Các nước NATO sử dụng vũ khí gì của Liên Xô?
NATO rất lo lằng vì các nước thành viên sử dụng vũ khí Liên Xô và cố gắng loại bỏ các loại vũ khí này khỏi trang bị của các nước NATO.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhiều mẫu vũ khí và thiết bị quân sự của Liên Xô tiếp tục được sử dụng trong quân đội của các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Warsaw. Bây giờ nhiều quốc gia trong số này trở thành thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và trở thành kẻ thù của Nga.
Các nước NATO tiếp tục sử dụng vũ khí của Liên Xô.
Hệ thống phòng không S-300 Favit
Hệ thống phòng không S-300 Favit được dùng để thay thế hệ thống phòng không S-75 lỗi thời. Hệ thống này được đưa vào phục vụ năm 1978. Mục đích chính của hệ thống này là bảo vệ các cơ sở công nghiệp, hành chính và quân sự lớn khỏi các cuộc tấn công của lực lượng hàng không vũ trụ đối phương.
Độ cao tiêu diệt mục tiêu của S-300 từ 2 đến 200 km. Hệ thống phòng không này là hệ thống đầu tiên có khả năng theo dõi tới sáu mục tiêu và hướng mười hai tên lửa vào chúng. Thời gian triển khai hệ thống này rất ngắn khoảng 5 phút, khiến nó ít bị máy bay địch tấn công.
Hệ thống S-300 chủ yếu được cung cấp cho các nước thế giới thứ ba: Venezuela, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Algeria, Syria, cũng như cho các nước thuộc khối Warsaw. Trong số các quốc gia NATO sử dụng hệ thống này năm 2016 gồm Bulgaria, Slovakia và Hy Lạp, tuy nhiên số lượng đơn vị S-300 chính xác vẫn chưa được biết.
Các quốc gia thường tiến hành bắn huấn luyện hệ thống phòng không S-300 và thu được kết quả rất tốt. Vào cuối năm 2013, trong một cuộc tập trận lực lượng phòng thủ tên lửa Hy Lạp đã bắn thành công một máy bay không người lái, nằm ở khoảng cách 30 km và độ cao 2 km bằng hệ thống này.
Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot
Mục tiêu của tổ hợp tên lửa chống tăng cầm tay 9K111 Fagot là tiêu diệt các vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt người, tốc độ không vượt quá 60 km/h ở khoảng cách lên tới 2 km. Tốc độ bắn của tổ hợp này khoảng 3 phát/phút, tốc độ bay của đầu đạn khoảng 240 m/s.
Video đang HOT
Tổ hợp này khá sử dụng đơn giản, có trọng lượng nhỏ và có thể được vận chuyển bởi một nhóm gồm hai người: Bệ phóng nặng 22,5 kg, hai tên lửa nặng 27 kg.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Fagot đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng: Afghanistan, Libya, Jordan, Kuwait, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Peru, Phần Lan. Trong số đó có các quốc gia NATO: Hy Lạp (262 tổ hợp), Bulgaria (222 tổ hợp), Ba Lan (100 tổ hợp), Hungary (50 tổ hợp), Cộng hòa Séc (50 tổ hợp). Các đây không lâu 50 tổ hợp này được trang bị cho quân đội của Slovenia, nhưng đã ngừng hoạt động.
Máy bay chiến đấu MiG-29
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư MiG-29 được thiết kế với mục tiêu chiếm ưu thế trên không ở tiền tuyến. Sự phát triển của loại máy bay này bắt đầu vào cuối những năm 1960, nhưng đến năm 1984 mới bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Ở Nga, máy bay chiến đấu MiG-29 hiện vẫn đang phục vụ nhưng đang dần rút khỏi không quân Nga do hao mòn vật lý và chương trình tái vũ trang của Nga.
Sau khi khối Warsaw tan rã, MiG-29 vẫn hoạt động ở nhiều quốc gia Đông Âu đã gia nhập NATO. Ví dụ, sau sự sụp đổ của Liên Xô Hungary đã mua 29 chiếc MiG-29. Hungary giải thích rằng, nước này có thể bị xâm phạm biên giới phía nam từ Nam Tư, vì các máy bay chiến đấu MiG-21MF và MiG-21bis được trang bị cho không quân Hungary đã lỗi thời. Ngoài ra, Hungary còn mua thêm tên lửa, thiết bị huấn luyện và phụ tùng.
