Các nước giàu đừng gom vắc xin nữa!

Theo dõi VGT trên

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa nhắn nhủ các nước giàu: đừng gom vắc xin COVID-19 để tiêm mũi tăng cường, trong khi nhiều nước chưa có vắc xin và cũng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy cần tiêm liều bổ sung.

Các nước giàu đừng gom vắc xin nữa! - Hình 1

Người dân rồng rắn chờ tiêm ngừa COVID-19 ở Jakarta, Indonesia, ngày 26-6 – Ảnh: Reuters

Đến nay, các quan chức của WHO cho rằng chưa đủ bằng chứng cho thấy phải tiêm mũi tăng cường vắc xin COVID-19. Điều các nhà sản xuất lớn như Pfizer cần tập trung ngay lúc này, theo WHO, là làm sao giúp diện bao phủ vắc xin trên thế giới được rộng và nhanh hơn.

Chúng ta sẽ nhìn lại việc này trong giận dữ, trong xấu hổ.

Ông Mike Ryan (giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO nói về việc nếu các nước giàu quyết định tiêm liều bổ sung thay vì chia sẻ với các nước nghèo)

Bỏ rơi người yếu thế trong đại dịch

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết tình trạng bất bình đẳng sâu sắc trong chương trình tiêm ngừa vắc xin COVID-19 trên thế giới hiện nay là do “lòng tham”.

Ông thẳng thắn cho rằng thế giới nên tự nhìn lại và thấy xấu hổ khi cố tình chọn cách bỏ rơi những người yếu thế trong đại dịch. Ông chỉ trích chủ nghĩa dân tộc vắc xin đang kéo dài dịch bệnh dù thế giới đã có vắc xin để chấm dứt đại dịch.

“Chỉ một từ có thể giải thích chuyện này, đó là lòng tham” – ông Tedros nói với Hãng tin AFP.

Cũng trong tuyên bố, ông Tedros cảnh báo số người thiệt mạng do COVID-19 đang tăng trong bối cảnh biến thể Delta lây lan khắp toàn cầu. Sau 10 tuần giảm, số ca tử vong vì COVID-19 đã lại tăng trên thế giới.

Ông Tedros nêu đích danh các hãng dược đang tìm cách bán vắc xin cho các nước để tiêm bổ sung thay vì đưa vắc xin đến các nước nghèo, nơi có rất nhiều những người dễ tổn thương còn chưa được tiêm liều nào.

“Thay vì Moderna và Pfizer ưu tiên cung cấp liều bổ sung cho những nước đã có tỉ lệ tiêm ngừa cao, họ nên dốc sức cung ứng cho COVAX” – nhà lãnh đạo WHO nói, nhắc đến cơ chế phân phối công bằng giúp các nước thu nhập thấp và trung bình tiếp cận vắc xin COVID-19.

Video đang HOT

Trong diễn biến liên quan, sau khi thảo luận với Pfizer ngày

12-7, Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng khẳng định những người đã tiêm vắc xin đủ liều hiện chưa cần tiêm bổ sung.

Trước đó ngày 8-7, sau khi Pfizer đề xuất yêu cầu cơ quan y tế Mỹ, châu Âu và các nước thông qua việc tiêm liều tăng cường, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã ra thông báo chung nói “chỉ nên tiêm bổ sung nếu và khi khoa học chứng minh cần phải tiêm”.

Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, bác sĩ Anthony Fauci cũng nói người Mỹ hiện chưa cần tiêm liều bổ sung, vì phần lớn các ca bệnh mới đều là những người chưa tiêm, dù ông không loại trừ khả năng một số người có thể phải tiêm liều thứ 3.

Chưa phải lúc này

Đề xuất của Pfizer dựa trên dữ liệu ban đầu từ một thử nghiệm cho thấy liều thứ 3 có thể giúp tăng khả năng bảo vệ lên gấp nhiều lần trước SARS-CoV-2 và các biến thể như Beta, Delta.

