Các nước nhận định thế nào về thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+?
Bnews Trong cuộc điện đàm song phương, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã nhất trí về “tầm quan trọng to lớn của một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mà OPEC đã đạt được”.
Cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng của Tập đoàn Gazprom, Nga ở Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/4 (giờ địa phương) đã đánh giá cao thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu ‘lịch sử” của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh gọi là OPEC , vừa đạt được cùng ngày nhằm ngăn chặn giá dầu tiếp tục giảm mạnh.
Theo tuyên bố của Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm song phương, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã nhất trí về “tầm quan trọng to lớn của một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mà OPEC đã đạt được”.
Cùng ngày, trên tài khoản Twitter cá nhân, ông Trump cũng bày tỏ hoan nghênh thỏa thuận trên với nhận định: “OPEC đã hoàn thành Thỏa thuận Dầu mỏ và điều này sẽ cứu vãn hàng trăm nghìn việc làm trong lĩnh vực năng lượng tại Mỹ”.
Trong khi đó, Canada đã chính thức hoan nghênh thỏa thuận mới đạt được nói trên của OPEC . Trong một tuyên bố gửi qua thư điện tử, Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Canada Seamus O’Regan nhấn mạnh, đây là thông tin tích cực và Canana hoan nghênh bất kỳ thông tin nào mang lại sự ổn định cho thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Theo quan chức này, Chính phủ Canada đặc biệt quan ngại về tình trạng giá thiếu ổn định và nước này quyết tâm đạt được sự ổn định về kinh tế và giá cả. Canada là nước sản xuất dầu lớn thứ 4 thế giới, khai thác khoảng 4,9 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 2/2020.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Thamer al-Ghadhban cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng nói trên sẽ giúp ổn định thị trường, “làm giảm lượng dầu trữ kho và đẩy giá dầu đi lên”.
Trước đó, cũng trong ngày 12/4, OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày trong thời gian hai tháng 5-6/2020. Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo gọi đây là mức cắt giảm sản lượng dầu mang tính “lịch sử”, tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu, nhằm bình ổn giá “vàng đen” trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lan rộng trên thế giới.
Kết quả này đạt được sau 4 ngày đàm phán căng thẳng, trong đó có cuộc đàm phán với Mexico.
Sau khi OPEC nhất trí về thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu nói trên, Bộ trưởng Năng lượng Mexico Rocio Nahle cho biết Mexico sẽ cắt giảm sản lượng dầu trong nước 100.000 thùng/ngày kể từ tháng 5/2020.
OPEC trước đó đã đề nghị Mexico giảm sản lượng dầu trong nước 400.000 thùng/ngày song việc nước này chưa sẵn sàng điều chỉnh sản lượng “vàng đen” trong nước đã khiến OPEC chậm thông qua thỏa thuận cắt giảm sản lượng nói trên.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman, cho biết mức cắt giảm sản lượng dầu của OPEC có thể lên tới 12,5 triệu thùng/ngày do sản lượng dầu của Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Kuwait đã gia tăng kể từ tháng 4/2020.
Saudi Arabia đã sản xuất 12,3 triệu thùng dầu/ngày kể từ đầu tháng 4/2020, cao hơn mức 11 triệu thùng/ngày mà nước này đã đưa ra trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới của OPEC , có nghĩa mức cắt giảm mà nước này thực hiện trên thực tế sẽ vào khoảng 3,8 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, các mức giảm sản lượng trên thực tế của Kuwait và UAE cũng sẽ cao hơn so với các mức đã nhất trí trong thỏa thuận mới nói trên.
Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail Al Mazrouei ngày 12/4 cho biết nước này cũng cam kết giảm sản lượng dầu trong nước từ mức 4,1 triệu thùng/ngày hiện nay.
Anh Tuấn – Anh Quân
Ngoại trưởng Nhật-Mỹ điện đàm bàn cách phối hợp chống COVID-19
Hai ngoại trưởng đã cam kết chia sẻ thông tin về dịch bệnh, đồng thời nhất trí rằng cần có các biện pháp kiểm dịch thích hợp tại khu vực cửa khẩu trong một thời gian nhất định.
Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đài Truyền hình NHK cho biết tối 20/3, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu và người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo đã điện đàm về các biện pháp phối hợp trong phòng chống dịch COVID-19.
Hai ngoại trưởng đã cam kết chia sẻ thông tin về dịch bệnh, đồng thời nhất trí rằng cần có các biện pháp kiểm dịch thích hợp tại khu vực cửa khẩu trong một thời gian nhất định.
Hai bên xác nhận sẽ cùng nhau hợp tác trong phát triển vắcxin và thuốc điều trị COVID-19.
Ngoại trưởng hai nước cũng thống nhất sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho công dân nước mình đang sinh sống và làm việc tại nước còn lại.
Ngày 21/3, Bộ Tư pháp Nhật Bản thông báo hoãn Hội nghị Liên hợp quốc về tư pháp và chống tội phạm hình sự trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp.
Theo dự kiến, hội nghị lần thứ 14 này sẽ được tổ chức tại Kyoto từ ngày 20-27/4. Đây là hội nghị được tổ chức 5 năm/lần và quy tụ khoảng 400 chuyên gia tư pháp quốc tế.
Tại hội nghị được tổ chức lần đầu tại Nhật Bản sau 50 năm, các chuyên gia tư pháp quốc tế sẽ tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có các biện pháp đưa tội phạm ở lứa tuổi thanh, thiếu niên tái hòa nhập xã hội.
Tuy nhiên, do ản hưởng của dịch COVID-19, Bộ Tư pháp Nhật Bản đã quyết định hoãn tổ chức hội nghị và sẽ thảo luận với đại diện Liên hợp quốc để đưa ra thời điểm tổ chức mới.
Tính đến sáng 21/3, tại Nhật Bản đã ghi nhận 1.728 trường hợp nhiễm bệnh COVID-19, tăng 51 ca so với ngày 20/3. Trong số này có 712 người trên du thuyền Diamond Princess, 14 người trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) và 1.002 người bị nhiễm trong nước.
Dịch bệnh đã khiến 35 người trong nội địa và 8 người trên du thuyền Diamond Princess tử vong./.
Bùi Hà (TTXVN/Vietnam )
Muốn đạt thỏa thuận, Mỹ và Hàn Quốc 'nới' vòng đàm phán về chia sẻ chi phí quân sự Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 19/3 cho biết, Hàn Quốc và Mỹ đã quyết định kéo dài thêm một ngày vòng đàm phán về thỏa thuận chia sẻ chi phí quân sự liên quan tới sự hiện diện của Lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) diễn ra tại Los Angeles. Trưởng đoàn đàm phán của Hàn Quốc Jeong Eun-bo...