Ngay cả sau khi Hungary gia nhập NATO năm 1999, nước này vẫn không từ bỏ hoạt động của các máy bay chiến đấu Liên Xô. Chỉ trong năm 2010, chính phủ Hungary tuyên bố mong muốn hiện đại hóa chiếc MiG-29 còn lại. Trong khi đó ở Đức, Romania và Cộng hòa Séc đã từ chối sử dụng loại máy bay này.
Tuy nhiên, Bulgaria vẫn tiếp tục sử dụng 15 máy bay này. Hơn nữa, với sự giúp đỡ của Nga, quốc gia này dự định hiện đại hóa MiG-29, vì họ cho rằng chúng vẫn sẵn sàng chiến đấu. Năm 2018, chính phủ Bulgaria đã ký hợp đồng với Tập đoàn MiG để sửa chữa máy bay với số tiền khoảng 40,5 triệu euro.
Máy bay chiến đấu MiG-29 thậm chí còn hoạt động trong không quân Hoa Kỳ. Năm 1997, chính phủ Moldova đã bán 21 chiếc MiG-29 cho Hoa Kỳ, thỏa thuận này có giá trị lên tới hơn 40 triệu USD. Máy bay được gửi đến căn cứ Wright-Patterson ở Ohio, sau đó một số trong số chúng biến thành hiện vật triển lãm tại nhiều căn cứ không quân của Mỹ.
Xe tăng T-72 Ural
T-72 là xe tăng thế hệ thứ hai lớn nhất đang được sử dụng vào năm 1973. Uralvagonzavod trong giai đoạn từ 1974 đến 1990 đã có 20544 chiếc được sản xuất. Tổng cộng hơn 30000 chiếc Ural đã được sản xuất. T-72 đã được hơn năm mươi quốc gia trên thế giới sử dụng, bao gồm các quốc gia thành viên của NATO như Cộng hòa Séc, Slovakia, Bulgaria, Romania. Trước đây, Hoa Kỳ cũng có 86 chiếc Ural, tất cả đều được mua từ Đức vào những năm 90 và được Mỹ sử dụng cho mục đích huấn luyện.
Trên cơ sở T-72, hàng chục xe bọc thép khác nhau đã được sản xuất: Phiên bản BLP-72 ở Đức, ở Slovakia là xe tăng VT-72C, ở Cộng hòa Séc là xe tăng T-72M4-CZ. Ba Lan từ chối sử dụng loại xe tăng này và đã mua của Đức khoảng 200 chiếc xe tăng Leopard. Tuy nhiên, phía Nga xác nhận rằng, xe tăng PT-91 – niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Ba Lan, là một trong những biến thể của T-72.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1
Xe chiến đấu bộ binh của Liên Xô được phát triển và đưa vào trang bị năm 1966. Sau đó, BMP bắt đầu xuất hiện nhiều ở nhiều quân đội trên thế giới. Mục đích chính của các xe này là hỗ trợ hỏa lực và vận chuyển nhân sự.
BMP-1 là xe chiến đấu hạng nhẹ, cơ động, có khả năng lội nước. Lớp giáp bên ngoài của xe có thể chịu được đạn 23 mm ở phần trước và đạn 7.62 mm ở xung quanh. Phát triển của Liên Xô đã rất thành công trong thị trường vũ khí quốc tế.
Tính đến năm 2016, BMP-1 đã phục vụ trong quân đội của các thành viên NATO như Ba Lan (1268 chiếc), Slovakia (148 chiếc), Cộng hòa Séc (98 chiếc), Bulgaria (90 chiếc), Hungary (số lượng chưa biết). 21 chiếc xe loại này đã được chuyển từ Đức đến Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990. Hy Lạp hiện có gần 400 chiếc BMP-1 đang hoạt động và Hy Lạp đang có ý định chi 25 triệu USD để mua thêm từ Nga.
