Các nước Nam Á bàn chiến lược chung đối phó với dịch COVID-19
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh, mặc dù tổng số ca nhiễm bệnh được báo cáo ở khu vực Nam Á là chưa tới 200 trường hợp, song các quốc gia cần duy trì cảnh giác.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangalore, Ấn Độ, ngày 11/3 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng với lãnh đạo và đại diện các quốc gia thuộc Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) chiều 15/3 đã tổ chức một hội nghị thông qua cầu truyền hình để đề ra một chiến lược chung nhằm đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đến nay đã khiến hơn 6.000 người tử vong trên thế giới.
Tham dự hội nghị, ngoài ông Modi còn có Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih, Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli, Thủ tướng Bhutan Lotay Tshering, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và Trợ lý đặc biệt của Thủ tướng Pakistan về Y tế Zafar Mirza.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Modi nhấn mạnh, mặc dù tổng số ca nhiễm bệnh được báo cáo ở khu vực Nam Á là chưa tới 200 trường hợp, song các quốc gia cần duy trì cảnh giác.
Video đang HOT
Khẩu hiệu của Ấn Độ trong đối phó với dịch COVID-19 là “luôn sẵn sàng nhưng không hoang mang.”
Ấn Độ cũng hưởng ứng lời kêu gọi của các công dân nước này ở nước ngoài và đã sơ tán gần 1.400 người Ấn Độ từ các vùng dịch khác nhau.
Tại hội nghị, nhà lãnh đạo Ấn Độ đề xuất lập một quỹ khẩn cấp chống dịch COVID-19 và New Delhi sẽ đóng góp một khoản ban đầu trị giá 10 triệu USD.
Hội nghị thượng đỉnh trên có ý nghĩa quan trọng vì SAARC đã hầu như không hoạt động kể từ năm 2016.
Thủ tướng Modi đã từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh SAARC 2016, theo kế hoạch được tổ chức tại Islamabad, tiếp sau vụ tấn công khủng bố Uri do các phần tử khủng bố Pakistan gây ra.
Sau khi Bangladesh, Afghanistan và Bhutan cũng rút khỏi cuộc họp, hội nghị đã bị hủy bỏ.
Hội nghị thượng đỉnh SAARC được tổ chức hai năm một lần bởi các quốc gia thành viên theo thứ tự bảng chữ cái.
Hội nghị thượng đỉnh gần nhất được tổ chức vào năm 2014 tại Kathmandu, Nepal.
Theo vietnamplus.vn
Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan
Tuyên bố được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đưa ra hôm 2-3 và là một phần trong tiến trình rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan sau 14 tháng nếu Taliban duy trì cam kết theo thỏa thuận.
Thỏa thuận giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump và quân nổi dậy Taliban được ký kết tại Qatar ngày 29-2, mở đường cho hòa bình ở Afghanistan sau hơn 18 năm xung đột. Theo đó, trong vòng 135 ngày, Mỹ giảm sự hiện diện xuống còn 8.600 binh sĩ từ khoảng 12.000 quân đang đóng tại quốc gia Nam Á, sau đó sẽ tạm dừng để đánh giá các điều kiện.
Kế hoạch rút quân có thể là tiền đề chấm dứt cuộc chiến sa lầy 18 năm của Mỹ tại Afghanistan. Ảnh: NYT
Với lực lượng còn lại, Bộ trưởng Esper cho biết Lầu Năm Góc vẫn duy trì 7 căn cứ trên khắp Afghanistan nhưng tập trung vào hoạt động chống các nhóm khủng bố như al Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng thu hẹp quy mô với nhiệm vụ chủ yếu huấn luyện quân đội Afghanistan. Đổi lại, Taliban cam kết không tấn công quân Mỹ và các đồng minh. Tiến trình rút quân sẽ phụ thuộc vào việc lực lượng này đáp ứng cam kết ngăn bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào, kể cả al-Qaeda, sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tổ chức các cuộc tấn công đe dọa Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, quan chức Mỹ nhấn mạnh thỏa thuận trên không ràng buộc kế hoạch rút quân đội nước ngoài với kết quả từ cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan.
Dự kiến, các cuộc thảo luận giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban sẽ diễn ra từ ngày 10-3. Ngoài câu hỏi về hình thức chia sẻ quyền lực giữa chính quyền Kabul với Taliban, tiến trình này có thể bị chững lại khi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani từ chối phóng thích 5.000 tù nhân Taliban trước khi tiến hành thương thuyết nội bộ như được quy định trong thỏa thuận Mỹ-Taliban. Hôm 2-3, đại diện phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid cảnh báo không có bất kỳ cuộc đàm phán nào trừ phi chính phủ trao đổi tù nhân. Trước đó, lực lượng này khẳng định đã thực thi quá trình "giảm bạo lực" hay lệnh ngừng bắn một phần kéo dài 7 ngày trước khi ký thỏa thuận với Mỹ. Nhưng với tuyên bố từ Tổng thống Ghani, các tay súng Taliban một mặt được lệnh tuân thủ thỏa thuận với Mỹ và không nhắm vào lực lượng quốc tế; mặt khác tiếp tục cuộc chiến với lực lượng an ninh Afghanistan để phản đối cái gọi là "chính quyền bù nhìn Kabul".
Theo giới chức địa phương, Taliban cuối tuần rồi đã bắt cóc hàng chục người ở tỉnh Wardak. Một số nạn nhân có mối liên hệ với nhân viên chính phủ. Hôm 2-3, quân đội Afghanistan cho biết Taliban còn hạ sát một lính biệt kích và tiến hành nhiều đợt tấn công vào các trạm kiểm soát khu vực phía Bắc. Cùng ngày, một vụ đánh bom bằng xe máy nhắm vào trận bóng đá tại tỉnh Khost đã khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương. Taliban bác bỏ trách nhiệm trong vụ việc ở tỉnh Khost nhưng Lầu Năm Góc cho biết sẽ xem xét các vụ tấn công và có biện pháp hỗ trợ quân đội Afghanistan nếu cần thiết. Bộ trưởng Esper mặt khác hy vọng tình hình bạo lực những ngày tới có thể được kéo giảm, mở đường cho thỏa thuận hòa bình cuối cùng giữa các bên ở Afghanistan. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley ngược lại không đặt nhiều kỳ vọng về khả năng ngay lập tức giảm hoàn toàn bạo lực ở Afghanistan. Theo New York Times, tình hình bạo lực bùng phát ngay sau khi ký kết thỏa thuận đã dập tắt hy vọng về lệnh ngừng bắn kéo dài, gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân Afghanistan về khả năng xung đột sẽ tiếp tục sau thời gian tạm lắng.
MAI QUYÊN (Theo NYT, AP)
Theo baocantho.com.vn
Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban: Còn nhiều khó khăn phía trước Vẫn còn một số ý kiến bày tỏ thận trọng khi cho rằng, đây chỉ là một sự khởi đầu cho chặng đường dài khó khăn phía trước. Mỹ và Taliban hôm 29/2 đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử tại Thủ đô Doha của Qatar, đặt nền móng cho việc chấm dứt cuộc chiến tranh 18 năm hao tiền tốn...