Các nước Mekong ủng hộ chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của TT Abe
Nhật Bản đồng ý thắt chặt quan hệ với các nước vùng Mekong bằng chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương với mục tiêu để Tokyo duy trì và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực.
Trước hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong ngày 9/10 tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp riêng trong ngày 8/10 với lãnh đạo Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
Tokyo hứa viện trợ cho Lào gói viện trợ trị giá 900 triệu yen (tương đương 8 triệu USD) để đẩy nhanh quá trình dò tìm và tháo dỡ mìn ở nước này. Phần lớn trong số 80 triệu thiết bị nổ được vùi trên đất Lào trong thời gian Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa được tháo dỡ. Vì thế, rất nhiều đất đai của Lào không thể sử dụng để trồng trọt hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng.
“Chúng tôi đề cao viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản”, Nikkei Asian Review dẫn lời Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. “Nó đang đóng góp vào phát triển kinh tế Lào”.
Tokyo cũng đề nghị cho Campuchia vay 3,5 tỷ yên, nhiều hơn cả những khoản vốn đã được Nhật Bản cho Campuchia vay, để xây dựng hệ thống tưới tiêu tại hồ Tonle Sap (Biển Hồ). Hai chính phủ lên kế hoạch ký kết chính thức vào một ngày sắp tới. Hệ thống tưới tiêu được cho sẽ tăng năng suất nông nghiệp tại khu vực này gấp 3 lần.
Người dân sống ở Biển Hồ, Campuchia. Ảnh: AFP.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở rộng tầm ảnh hưởng đến khu vực Mekong thông qua chiến lược “Vành Đai, Con Đường” đầy tham vọng. Bắc Kinh đã đầu tư mạnh vào các công trình hạ tầng tại đây như đường cao tốc, cảng biển, đập thủy điện và tự đó vun đắp mối quan hệ sâu sắc với các chính phủ tại đây. Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông báo động cho các nước phương Tây, Nhật Bản và Ấn Độ.
Video đang HOT
Tại các cuộc gặp trên, tham vọng của Nhật Bản được tăng cường hiện diện tại vùng Mekong không chỉ gói gọn trong hợp tác kinh tế. Thủ tướng Abe đã giới thiệu về chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Mở” của ông, sáng kiến được nhiều nhà quan sát xem là nhằm đối phó với tầm ảnh hưởng về an ninh của Trung Quốc khi Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự và củng cố tuyên bố trên Biển Đông.
Nhiều lãnh đạo các nước Mekong đã bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch của ông Abe.
Trong buổi họp với chung với thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực, sáng kiến của Nhật Bản nhằm bảo đảm sự thịnh vượng về kinh tế, tự do về thương mại và an toàn hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Abe tại buổi họp báo chung. Ảnh: VGP.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen thì nói rằng: “Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong ngày mai sẽ là cơ hội đầu tiên cho khu vực được chào đón chiến lược mở của Nhật đối với châu Á – Thái Bình Dương”.
Điều mà các nước Mekong muốn là sự hợp tác, không phải một cuộc đối đầu hay ganh đua giữa Tokyo với Bắc Kinh.
“Tôi hy vọng các công ty Nhật Bản hợp tác với các công ty Trung Quốc trong một số dự án”, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nói tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Abe. “Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác giữa Nhật Bản và Trung Quốc và mang lại lợi ích cho mỗi quốc gia (tại Mekong)”.
Phương Thảo
Theo Zing
Nhật Bản thay Bộ trưởng Quốc phòng
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định giữ lại các vị trí chủ chốt trong cuộc cải tổ nội các hôm thứ Ba, 2/10, nhưng thay thế vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters
Theo danh sách nội các mới được công bố bởi Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, các vị trí chủ chốt trong chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe vẫn không thay đổi, nhằm bảo đảm sự ổn định cho việc triển khai các chính sách của chính phủ.
Bộ trưởng Tài chính vẫn là ông Taro Aso, và Bộ trưởng Ngoại giao là ông Taro Kono.
Tuy nhiên, ông Itsunori Onodera - người đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 8/2017 - đã được thay thế bởi ông Takeshi Iwaya (61 tuổi), một chính trị gia kỳ cựu, từng giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao, Thứ trưởng Quốc phòng.
Ông Iwaya được đề cử vị trí người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong bối cảnh nước này tiếp tục tập trung đối phó với mối đe doạ từ Triều Tiên và sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc.
"Không có gì ngạc nhiên khi ông Abe muốn xây dựng một sự ổn định, hơn là tạo ra thách thức", Tomoaki Iwai - Giáo sư Chính trị Nhật Bản tại Đại học Nihon nhận định. "Ông Iwaya không phải là gương mặt mới trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng cũng không phải là người có kinh nghiệm như ông Onodera. Khả năng của ông ấy vẫn còn là một ẩn số."
Ông Takeshi Iwaya. Ảnh: Reuters
Ngoài ông Iwaya, một gương mặt mới khác sẽ góp mặt trong nội các của Thủ tướng Abe là bà Satsuki Katayama - Bộ trưởng phụ trách tái thiết địa phương. Bà Katayama cũng là nữ chính khách duy nhất trong nội các lần này.
Bà Satsuki Katayama. Ảnh: Reuters
Cuộc cải tổ diễn ra không lâu sau khi ông Abe tái đắc cử vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LPD) cầm quyền, và có cơ hội trở thành Thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản.
MINH HẠNH
Theo TPO/AFP
Nhật-Trung cam kết thúc đẩy hòa bình ở bán đảo Triều Tiên Lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản đã cam kết thúc đẩy hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, bên cạnh việc tăng tốc hợp tác, chỉ dấu cho thấy hai đối thủ ở châu Á đang tìm cách hàn gắn quan hệ song phương, vốn bị đình trệ vì các tranh cãi về lịch sử và lãnh thổ. Ông Abe và ông...