Các nước NATO tăng cường hỗ trợ cho Ukraine
Ngày 11/9, lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), trong đó có Tổng thống Litva Gitanas Nausėda, Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrcil, Thủ tướng Latvia Evika Siliņa, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy đã đến Ukraine.
Trong chuyến thăm, Ngoại trưởng Mỹ và Anh cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 11/9/2024 công bố khoản viện trợ kinh tế và nhân đạo mới trị giá 717 triệu USD cho Ukraine. Ảnh: IRNA/TTXVN
Ông Bliken nhấn mạnh Mỹ sẽ cung cấp khoản viện trợ kinh tế mới, trị giá 717 triệu USD, cho Ukraine, trong đó 50% sẽ được dành cho cơ sở hạ tầng năng lượng khi mùa Đông đang đến gần.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết Washington sẽ đẩy nhanh xem xét và thảo luận “các đề nghị” của Ukraine khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer gặp nhau dự kiến vào ngày 13/9. Ông cho rằng việc Ukraine trở thành thành viên của NATO là “điều tất yếu”, song để gia nhập, Kiev sẽ phải thực hiện một số cải cách.
Về phía mình, Ngoại trưởng Anh David Lammy tái khẳng định cam kết của nước này cung cấp 600 triệu bảng Anh (782 triệu USD), cùng thêm hàng trăm tên lửa, đạn pháo và nhiều xe bọc thép mới cho Ukraine trong năm nay. Sau chuyến thăm của ông Lammy, Bộ Ngoại giao Anh ra tuyên bố cho biết chính phủ nước này có kế hoạch cung cấp cho Ukraine khoản bảo lãnh vay từ Ngân hàng Thế giới (WB), trị giá 484 triệu USD, vào cuối năm nay để duy trì hoạt động của trường học, bệnh viện, trả lương cho công chức và giúp đỡ người về hưu. Ngoài ra, Anh cũng sẽ phân bổ 242 triệu bảng (315 triệu USD) để hỗ trợ ngành năng lượng và các dự án nhân đạo khác của Ukraine.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết Litva đã cam kết hỗ trợ 10 triệu euro (hơn 11 triệu USD) để phát triển năng lực tấn công tầm xa của Ukraine, đặc biệt là thiết bị bay không người lái Palianytsia.
Theo ông, Litva đã phân bổ 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để viện trợ cho Ukraine và đặt mục tiêu tiếp tục hỗ trợ ở mức 0,25% GDP hằng năm. Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Latvia Evika Siliņa, Riga đã cam kết cung cấp gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong đó có xe bọc thép.
Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga
Động thái diễn ra sau khi lực lượng Moskva giành quyền kiểm soát một số khu định cư ở vùng Kharkiv (còn lại là Kharkov) trong những ngày gần đây.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Viết trên trang cá nhân Facebook ngày 15/5, Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, ông Sergey Nikiforov cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hoãn các chuyến công du nước ngoài dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. Nhà lãnh đạo Ukraine đã chỉ thị rằng tất cả các lịch trình quốc tế liên quan đến ông dự kiến diễn ra trong những ngày tới sẽ bị hoãn lại và lịch sẽ được sắp xếp lại sau. Trước đó, theo kế hoạch ban đầu, Tổng thống Zelensky sẽ tới Tây Ban Nha vào ngày 17/5 và gặp Vua Felipe. Sau đó, ông sẽ đến thăm Bồ Đào Nha để chuẩn bị ký kết thỏa thuận hợp tác an ninh song phương với Lisbon.
Thư ký báo chí Nikiforov không nêu lý do các chuyến công du của Tổng thống Zelensky bị hoãn. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tấn công khu vực biên giới Kharkiv. Ngày 15/5, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo đạt được một bước tiến ở khu vực Kharkiv của Ukraine. Cụ thể, quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát các làng Glubokoye và Lukyantsy gần biên giới Ukraine-Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov thừa nhận Kiev đang phải đối mặt với tình thế cực kỳ khó khăn khi quân đội nước này đang cố gắng giữ vững vị trí và bị quân Nga áp đảo về hỏa lực. Trong bối cảnh đó, ông kêu gọi các đối tác ủng hộ Ukraine tăng cường cung cấp đạn dược.
Các quan chức Ukraine từ lâu đã cảnh báo họ chưa sẵn sàng đẩy lùi một cuộc tấn công lớn của Nga và lo ngại về sự chậm trễ trong việc vận chuyển vũ khí của phương Tây.
Hồi tháng 4, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Kiev Kirill Budanov cảnh báo Ukraine sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng vào giữa tháng 5 và đầu tháng 6.
Lực lượng Ukraine đã sử dụng Kharkiv và vùng lãnh thổ xung quanh trong nhiều tháng để tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới vào Belgorod. Khoảng cách gần khiến quân đội Ukraine thường xuyên pháo kích vào thành phố Nga bằng nhiều hệ thống phóng tên lửa.
Báo New York Times của Mỹ ngày 12/5 cảnh báo mối đe doạ để mất Kharkiv và khả năng người dân phải rời bỏ nơi này có thể làm mất tinh thần của người Ukraine và các đồng minh. Tờ báo cho biết diễn biến này có thể khiến nhiều người nghĩ rằng sau hai năm với hàng trăm nghìn người thương vong và thiệt hại hàng tỷ USD, cuộc xung đột không có nhiều thay đổi. Do đó, Kiev có thể bị áp lực phải đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn với Nga.
Ukraine bị ép phải tính đến kế hoạch B cho cuộc chiến với Nga Ukraine đang chịu áp lực từ phương Tây để điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh Nga tiếp tục đạt được những bước tiến dù chậm chạp. Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy Kiev đưa ra một kế hoạch thực tế hơn, có thể đạt được trong năm tiếp theo, nhằm duy trì sự hỗ trợ quân sự từ các đồng minh....