Pfizer cũng dẫn nghiên cứu gần đây của Israel nói hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm mạnh làm cơ sở cho việc nên tiêm bổ sung. Tuy nhiên, các quan chức y tế Mỹ ngày 12-7 cho biết Pfizer cần đưa ra nhiều dữ liệu hơn để thuyết phục họ.

“Tại thời điểm này, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy cần tiêm liều bổ sung” – nhà khoa học trưởng của WHO, bà Soumya Swaminathan ngày 12-7 nhấn mạnh. Bà khẳng định việc này cần “dựa trên khoa học và dữ liệu chứ không phải tuyên bố đơn lẻ của các công ty”.

Trong giới chuyên gia, nhiều ý kiến cũng cho rằng dữ liệu của Pfizer chưa đủ thuyết phục và cần thêm nhiều thông tin.

“Tôi không thấy có bằng chứng lâm sàng nào từ Israel cho thấy nguy cơ bùng phát lây nhiễm cao hơn, chưa nói đến số ca bệnh nặng, trong khoảng thời gian từ sáu tháng trở lên sau khi tiêm vắc xin” – báo Japan Times dẫn lời nhà khoa học Ran Balicer của Công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe HMO Clalit và là chủ tịch ban cố vấn chuyên gia của Chính phủ Israel về COVID-19 nói.

Chuyên gia Paul Offit – giám đốc Viện giáo dục vắc xin ( Bệnh viện Nhi Philadelphia), cố vấn của FDA Mỹ – nói liều bổ sung chỉ cần khi tỉ lệ nhập viện và tử vong tăng cao ở những người đã tiêm vắc xin.

Israel quyết định tiêm bổ sung liều thứ 3

Israel, một trong những nước có tỉ lệ tiêm ngừa rất cao, ngày 12-7 đã tiêm liều thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch suy yếu như người bệnh ung thư hay ghép tạng. Theo Israel, nước này quyết định tiêm bổ sung vì dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng trở lại.

Theo Hãng tin AP, cơ chế COVAX chật vật tìm nguồn cung vắc xin trong những tháng gần đây. Gần 60 nước đang đình đốn chương trình tiêm chủng vì các đối tác cung cấp lớn của họ không thể cung ứng thêm bất cứ liều nào cho tới cuối năm nay.

Tranh cãi việc tiêm kết hợp vắc xin khác loại để ngăn biến chủng Covid-19

Sự xuất hiện của các biến chủng nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2 khiến nhiều nước tính đến tiêm kết hợp vắc xin hoặc tiêm liều bổ sung. Tuy nhiên, việc này hiệu quả hay không vẫn còn gây tranh cãi.

Tranh cãi việc tiêm kết hợp vắc xin khác loại để ngăn biến chủng Covid-19 - Hình 1

Nhiều nước tính đến việc tiêm vắc xin kết hợp với hy vọng cho hiệu quả cao hơn (Ảnh minh họa: Nature).

Tiêm trộn, tiêm liều tăng cường vắc xin

Ở nhiều nước, từ Đức đến Cộng hòa Dominica, giới chức y tế đang khuyến nghị giải pháp tiêm kết hợp vắc xin - sử dụng hai loại vắc xin khác nhau cho hai mũi tiêm - với hy vọng sẽ có hiệu quả ngăn ngừa tốt hơn, hạn chế các phản ứng phụ ngoài ý muốn và giải quyết tình trạng thiếu hụt vắc xin.

Đầu tháng này, Ủy ban thường trực về chương trình tiêm chủng của Đức (STIKO) khuyến nghị, những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca mũi một "nên tiêm vắc xin loại mRNA ở mũi hai". STIKO nói rằng, "các kết của nghiên cứu hiện thời" cho thấy cho thấy phản ứng miễn dịch được tạo ra sau khi tiêm kết hợp vắc xin AstraZeneca với vắc xin công nghệ mRNA cho hiệu quả cao hơn so với tiêm hai mũi giống nhau.