BMP-1 cũng giống như T-72 có nhiều sửa đổi. Ví dụ, phiên bản BVP-1 được sản xuất ở Tiệp Khắc, phiên bản BWP-1 ở Ba Lan, phiên bản MLI-84 ở Romania và phiên bản BMP-1A1 Ost tại Đức. Sau khi Slovakia gia nhập NATO xuất hiện xe bọc thép Cobra-S cũng là một bản sửa đổ của BMP-1.
Giới lãnh đạo NATO rất lo lắng về sự hiện diện của vũ khí Liên Xô trong một số thành viên của liên minh. Vì vậy, nhiệm vụ của NATO là giúp giảm số lượng vũ khí của Liên Xô trong các nước này.
Trong những năm gần đây, các quốc gia thành viên Hiệp ước Warsaw thường tuyên bố ý định phá vỡ thỏa thuận với Nga và hướng tới vũ khí phương Tây. Các nước châu Âu thậm chí còn trả tiền cho các nước Đông Âu vì từ chối hiện đại hóa và bảo dưỡng vũ khí của Liên Xô hoặc mua mới vũ khí Nga.
Do đó, trong tương lai Đông Âu sẽ từ bỏ vũ khí của Liên Xô. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngay cả khi các nước này có đủ tiền để tái vũ trang, quá trình này sẽ kéo dài trong nhiều năm.
Minh Tú
Theo baodatviet.vn
Đưa ra "hảo ý" về triển khai tên lửa, Nga bức xúc vì NATO "tỏ thái độ"?
Đề xuất liên quan tới triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại châu Âu của Tổng thống Putin không được NATO đón nhận.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov gần đây xác nhận, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi đi một đề xuất tới "các nước châu Âu, châu Á chủ chốt và các tổ chức quốc tế" về việc tạm ngừng triển khai các vũ khí từng nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
NATO không chấp nhận đề nghị của Tổng thống Putin liên quan tới triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung (ảnh: getty)
Tuy nhiên, phát biểu hôm thứ ba (30/9), Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói, Nga thất vọng về phản ứng của NATO trước đề nghị trên của Tổng thống Putin.
"Phản ứng của toàn bộ NATO và các nước thành viên rất đáng thất vọng. Không may là, chúng tôi không nhận thấy sự sẵn sàng để theo đuổi ví dụ của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn sẽ làm việc nhằm thực thi ý tưởng này; nếu không một sự xói mòn tình huống an ninh nghiêm trọng tại châu Âu và có lẽ là cả ở các khu vực khác, sẽ có thể xảy ra sắp tới", ông Ryabkov chia sẻ với báo giới.
Tuần trước, NATO cho biết, họ đã nhận được một lá thư từ Nga liên quan tới đề xuất dừng triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại châu Âu. Tuy nhiên, liên minh quân sự hồi đáp rằng, họ không coi đề xuất này đáng tin cậy do sự xuất hiện tên lửa hành trình SSC-8 của Nga.SSC-8 (9M729) là một tên lửa hành trình phóng đi từ mặt đất do Nga sản xuất và từng bị Mỹ gọi là mối lo ngại sau khi nó được thử nghiệm từ một bệ phóng di động. Washington cáo buộc vụ phóng thử đã vi phạm INF, còn Nga khăng khăng là tên lửa SSC-8 hoàn toàn phù hợp với hiệp ước.
Thỏa thuận INF được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô vào năm 1987, đã bị hủy bỏ vào ngày 2/8 - bắt nguồn từ việc Mỹ đơn phương từ chối tuân thủ các điều khoản hiệp ước từ 6 tháng trước đó. Cả Washington và Moscow lần lượt chỉ trích nhau vi phạm hiệp ước.
INF cấm các bên tham gia tiến hành phóng đi từ mặt đất các tên lửa hành trình và đạn đạo có tầm bay từ 500 tới 5.500 km.
Minh Đức
Theo toquoc
Báo Mỹ: Thương vụ S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ nhìn thấy dấu hiệu của Thế chiến I Chuyên gia Mỹ lo ngại căng thẳng trong quan hệ giữa Ankara và Washington có thể dẫn đến những hậu quả tương tự như sự kiện năm 1914. Cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, liên quan đến thương vụ mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Ankara, có thể gây ra những...