Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố quân đội Anh có thể được gửi đến Ukraine để hỗ trợ huấn luyện trong cuộc chiến chống lại Nga.
Lính NATO tập trận (Ảnh: Getty).
“Anh cần làm cho hoạt động huấn luyện phù hợp hơn với những gì Ukraine cần”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey tuyên bố hôm 19/12.
Các nguồn tin quốc phòng nói với đài BBC rằng, Bộ trưởng Healey không loại trừ khả năng đưa binh lính Anh đến Ukraine để giúp huấn luyện.
Tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định chính thức nào về vấn đề này được công bố.
“Chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ukraine tiếp cận và chúng ta cần làm việc với Ukraine để giúp họ thúc đẩy và huy động thêm tân binh”, Bộ trưởng Healey nói với báo The Times.
Khi được hỏi liệu điều này có nghĩa là mở rộng hoạt động huấn luyện tân binh Ukraine ở Anh hay không, ông Healey cho biết: “Chúng tôi sẽ tìm mọi cách có thể để đáp ứng những gì Ukraine muốn. Họ là những người đang chiến đấu”.
Anh đang huấn luyện binh lính Ukraine tại Anh. Tuy nhiên, tương tự các thành viên NATO khác, họ không gửi lực lượng bộ binh nào đến giúp Ukraine ở tiề.n tuyến vì lo ngại leo thang xung đột cũng như nguy cơ bị kéo trực tiếp vào cuộc xung đột.
Mặc dù vậy, Anh vẫn cung cấp cả vũ khí sát thương và không sát thương, bao gồm xe tăng, hệ thống phòng không và tên lửa tấ.n côn.g chính xác tầm xa, cho Ukraine.
Vào ngày 19/12, khi được hỏi về khả năng triển khai quân đội Ba Lan tới Ukraine theo sứ mệnh gìn giữ hòa bình, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói với đài phát thanh RMF FM cho biết đây là “vấn đề cần thảo luận”, nhưng hiện tại không có cuộc đàm phán nào như vậy diễn ra.
Tổng thống Duda cũng cho biết ưu tiên của chính phủ Ba Lan là an ninh của đất nước và nếu có bất kỳ cuộc đàm phán nào về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Kiev, sự an toàn của đất nước, cũng như sự an toàn của sườn phía đông NATO, sẽ là vấn đề chính trong các cuộc đàm phán như vậy.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời các quan chức châu Âu và Ukraine cho biết, các nước châu Âu đang thảo luận về việc triển khai lực lượng lên tới 100.000 quân tới Ukraine trong trường hợp có lệnh ngừng bắ.n hoặc thỏa thuận hòa bình.
Các quan chức tiết lộ lực lượng này có thể được thành lập bởi một liên minh gồm khoảng 5-8 quốc gia, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Anh và Ba Lan.
Reuters trước đó đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã thảo luận về khả năng gửi quân đội châu Âu tới Ukraine tại một cuộc họp ở Warsaw.
Vào tháng 11, Tổng thống Macron đã thảo luận về sáng kiến này với Thủ tướng Anh Keir Starmer. Các nguồn tin của Reuters cũng cho biết Kiev đã đàm phán về vấn đề này với các quốc gia Bắc Âu và Baltic.
Trong suốt cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài gần 3 năm qua, hầu hết các nước phương Tây đều bác bỏ kịch bản triển khai quân đội đến Ukraine để hỗ trợ đẩy lùi lực lượng Nga do lo ngại một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Moscow.
Tuy vậy, phương Tây không ít lần vượt qua các “lằn ranh đỏ” do Nga đặt ra, ban đầu là cung cấp vũ khí sát thương cỡ nhỏ cho Ukraine, tiếp đến là xe tăng, máy bay chiến đấu và gần đây nhất là cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Mỹ và đồng minh viện trợ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga.
Quân đội Anh có thể bị quét sạch chỉ trong 6 tháng chiến tranh
Quân đội Anh có thể bị tiê.u diệ.t chỉ trong 6 tháng nếu phải chiến đấu một cuộc xung đột có quy mô như tại Ukraine.
Cảnh báo trên do quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Anh Alistair Carns đưa ra vào ngày 4.12 trong bài phát biểu tại hội nghị về dự trữ quân sự tại Viện Nghiên cứu an ninh quốc phòng hoàng gia (RUSI) ở London. Theo ông Carns, cựu đại tá thủy quân lục chiến, mức độ thương vong tương tự xung đột tại Ukraine sẽ khiến quân đội Anh bị tiê.u diệ.t trong vòng 6-12 tháng, Sky News đưa tin.
"Trong một cuộc chiến tranh có quy mô tương tự như tại Ukraine, không phải là một cuộc can thiệp hạn chế, quân đội của chúng ta, trong khuôn khổ liên quân đa quốc gia rộng hơn, sẽ bị quét sạch với tỷ lệ thương vong hiện nay trong từ 6 tháng đến một năm", vị quan chức nói. Ông Carns ước tính Nga đang mất khoảng 1.500 binh sĩ mỗi ngày.
Xe tăng Challenger 2 của quân đội Anh. ẢNH: BỘ QUỐC PHÒNG ANH
Vị quan chức phụ trách vấn đề cựu binh và con người của Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh ý ông không phải là Anh cần quân đội lớn hơn, mà là "cần tạo ra chiều sâu và mở rộng nhanh chóng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng".
Tính đến ngày 1.10, quân đội Anh có 109.245 quân nhân, gồm 25.814 quân tình nguyện dự bị. "Lực lượng dự trữ rất quan trọng, là trung tâm của quá trình đó. Nếu thiếu họ, chúng ta không thể tạo ra sức mạnh lớn, chúng ta không thể đáp ứng vô số nhiệm vụ phòng thủ", ông Carns nói. Vị quan chức cũng cho rằng Anh cần bắt kịp với các đồng minh NATO trong việc tập trung nhiều hơn cho lực lượng dự bị.
Bình luận về tuyên bố trên, một người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết Bộ trưởng Quốc phòng John Healey từng nói về tình trạng của các lực lượng vũ trang được kế thừa từ chính quyền tiề.n nhiệm, theo tờ The Guardian.
"Đó là lý do vì sao ngân sách đầu tư hàng tỉ bảng vào quốc phòng, vì sao chúng tôi đang thực hiện cuộc đán.h giá phòng thủ chiến lược để đảm bảo chúng ta có đủ năng lực và sự đầu tư cần thiết để phòng thủ đất nước", người phát ngôn nói.
Vũ khí phương Tây có chất nhưng thiếu lượng
Trước cuộc bầu cử hồi tháng 7, Thủ tướng Keir Starmer, khi đó là lãnh đạo Công đảng đối lập, cáo buộc đảng Bảo thủ cầm quyền thu nhỏ quân đội xuống mức nhỏ nhất "từ thời Napoleon".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấ.n côn.g Nga bằng tên lửa Storm Shadow Bộ trưởng Quốc phòng John Healey từ chối xác nhận các báo cáo về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấ.n côn.g các mục tiêu bên trong lãnh thổ Liên bang Nga. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh John Healey. Ảnh: Anadolu (AA) Theo tờ The Kyiv Independent ngày 21/11, Bộ trưởng Quốc phòng...