Hôm 12/7, giới chức Thái Lan cũng cho biết sẽ sử dụng vắc xin AstraZeneca mũi hai cho những người đã tiêm vắc xin Sinovac mũi đầu.

Các nước Ả rập thống nhất (UAE) thậm chí đã cung cấp vắc xin Pfizer/BioNTech cho bất cứ người nào đã tiêm chủng vắc xin Sinovac mũi đầu. Tuy nhiên, một quan chức nước này cho biết, việc sử dụng kết hợp vắc xin khác có thể tăng cường hiệu quả phòng ngừa, nhưng việc quyết định có thêm hay không vẫn do người dân tự quyết định, giới chức y tế không đưa ra khuyến nghị.

Trong khi đó, sự xuất hiện của các biến chủng mới kéo theo việc số ca nhiễm có xu hướng tăng trở lại ở những nơi đã tiêm chủng đầy đủ khiến một số quốc gia cũng bắt đầu tính đến tiêm tăng cường mũi thứ ba. Giới chức Israel hôm 12/7 chính thức trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép tiêm tăng cường mũi thứ ba vắc xin Pfizer/BioNtech.

Giới chức Israel khẳng định, các vắc xin hiện thời, chủ yếu là vắc xin theo phác đồ tiêm đủ hai liều, vẫn có hiệu quả, đặc biệt trong việc giảm nguy cơ gây bệnh nặng nếu mắc Covid-19. Tuy nhiên, trong số gần 50 bệnh nhân đang nguy kịch hiện nay ở Israel, một nửa là người đã tiêm chủng. Một nghiên cứu của Israel cho thấy, vắc xin Pfizer/BioNtech vẫn có tác dụng với biến chủng Delta, nhưng hiệu quả đã giảm từ 95% xuống còn 64%.

Điều này khiến Bộ Y tế Israel quyết định thông qua việc tiêm bổ sung mũi thứ ba vắc xin Pfizer/BioNtech cho một số đối tượng bị suy giảm hệ thống miễn dịch, như bệnh nhân ung thư hoặc bệnh nhân ghép tạng.

Chưa thể khẳng định hiệu quả

Tranh cãi việc tiêm kết hợp vắc xin khác loại để ngăn biến chủng Covid-19 - Hình 2

WHO khẳng định chưa cần tiêm liều tăng cường, đồng thời cảnh báo việc tiêm trộn vắc xin có thể đẩy thế giới vào tình trạng nguy hiểm, hỗn loạn (Ảnh minh họa: AFP).

Ý tưởng sử dụng kết hợp vắc xin từng được tính đến thậm chí trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, và khái niệm này được gọi là "tiêm nhắc lại khác loại". "Trước đây, đã có những nghiên cứu về virus cúm gia cầm bằng cách sử dụng phương pháp tiêm nhắc lại khác loại và đây là một phần của chương trình nghiên cứu để thử và tối ưu hóa vắc xin", Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Đại học John Hopkins, cho biết.

Ông Adalja cho rằng, việc nghiên cứu kết hợp vắc xin Covid-19 hiện này có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu làm thế nào để tạo ra các vắc xin thế hệ hai hiệu quả hơn, từ đó cũng nâng cao hiệu quả của các vắc xin dành cho các bệnh truyền nhiễm khác.

Giới khoa học từ lâu cũng tin rằng, việc tiêm kết hợp hai loại vắc xin khác nhau có thể tạo miễn dịch mạnh hơn vì các vắc xin sẽ kích thích các phần khác nhau của hệ miễn dịch, hoặc chỉ cho hệ miễn dịch cách nhận biết các thành phần khác nhau của một mầm bệnh đang xâm nhập. Tuy nhiên, chuyên gia về virus John Moore tại Trường Y Weill Cornell ở New York (Mỹ) cho rằng, với trường hợp Covid-19, vẫn cần thêm dữ liệu để đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp này. Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành các nghiên cứu để hiểu rõ hơn lợi ích cũng như rủi ro của việc tiêm kết hợp.

Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm 12/7 cảnh báo, hiện có rất ít dữ liệu về tác động của phương pháp tiêm chủng kết hợp tới sức khỏe của người được tiêm.

"Đây là một xu hướng có phần nguy hiểm. Chúng ta đang ở trong vùng trống dữ liệu và bằng chứng về việc tiêm kết hợp. Sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn ở các quốc gia nếu người dân bắt đầu quyết định khi nào và ai sẽ tiêm liều vắc xin thứ hai, thứ ba hay thứ tư", bà Swaminathan nói.

Giữa lúc còn nhiều tranh cãi về phương pháp tiêm trộn vắc xin, các nhà sản xuất đang chuẩn bị cho một giai đoạn mới nhằm phân phối vắc xin liều tăng cường. Hãng Pfizer tuần trước cho biết, mặc dù phác đồ tiêm chủng vắc xin hiện thời vẫn có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh nặng, nhưng có thể vẫn cần một mũi thứ 3 tăng cường nhắc lại sau 6-12 tháng sau. Hãng cho biết sẽ cung cấp thêm dữ liệu trong thời gian tới và dự kiến sẽ đề nghị Cục Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp liều tăng cường.

Tuy vậy, chỉ vài giờ sau thông cáo của Pfizer, FDA và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ra một thông cáo chung nói rằng, người đã tiêm chủng đủ hai liều chưa cần tiêm liều tăng cường.

Các cơ quan này cho biết "đang tham gia vào một quy trình nghiêm ngặt dựa trên cơ sở khoa học để xem xét liệu có cần thiết phải tiêm nhắc lại hay không. Quá trình này dựa trên những tính toán từ phòng thí nghiệm, dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và dữ liệu tổng hợp - có thể bao gồm dữ liệu từ các công ty dược, nhưng không chỉ dựa vào những dữ liệu đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét bất kỳ dữ liệu mới nào nếu nó xuất hiện và sẽ thông báo cho công chúng. Chúng tôi sẽ chuẩn bị các liều tăng cường nếu và chỉ khi khoa học chứng minh chúng là cần thiết".

Giới chức WHO cũng cho rằng, chưa đủ bằng chứng cho thấy phải tiêm mũi tăng cường vắc xin ngừa Covid-19. "Tại thời điểm này, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy cần tiêm liều bổ sung", bà Swaminathan nói và nhấn mạnh phác đồ này cần "dựa trên khoa học và dữ liệu chứ không phải tuyên bố đơn lẻ của các công ty".

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đầu tuần này cảnh báo, việc tiêm bổ sung vào lúc này sẽ khiến tình trạng không cân bằng vắc xin trên thế giới trở nên trầm trọng hơn bởi nhiều quốc gia vẫn đang thiếu hụt nguồn cung.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dàiThực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dài
08:43:58 09/01/2025
Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?
15:12:05 09/01/2025
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIPLễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIP
13:55:44 09/01/2025
Phát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở MỹPhát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở Mỹ
22:37:45 07/01/2025
Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?
11:47:37 08/01/2025
Những nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald TrumpNhững nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald Trump
22:48:19 08/01/2025
Chính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú MuskChính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú Musk
05:39:08 08/01/2025
Hungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khóHungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khó
09:11:24 08/01/2025

