Các nước nhất trí mở cuộc điều tra về hoạt động ứng phó dịch của WHO
Các nước đã thông qua một nghị quyết, trong đó kêu gọi đánh giá biện pháp ứng phó quốc tế đối với khủng hoảng, bao gồm cả cuộc điều tra về các hành động của WHO liên quan đến đại dịch COVID-19.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại hội nghị Đại Hội đồng Y tế Thế giới thuộc WHO, Geneva, Thụy Sĩ, ngày 18/5/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 19/5, toàn bộ 194 nước thành viên thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí mở cuộc điều tra độc lập về hoạt động ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của WHO.
Tại phiên họp thường niên cấp bộ trưởng lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến, các nước đã thông qua một nghị quyết, trong đó kêu gọi đánh giá “công bằng, khách quan và toàn diện” về biện pháp ứng phó quốc tế đối với khủng hoảng, bao gồm cả cuộc điều tra về các hành động của WHO liên quan đến đại dịch COVID-19.
Đề xuất này do Liên minh châu Âu (EU), đại diện cho hơn 100 nước, trong đó có Australia, Trung Quốc và Nhật Bản, đưa ra.
Video đang HOT
Trước đó, EU tuyên bố ủng hộ WHO và những nỗ lực đa phương nhằm chống lại dịch COVID-19 sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo rút Mỹ khỏi cơ quan toàn cầu này.
Người phát ngôn phụ trách đối ngoại của EU Virginie Battu-Henriksson nêu rõ: “Đây là thời điểm thể hiện đoàn kết chứ không phải lúc làm xói mòn hợp tác đa phương.”
Bà Battu-Henriksson nhấn mạnh EU ủng hộ WHO trong nỗ lực ngăn chặn và giảm nhẹ tác động của đại dịch COVID-19, đồng thời đã tài trợ thêm nhằm hỗ trợ nỗ lực này của WHO.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/5 cảnh báo Washington tạm thời đóng băng quỹ tài trợ cho WHO và xem xét rút Mỹ khỏi tổ chức này.
Trong bức thư gửi Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, được đăng tải trên tài khoản Twitter, Tổng thống Trump nhấn mạnh “Nếu WHO không cam kết tiến hành những cải thiện thực chất đáng kể trong vòng 30 ngày tới, tôi sẽ tạm thời đóng băng quỹ viện trợ của Mỹ dành cho WHO trong một thời gian dài và xem xét lại tư cách thành viên của chúng tôi tại tổ chức này.”
Từ giữa tháng Tư vừa qua, Tổng thống Trump đã yêu cầu Chính phủ Mỹ tạm ngừng tài trợ cho WHO, do cho rằng cách thức giải quyết đại dịch của tổ chức này chưa phù hợp.
Ông chủ Nhà Trắng cũng tuyên bố sẽ sớm đưa ra quyết định về việc tài trợ cho WHO và nhà lãnh đạo này đã xem xét giảm mức tài trợ của Mỹ cho WHO xuống còn 40 triệu USD thay vì là nhà tài trợ lớn nhất như hiện tại với khoản tiền lên tới 450 triệu USD/năm (tương ứng khoảng 15% ngân sách của WHO)./.
Ông Tập Cận Bình lần đầu lên tiếng về cách ứng phó Covid-19
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên lên tiếng trước cộng đồng quốc tế về cách ứng phó dịch Covid-19 của nước này, giữa lúc Bắc Kinh đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế thế giới hôm 18/5, ông Tập quả quyết: "Chúng tôi đã hành động một cách cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm. Chúng tôi đã cung cấp thông tin cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia liên quan một cách kịp thời nhất. Chúng tôi công bố kết quả giải trình tự bộ gien virus trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát và điều trị bệnh với thế giới mà không dè dặt".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế thế giới hôm 18/5. Ảnh: SCMP
Theo báo South China Morning Post, Chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường ủng hộ cả về mặt chính trị và tài chính đối với WHO nhằm đánh bại virus corona chủng mới. Ông ca ngợi Tổng giám đốc WHO và Tedros Adhanom Ghebreyesus đã có đóng góp to lớn trong việc lãnh đạo và thúc đẩy phản ứng toàn cầu nhằm dập dịch Covid-19.
Ông Tập thông báo, Trung Quốc sẽ chi 2 tỷ USD trong vòng 2 năm để giúp các quốc gia bị ảnh hưởng vì Covid-19, đặc biệt là những nước đang phát triển, đối phó với dịch bệnh. Bắc Kinh cũng dự định cùng Liên Hợp Quốc thành lập một trung tâm phản ứng nhân đạo toàn cầu đặt tại đại lục và phát triển vắc-xin để cung cấp cho toàn thế giới.
Tập trung vào tình hình dịch ở châu Phi, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc cho biết, nước này sẽ đẩy nhanh việc xây dựng một tổng hành dinh kiểm soát và phòng ngừa Covid-19 tại đây. Các bệnh viện Trung Quốc cũng sẽ kết nối hỗ trợ với 30 bệnh viện ở lục địa đen.
Ông Tập cũng cam kết sẽ hợp tác cùng các quốc gia khác trong nhóm G20 (bao gồm cả Mỹ, Nga và các nền kinh tế lớn thuộc châu Âu) để thực hiện sáng kiến giảm nợ cho "những nước nghèo nhất" trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành.
Ông Tập nói, Trung Quốc sẽ ủng hộ việc đánh giá lại toàn diện cách ứng phó Covid-19 toàn cầu khi dịch đã chấm dứt. Song, nước này phản đối một dự thảo nghị quyết do EU đề xuất, vốn kêu gọi một cuộc điều tra độc lập nhắm vào những gì WHO đã làm.
Phát biểu sau đó trước Đại hội đồng Y tế thế giới, Tổng giám đốc WHO Tedros khẳng định, ông sẽ cho tiến hành đánh giá độc lập về cách cơ quan này xử lý cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra vào "thời điểm sớm nhất có thể".
"Tất cả chúng ta đều có những bài học rút ra từ đại dịch. Mỗi quốc gia và tổ chức phải kiểm điểm lại phản ứng của mình và học hỏi kinh nghiệm. WHO cam kết minh bạch, trách nhiệm và tiếp tục cải thiện", ông Tedros cho hay.
WHO kêu gọi Mỹ xem xét nối lại tài trợ vì 'virus sẽ tồn tại lâu dài' Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới hôm 22/4 cho biết ông hy vọng rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ xem xét lại việc ngừng tài trợ kinh phí cho tổ chức Liên Hợp Quốc này. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết "những xu hướng đáng lo ngại đang nổi lên" khi đại dịch bắt đầu bùng...