Các nước láng giềng thắt chặt kiểm soát, chặn người Myanmar vượt biên
Các nước láng giềng đã và đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn người Myanmar chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn diễn ra ở quốc gia Đông Nam Á này từ hôm 1/2.
Nikkei Asia cho hay, các quốc gia như Thái Lan, Bangladesh và Malaysia đang phải đối mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu những nước này chấp nhận số lượng lớn người xin tị nạn từ Myanmar, họ sẽ phải đối mặt với khó khăn về tài chính. Còn nếu các quốc gia này quay lưng với người tị nạn, họ đối mặt với làn sóng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 càng khiến chính phủ các nước láng giềng Myanmar gia tăng lo ngại người nước ngoài sẽ mang theo mầm bệnh và lây lan tại địa phương. Chính vì thế, các nước đã áp đặt biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ.
Lo sợ làn sóng người Myanmar tràn sang, nhiều quốc gia láng giềng Myanmar tăng cường kiểm soát biên giới. (Ảnh: Reuters)
Thái Lan – quốc gia có đường biên giới dài 2.000 km với Myanmar, đã tăng cường nỗ lực thắt chặt kiểm soát và an ninh biên giới. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ra lệnh cho quân đội canh gác biên giới thận trọng hơn để ngăn chặn người Myanmar tràn qua.
Đầu tháng 3, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Narongphan Jitkaewthae đến thăm một tỉnh dọc biên giới với Myanmar và ban bố tình trạng báo động cho quân đội ở đây với lý do thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Gần đây, tổ chức theo dõi Nhân quyền chỉ trích Chính phủ Thái Lan đã ngăn chặn và gửi trở lại một nhóm công dân Myanmar khi những người này đang nỗ lực vượt biên sang Thái Lan.
Quân đội Thái Lan đã thiết lập các cơ sở để tiếp nhận những người xin tị nạn ở các tỉnh Ranong và Chumphon. Tuy nhiên, đây là những nơi trú ẩn tạm thời, phục vụ cho hỗ trợ nhân đạo, không phải trại tị nạn.
Bangladesh cũng đang tăng cường các biện pháp an ninh biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh A.K. Abdul Momen cho biết, nước này không chấp nhận có thêm nhiều người tị nạn từ Myanmar, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác nên mở cửa cho người Hồi giáo Rohingya.
Trong khi đó, theo tờ Hindustan Times , Bộ Nội vụ Ấn Độ đã yêu cầu 4 bang đông bắc dọc biên giới với Myanmar ngăn chặn bất kỳ dòng người nào vượt biên, nhập cảnh vào nước này.
Hôm 23/2, Malaysia trục xuất 1.086 công dân Myanmar nhập cảnh vào nước này trước cuộc đảo chính. Malaysia tuyên bố họ là những người nhập cư bất hợp pháp, cho biết “tất cả những người được trao trả đã đồng ý được đưa trở lại một cách tự nguyện”.
Tổ chức Ân xá Quốc tế tố cáo quyết định trục xuất công dân Myanmar của Malaysia là “vô nhân đạo”. Hôm 24/3, Reuters đưa tin, Malaysia hoãn quyết định trục xuất đợt thứ hai theo kế hoạch những người đến từ Myanmar.
Đến nay, ít nhất 250 người đã thiệt mạng và hơn 2.600 người bị giam giữ kể từ khi xảy ra đảo chính ở Myanmar.
Cảnh sát Myanmar đào tẩu cầu xin Ấn Độ đừng trục xuất
Cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ kêu gọi Thủ tướng Modi cho phép tị nạn, khi đối mặt nguy cơ bị trục xuất.
"Chúng tôi không muốn quay lại Myanmar tới khi vấn đề giải quyết xong", một cảnh sát Myanmar chạy trốn sang Ấn Độ và đang ẩn náu tại một ngôi làng ở bang Mizoram, giáp biên giới Myanmar, nói.