Tin đang nóng

Tài xế taxi công nghệ tử vong nhiều ngày trong phòng trọ ở Bình DươngTài xế taxi công nghệ tử vong nhiều ngày trong phòng trọ ở Bình Dương
15:49:00 09/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên có tình yêu mới?Hoa hậu Kỳ Duyên có tình yêu mới?
15:02:50 09/01/2025
Hồ Ngọc Hà diện trang sức 10 tỉ đọ sắc cùng Lưu Diệc PhiHồ Ngọc Hà diện trang sức 10 tỉ đọ sắc cùng Lưu Diệc Phi
15:33:29 09/01/2025
Tài khoản Z.D tiết lộ diễn biến mới vụ ồn ào, Nam Thư bị netizen đồng loạt làm điều nàyTài khoản Z.D tiết lộ diễn biến mới vụ ồn ào, Nam Thư bị netizen đồng loạt làm điều này
14:59:44 09/01/2025
Bật dậy lúc 12h đêm trong bệnh viện, cảnh tượng người nhà gây ra khiến bệnh nhân ngượng chín mặtBật dậy lúc 12h đêm trong bệnh viện, cảnh tượng người nhà gây ra khiến bệnh nhân ngượng chín mặt
18:09:34 09/01/2025
Đang ngồi cáp treo với mẹ, bé gái bất ngờ rơi xuống đấtĐang ngồi cáp treo với mẹ, bé gái bất ngờ rơi xuống đất
18:57:00 09/01/2025
Thiên tài máy tính mắc bệnh ung thư, trước khi qua đời để lại 6 chữ cho con, ai hiểu được sẽ có ngay "kho báu"!Thiên tài máy tính mắc bệnh ung thư, trước khi qua đời để lại 6 chữ cho con, ai hiểu được sẽ có ngay "kho báu"!
18:31:47 09/01/2025
Cú twist không ngờ vụ tài tử Reply 1988 bị tố chụp ảnh khiêu dâm cùng phụ nữ!Cú twist không ngờ vụ tài tử Reply 1988 bị tố chụp ảnh khiêu dâm cùng phụ nữ!
18:01:40 09/01/2025

Tin mới nhất

Trung Quốc tăng cường quan hệ với châu Phi

Trung Quốc tăng cường quan hệ với châu Phi

19:45:25 09/01/2025
Tổng thống CH Congo cho biết cơ sở hạ tầng, điện, nông nghiệp và công nghiệp hóa là những vấn đề quan trọng mà CH Congo và các quốc gia châu Phi khác cần giải quyết để đạt được sự phát triển.
Thế giới 2024: Indonesia xây hàng ngàn ngôi nhà cho nạn nhân thiên tai

Thế giới 2024: Indonesia xây hàng ngàn ngôi nhà cho nạn nhân thiên tai

19:44:38 09/01/2025
BNPB phối hợp với quân đội Indonesia, cũng đã xây dựng nhà cửa làm nơi tạm lánh cho 135 gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào của núi Lewotobi Laki-laki ở Đông Flores, Đông Nusa Tenggara.
Israel tiếp tục rút khỏi các thị trấn miền Nam Liban

Israel tiếp tục rút khỏi các thị trấn miền Nam Liban

19:07:07 09/01/2025
Quân đội Liban sẽ mở rộng hoạt động triển khai đến các khu vực trên vào thời điểm được ấn định sau khi phối hợp với Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL).
Giá lạnh kéo dài bao trùm Hàn Quốc

Giá lạnh kéo dài bao trùm Hàn Quốc

19:03:50 09/01/2025
Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết tính đến sáng cùng ngày, nhiệt độ thấp nhất ở Seoul là âm 10,2 độ C và chỉ số nhiệt thấp nhất tính trung bình trên cả nước là âm 16,7 độ C.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas đang đạt được tiến triển khả quan

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas đang đạt được tiến triển khả quan

17:57:55 09/01/2025
Ông Blinken thể hiện sự đồng quan điểm của người đồng cấp Pháp khi cho rằng lệnh ngừng bắn tại Liban vẫn đang được duy trì và tạo ra khả năng cho một tương lai khác biệt và tốt đẹp hơn nhiều cho đất nước này cũng như cho mối quan hệ với...
Ông Trump gặp khó trong thống nhất nội bộ đảng Cộng hòa trước ngày nhậm chức

