giao đấu với nhóm phiến quân nổi dậy M23. Sau các cuộc thương lượng hòa bình với chính phủ, các chiến binh đã chia thành nhiều phe khác nhau. Vào cuối năm 2013, chính phủ nước Congo tuyên bố họ đã chiến thắng phe nổi dậy.
2. Mali
Tại Mali, các phần tử Hồi giáo đang cố gắng nắm giữ quyền lực. Năm 2012, rất nhiều khu vực miền bắc đất nước nằm dưới sự kiểm soát của chiến binh Hồi giáo. Kết quả là, Pháp đã điều quân lính cùng hỏa lực giúp chính phủ Mali. Các cuộc không kích và tấn công trên bộ đã đánh bại lực lượng Hồi giáo. Các thành viên của Liên Hợp Quốc hiện đang chịu trách nhiệm duy trì trật tự tại quốc gia này nhưng những cuộc tấn công và đánh bom tự sát vẫn tiếp diễn.
3. Nigeria
Nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram muốn áp dụng luật Sharia ở Nigeria. Nhằm đặt được mục đích đó, chúng liên tục tấn công các những người Hồi giáo ôn hòa và Cơ đốc giáo. Trong ảnh, người thân của các nạn nhân người Cơ đốc đang đào mộ sau một cuộc tấn công. Một cuộc chiến khác cũng đang diễn ra tại quốc gia châu Phi này, đó là những người nông dân Cơ đốc đang xảy ra xung đột với những người chăn gia súc theo đạo Hồi vì tranh giành đồng cỏ.
4. Sudan
Hơn 10 năm qua, nhiều nhóm dân tộc châu Phi xảy ra xung đột với lực lượng chính phủ và các chiến binh đồng minh của chính phủ tại khu vực Darfur, Sudan. Xung đột về tranh giành đồng cỏ và nguồn nước là ác liệt nhất. Hàng trăm nghìn người đã chết trong các cuộc giao tranh và hàng triệu người buộc phải sơ tán.
5. Afghanistan
Xung đột vẫn tiếp diễn ở Afghanistan sau khi NATO trao quyền kiểm soát an ninh cho lực lượng trong nước. Lực lượng Taliban và các chiến binh Hồi giáo khác tiếp tục gây chiến với các nhà chức trách bằng những cuộc tấn công tự sát. Cụ thể, baolực thường diễn ra tại khu vực biên giới. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hơn 2.500 dân thường đã thiệt mạng trong năm 2013.
6. Mexico
Buôn bán ma túy, buôn người, tống tiền hay buôn lậu là những cách mà các tập đoàn tội phạm ở Mexico kiếm tiền. Nhằm bảo đảm nguồn thu, các tập đoàn này thường xung đột với nhau và chính phủ. Gần như những vụ ẩu đả tuần nào cũng diễn ra. Hàng trăm nhóm đảm bảo trật tự được lập ra khắp đất nước nhằm giải quyết tình trạng trên. Theo thống kê của Mexico, năm 2013, khoảng 17 nghìn người đã thiệt mạng tại nước này.
7. Syria
Trong năm thứ tư của cuộc nội chiến Syria, tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn. Quốc gia bị phân chia thành nhiều phe phái, giữa quân lính chính phủ trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad, phe đối lập trung lập, người Hồi giáo, người đảm bảo trật tự và các nhóm tội phạm. Hơn 100 nghìn người thiệt mạng trong các cuộc xung đột, khoảng 9 triệu người buộc phải sơ tán. Cuộc xung đột có nguy cơ lan sang các nước láng giềng.
8. Phillipines
Hơn 40 năm qua, người dân Moro ở miền nam Phillipines đã phải chiến đấu giành độc lập cho họ. Sau một giai đoạn tương đối hòa bình, xung đột tái diễn vào năm 2013. Hơn 120 nghìn người phải bỏ nhà bỏ cửa do chiến tranh.
9. Somali
Xung đột giữa các chiến binh al-Shabab và lực lượng chính phủ ở Somali vẫn diễn ra suốt 8 năm qua. Với sự trợ giúp của binh lính Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi, các nhà chức trách phải cố gắng kiềm chế những chiến binh Hồi giáo. Tuy nhiên, các chiến binh al-Shabab vẫn kiểm soát nhiều khu vực chủ chốt ở miền nam Somali và họ là chủ mưu của nhiều vụ đánh bom ở thủ đô Mogadishu năm 2013.
10. Nam Sudan
Ba năm sau ngày thành lập, Nam Sudan vẫn là một quốc gia chìm trong xung đột. Những chiến binh trung thành với phó Tổng thống Nam Sudan tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng của Tổng thống nước này. Những cuộc xung đột giữa các phe phái trong quân đội ở Nam Sudan đã khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Theo Đời sống pháp luật
Chuyên gia Nga: "6 năm nữa, TQ sẽ đánh bại Mỹ" Đến năm 2020, Mỹ có nguy cơ bại trận trước Trung Quốc trong cuộc chiến tranh tiềm tàng nổ ra tại khu vực Đông Á. Trung Quốc với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của mình sẽ rất có thể sẽ đánh bại nước Mỹ trong một cuộc chiến tiềm tàng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong vòng 6 năm...