Người này là một trong số hàng chục cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Mizoram kể từ khi cuộc đảo chính quân sự nổ ra ở quê nhà hôm 1/2. Nhiều dân thường Myanmar cũng đào tẩu sang quốc gia láng giềng sau các cuộc trấn áp của quân đội với người biểu tình chống đảo chính.
Giới chức bang và liên bang Ấn Độ chưa đưa ra bất kỳ số liệu nào về số người Myanmar vượt biên, nhưng một số quan chức bang cho hay số người xin tị nạn có thể lên tới hàng trăm.
Tuy nhiên, những người này đang có nguy cơ bị trục xuất về nước, sau khi Bộ Nội vụ Ấn Độ tuần trước yêu cầu 4 bang giáp biên giới với Myanmar, trong đó có Mizoram, thực hiện các biện pháp ngăn chặn người tị nạn vào Ấn Độ, ngoại trừ vì lý do nhân đạo.
Bộ Nội vụ Ấn Độ cho hay các bang không được cấp quy chế tị nạn cho bất kỳ ai đến từ Myanmar, bởi Ấn Độ không tham gia Công ước về Người tị nạn năm 1951 của Liên Hợp Quốc cũng như Nghị định thư năm 1967 của tổ chức này.
Một sĩ quan cảnh sát Myanmar đào tẩu cùng vợ con chơi đùa trong một nơi trú ẩn tại Mizoram, Ấn Độ, hôm 19/3. Ảnh: AP
Một ngôi làng ở Ấn Độ đã cung cấp nơi trú ẩn cho 34 cảnh sát và một lính cứu hỏa Myanmar, những người vượt biên sang Ấn Độ trong hai tuần qua. Một số sĩ quan cho hay họ bỏ trốn vì không muốn tuân theo mệnh lệnh bắn vào người biểu tình phản đối đảo chính mà chính quyền quân sự đưa ra.
"Họ ra lệnh bắt, đánh đập, tra tấn người biểu tình", một nữ cảnh sát đào tẩu cho hay. "Chúng tôi luôn bị đẩy lên hàng đầu bất kỳ lúc nào có biểu tình. Vì vậy chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài rời khỏi đất nước".
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội tiến hành đảo chính, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử. Phong trào phản đối đảo chính dấy lên khắp đất nước và thường xuyên xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Theo một tổ chức quan sát nhân quyền, hơn 200 người biểu tình đã thiệt mạng.
Chính phủ liên bang Ấn Độ và bang Mizoram đang tranh cãi về cách xử lý người vượt biên từ Myanmar. Trước đó, chính quyền Mizoram đã cho phép người vượt biên được nhập cảnh và cung cấp thức ăn, nơi ở.
Zoramthanga, thủ hiến bang Mizoram, hôm 18/3 gửi thư lên Thủ tướng Narendra Modi, nói rằng "Ấn Độ không thể làm ngơ" trước cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở bang này.
Ông cho hay người dân bang Mizoram là những người có quan hệ sắc tộc với người dân tộc Chin ở Myanmar và "không thể thờ ơ trước hoàn cảnh của họ". Ông kêu gọi chính phủ liên bang cân nhắc lại và cho phép người đào tẩu Myanmar tị nạn ở Ấn Độ.
Hồi đầu tháng, Myanmar đã yêu cầu Ấn Độ trục xuất các sĩ quan cảnh sát đã vượt biên. Ấn Độ có chung đường biên giới dài 1.643 km với Myanmar và nhiều bang nước này cũng đang tiếp nhận hàng nghìn người Myanmar vượt biên.
Thủ hiến Ấn Độ phản đối trục xuất người tị nạn Myanmar 400 người Myanmar vượt biên sang Ấn Độ Gần 200 cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Ấn Độ
COVID-19 hết ngày 6/8 tại ASEAN: Toàn khối vượt 300.000 ca bệnh, Philippines thành vùng dịch lớn nhất Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới hết ngày 6/8, số người mắc COVID-19 tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là trên 300.000, trong đó 7.900 người tử vong. Philippines đã vượt Indonesia và trở thành ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á. Trong ngày 6/8, ASEAN ghi nhận 5.791 ca mắc và 99 ca tử vong. Nước có...