Ông Trump gặp khó trong thống nhất nội bộ đảng Cộng hòa trước ngày nhậm chức

17:54:54 09/01/2025
Sự bất đồng giữa hai viện Quốc hội khiến ông Trump phải thay đổi quan điểm liên tục. Ban đầu, ông ủng hộ phương án một gói duy nhất nhưng sau đó lại để ngỏ khả năng chia thành hai gói, gây hoang mang trong nội bộ đảng Cộng hòa.
Người đàn ông Nhật Bản kiếm sống bằng nghề khen ngợi người lạ

Người đàn ông Nhật Bản kiếm sống bằng nghề khen ngợi người lạ

17:50:35 09/01/2025
Dù có những lúc đứng hàng giờ liền mà không có ai tìm đến, người đàn ông 43 tuổi vẫn duy trì công việc này suốt 3 năm qua và thậm chí còn có những khách hàng thường xuyên gọi cho anh mỗi khi họ cần sự động viên.
Chuyên gia Mỹ đánh giá về khả năng ICBM của Triều Tiên

Chuyên gia Mỹ đánh giá về khả năng ICBM của Triều Tiên

16:40:21 09/01/2025
Theo vị chuyên gia này, Triều Tiên có thể hưởng lợi lớn từ công nghệ không gian của Nga ở hai khía cạnh: độ chính xác và độ tin cậy, hai yếu tố then chốt để triển khai đầu đạn hạt nhân hiệu quả.
Liên hợp quốc thiện chí hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp chính trị tại Syria

Liên hợp quốc thiện chí hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp chính trị tại Syria

16:38:48 09/01/2025
Ông Pezeshkian đưa ra tuyên bố trên trong chuyến thăm Tehran của Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani, khi hai bên thảo luận về thương mại, hợp tác và những diễn biến gần đây tại Syria.
Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về ý tưởng mua Greenland của ông Trump

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về ý tưởng mua Greenland của ông Trump

15:44:27 09/01/2025
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng ý tưởng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc kiểm soát Greenland sẽ không xảy ra.
Ông Trump gửi tối hậu thư cho Hamas, Iran: "Địa ngục sẽ bùng nổ"

Ông Trump gửi tối hậu thư cho Hamas, Iran: "Địa ngục sẽ bùng nổ"

15:32:55 09/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo Hamas về hậu quả nghiêm trọng nếu các con tin không được thả trước khi ông nhậm chức.
Trên 100.000 người phải di tản do bạo lực leo thang ở miền Đông CHDC Congo

Trên 100.000 người phải di tản do bạo lực leo thang ở miền Đông CHDC Congo

15:28:33 09/01/2025
Trong năm 2024, hơn 2,7 triệu người ở tỉnh Bắc Kivu đã phải rời bỏ nhà cửa. Riêng trong quý IV/2024, các đối tác của Liên hợp quốc báo cáo ít nhất 138 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị bắt cóc.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trai Say Hi tung teaser phim tài liệu đầy nước mắt: Kẻ phản diện tạo nên người hùng

Anh Trai Say Hi tung teaser phim tài liệu đầy nước mắt: Kẻ phản diện tạo nên người hùng

Nhạc việt

20:38:06 09/01/2025
Tối 8/1/2025, NSX Anh Trai Say Hi bất ngờ đăng tải đoạn clip dài 1 phút, gây tò mò với dòng mô tả Kẻ phản diện tạo nên người hùng , đính kèm lưu ý cảm xúc trước khi xem.
Cặp đôi Vbiz phim giả tình thật đã chịu công khai, đàng trai còn hôn đàng gái trước hàng loạt camera!

Cặp đôi Vbiz phim giả tình thật đã chịu công khai, đàng trai còn hôn đàng gái trước hàng loạt camera!

