Các nước EU triệu đại sứ Trung Quốc
Đức, Italy và các nước EU khác triệu đại sứ Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh trừng phạt công dân của họ nhằm đáp trả lệnh cấm vận từ EU.
Bộ Ngoại giao Đức hôm 23/3 cho biết đại sứ Trung Quốc Wu Ken “đã được triệu tập để trao đổi khẩn cấp” với Miguel Berger, quan chức phụ trách văn phòng ngoại vụ Bộ Ngoại giao Đức.
“Berger đã nêu rõ quan điểm của chính phủ Đức rằng lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các nghị sĩ, nhà khoa học và cơ quan chính trị châu Âu, cũng như các tổ chức phi chính phủ, tượng trưng cho bước leo thang không phù hợp, gây căng thẳng trong quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc một cách không cần thiết”, thông báo của Berlin có đoạn.
Đại sứ Trung Quốc tại Đức Wu Ken. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Đức gọi các lệnh trừng phạt của Trung Quốc là “động thái khó hiểu” và kêu gọi Bắc Kinh “rút lại ngay lập tức”.
Trung Quốc hôm 22/3 công bố lệnh cấm vận với 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu. Đây được coi là động thái đáp trả sau khi EU trừng phạt 4 quan chức chính quyền Tân Cương cùng Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đây là lần đầu EU trừng phạt Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
Italy hôm qua cho biết sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Rome vào ngày 24/3. Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại Đan Mạch Feng Tie đã gặp quan chức Bộ Ngoại giao nước này và được thông báo rằng Copenhagen phản đối động thái của Bắc Kinh. Bỉ, Pháp và Lithuania cũng triệu tập đại sứ Trung Quốc tại các nước này để nêu rõ quan điểm.
Các nhóm nhân quyền cho rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ, cùng những người thuộc các nhóm thiểu số chủ yếu là Hồi giáo khác, đã bị giam trong các “trại cải huấn” ở Tân Cương và bị ngược đãi. Bộ Ngoại giao Đức hôm qua cũng cho hay các lệnh trừng phạt của EU là “phản ứng đối với tình hình nhân quyền nghiêm trọng” của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết phản đối các cáo buộc này, khẳng định những trung tâm đào tạo nghề được thành lập nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.
Trung Quốc cảnh báo EU 'trừng phạt là đối đầu'
Đại sứ Trung Quốc cảnh báo "trừng phạt nghĩa là đối đầu", giữa lúc EU đang cân nhắc cách phản ứng với Bắc Kinh về vấn đề Tân Cương.
"Các lệnh trừng phạt dựa trên những lời dối trá có thể được hiểu là hành vi cố tình phá hoại lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc", đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) Trương Minh hôm nay phát biểu trong hội nghị trực tuyến với nhóm cố vấn Trung tâm Chính sách châu Âu trụ sở ở Brussels, Bỉ, nhấn mạnh rằng lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh đồng nghĩa với "đối đầu".
"Chúng tôi muốn đối thoại thay vì đối đầu. Chúng tôi đề nghị phía EU cân nhắc kỹ. Nếu ai đó nhất quyết đối đầu, chúng tôi sẽ không lùi bước bởi không còn lựa chọn nào ngoài việc làm tròn trách nhiệm với người dân trong nước", ông Trương cho hay.
Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh phát biểu tại một hội nghị ở Brussels, Bỉ, hồi tháng 3/2020. Ảnh: Xinhua.
Bình luận được đại sứ Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh các nước thành viên EU đang vạch kế hoạch mở rộng biện pháp cấm vận của liên minh đối với hành vi vi phạm nhân quyền trên toàn cầu, sau khi trừng phạt 4 quan chức Nga bị cáo buộc liên quan đến án tù của nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny.
Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết 27 ngoại trưởng của các nước EU dự kiến nhất trí thêm vài cá nhân hoặc thực thể Trung Quốc vào "danh sách đen", liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Hồi giáo đã bị giam trong các "trại cải huấn chính trị" ở Tân Cương. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc, khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm qua cho biết ông kỳ vọng 27 quốc gia EU sẽ nhất trí về các lệnh trừng phạt mới vào tuần tới. "Chúng tôi đã tạo ra cách trừng phạt các vi phạm, thông qua hệ thống trừng phạt về nhân quyền. Chúng tôi đang làm việc ở phạm vi toàn cầu, không chỉ liên quan đến Trung Quốc, mà còn nhiều quốc gia và hành vi vi phạm khác", ông giải thích.
EU được cho là đang đối mặt "bài toán" cân bằng quan hệ với Trung Quốc, khi Bắc Kinh được coi là đối thủ, nhưng cũng là đối tác kinh tế tiềm năng của khối. Cuối năm ngoái, hai bên đã ký một hiệp định đầu tư lớn sau 7 năm đàm phán, nhưng động thái này vấp phải áp lực từ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, người dường như đang muốn tập hợp các đồng minh và đối tác để đối đầu với Trung Quốc.
Mỹ hối thúc Trung Quốc lên án đảo chính Myanmar Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép Trung Quốc lên án đảo chính Myanmar, trong khi Bắc Kinh phủ nhận sự liên quan tới hỗn loạn chính trị ở nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm 16/2 cho biết Trung Quốc nên đóng "vai trò mang tính xây dựng" ở Myanmar, nơi đang trải qua điều ông mô tả...