Sao việt

20:31:34 09/01/2025
Xuất hiện bên nhau, cả hai không chỉ gây ấn tượng bởi nhan sắc xứng đôi mà còn khiến cộng đồng mạng dậy sóng với khoảnh khắc tình tứ bất ngờ.
2 tuần cuối cùng của năm, 3 con giáp đón tài lộc tăng nhanh, may mắn vượt bậc, sang năm mới phơi phới

2 tuần cuối cùng của năm, 3 con giáp đón tài lộc tăng nhanh, may mắn vượt bậc, sang năm mới phơi phới

Trắc nghiệm

20:30:25 09/01/2025
Đây là giai đoạn để con giáp này được gặt hái những phần thưởng xứng đáng cho công sức bỏ ra trong cả năm vừa qua.Càng gần Tết Nguyên Đán, 4 con giáp được Thần Tài để mắt
Căn hộ chỉ 6 m2, giường ngủ ngay sát nhà vệ sinh ở Nhật Bản

Căn hộ chỉ 6 m2, giường ngủ ngay sát nhà vệ sinh ở Nhật Bản

Sáng tạo

19:37:52 09/01/2025
Với diện tích 6 m2, căn hộ có bồn cầu vệ sinh ngay sát giường ngủ trong không gian chật chội ở Tokyo, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Ái nữ duy nhất nhà tỷ phú Madam Pang: Sở hữu 2 bằng cử nhân, 24 tuổi đã giữ chức Phó chủ tịch

Ái nữ duy nhất nhà tỷ phú Madam Pang: Sở hữu 2 bằng cử nhân, 24 tuổi đã giữ chức Phó chủ tịch

Netizen

18:48:52 09/01/2025
Sau trận chung kết ASEAN Cup 2024, Madam Pang chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan trở thành từ khoá được nhiều người tìm kiếm.
Bến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở

Bến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở

Sức khỏe

18:22:18 09/01/2025
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre đề nghị nhà trường tiếp tục theo dõi tình hình bệnh thủy đậu mỗi ngày, nếu phát hiện ca mắc mới cần thông báo ngay đến trạm y tế; thường xuyên thông báo học sinh đeo khẩu trang, khử khuẩn.
Không quảng cáo rầm rộ, phim "Chị dâu" vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu

Không quảng cáo rầm rộ, phim "Chị dâu" vẫn tiến mốc 100 tỷ đồng doanh thu

Hậu trường phim

17:57:54 09/01/2025
Bộ phim Chị dâu có Việt Hương, Hồng Đào tham gia đóng chính, sau hơn 2 tuần ra rạp đang tiến mốc doanh thu 100 tỷ đồng dù không được pr rầm rộ. Các chuyên gia lý giải sức hút.
2 món ngon Brazil khiến Xuân Son mê mẩn

2 món ngon Brazil khiến Xuân Son mê mẩn

Ẩm thực

17:50:15 09/01/2025
Nếu ở Việt Nam, Xuân Son được biết đến là tín đồ của món bánh chuối chiên thì ở Brazil, anh cũng có những niềm yêu thích đặc biệt với ẩm thực quê nhà.
Loài chim bí ẩn nhất thế giới, quý hiếm hơn cả gấu trúc

Loài chim bí ẩn nhất thế giới, quý hiếm hơn cả gấu trúc

Lạ vui

17:28:11 09/01/2025
Một trong những loài chim bí ẩn nhất thế giới là chim bạch kim Hải Nam xuất hiện ở núi Ailao. Chim bạch kim Hải Nam là loài chim quý hiếm ở Trung Quốc chỉ còn khoảng 1.000 con trong tự nhiên
Đi về miền có nắng - Tập 4: Thăm bố 'crush' ốm, Vân 'duyên hết phần thiên hạ' liên tục lỡ miệng

Đi về miền có nắng - Tập 4: Thăm bố 'crush' ốm, Vân 'duyên hết phần thiên hạ' liên tục lỡ miệng

Phim việt

16:23:02 09/01/2025
Vân (Yên Đan) đã tới thăm bố Phong và mang toàn đồ ăn mà Phong thích. Cô giục anh ăn một cách thẳng thắn nhưng khiến anh chàng phật ý