Các nước EU nhất trí một số biện pháp nhằm vào ngũ cốc và tài sản Nga
Ngày 21/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết cơ quan này đang đề xuất tăng thuế đối với ngũ cốc của Nga và Belarus để bảo vệ nông dân châu Âu.
Chất lúa mì lên tàu tại cảng Rostov-on-Don, Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đề xuất được đưa ra trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 21-22/3 tại Brussels (Bỉ).
Trước đó, EU đã đạt được thỏa thuận nhằm giới hạn một số mặt hàng nông sản miễn thuế nhập khẩu từ Ukraine vốn được triển khai nhằm hỗ trợ nước này khi cuộc xung đột bùng phát. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng quyết định của EU thiếu công bằng khi ngũ cốc Nga vẫn có thể tiếp cận không hạn chế vào thị trường EU trong khi các sản phẩm của Ukraine lại bị hạn chế.
Trước khi đề xuất mới được EC đưa ra, 5 quốc gia thuộc EU (Ba Lan, CH Séc và 3 quốc gia vùng Baltic) đã cùng nhau kiến nghị yêu cầu cơ quan này áp đặt lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu ngũ cốc từ cả Nga và Belarus. Theo quy định hiện hành của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nông sản Nga được miễn thuế nhập khẩu tại thị trường EU.
Trước đây, EU thống nhất giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Ukraine nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này, đồng thời né tránh các biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực nông nghiệp hoặc phân bón của Nga do lo ngại sẽ gây bất ổn cho thị trường ngũ cốc toàn cầu và làm suy yếu an ninh lương thực ở châu Á cũng như châu Phi. Tuy nhiên, tác động của các biện pháp này khiến làn sóng biểu tình và phản đối của nông dân châu Âu ngày càng tăng, gây bất lợi cho các chính phủ trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vào tháng 6 tới.
Video đang HOT
Cũng trong cuộc họp ngày 21/3, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí xúc tiến kế hoạch sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đang bị khối này phong tỏa để hỗ trợ Ukraine.
Theo kế hoạch này, mỗi năm Kiev có thể nhận thêm khoản hỗ trợ trị giá 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD). Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết khoản tiền này có thể được sử dụng để mua sắm các trang thiết bị quân sự cho Ukraine.
Bên cạnh cuộc xung đột Nga-Ukraine, các lãnh đạo EU cũng đã thảo luận về cách thức thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu và cuộc chiến ở Gaza, nhất trí kêu gọi “tạm dừng nhân đạo ngay lập tức” và cảnh báo Israel không nên tiến hành một chiến dịch trên bộ ở Rafah. Các nhà lãnh đạo EU sẽ tiếp tục phiên họp ngày 22/3 với các nội dung thảo luận tập trung vào tình hình kinh tế, phối hợp chính sách và tương lai của liên minh thị trường vốn.
Trước thông tin trên, ngày 22/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết kế hoạch của EC áp thuế đối với nông sản Nga và Belarus sẽ tác động đến an ninh lương thực toàn cầu. Chia sẻ trên mạng xã hội, bà Zakharova khẳng định các loại thuế sẽ chỉ khiến tình hình lương thực trên thế giới thêm khó khăn dù đã bị đẩy lên đến “điểm tới hạn”.
Politico: Nga đang giành chiến thắng trong cuộc chiến ngũ cốc toàn cầu
Nông dân trên khắp châu Âu đã xuống đường trong năm nay với niềm tin rằng nông sản giá rẻ của Ukraine tràn qua biên giới là nguyên nhân gây ra tai ương cho họ.
Thu hoạch lúa mì tại Mykolaiv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc biểu tình rầm rộ đã buộc chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) từ Ba Lan đến Pháp phải nhượng bộ rất nhiều cho nông dân, đồng thời khiến mối quan hệ chính trị của Kiev với các đồng minh phương Tây rơi vào tình trạng yếu nhất kể từ Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022.
Lý do chính khiến nông dân EU không thể bán hàng hóa của mình trong năm nay dường như không liên quan gì đến Ukraine và ngành nông nghiệp khổng lồ của nước này. Thay vào đó, Nga, quốc gia có sản lượng nông nghiệp kỷ lục và xuất khẩu đứng đầu thế giới đã đẩy giá nông sản xuống mức thấp, khiến nông dân khắp nơi bị thiệt hại.
Caitlin Welsh, Giám đốc Chương trình An ninh nước và Thực phẩm toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đồng tác giả một bài báo gần đây về sự thống trị ngày càng tăng của Nga trên thị trường nông sản toàn cầu cho rằng: "Chắc chắn là Nga đang sử dụng việc xuất khẩu lương thực, đặc biệt là xuất khẩu lúa mì, như một hình thức thực thi quyền lực mềm".
Được hỗ trợ bởi thời tiết cực kỳ thuận lợi, trong hai năm qua, Nga đã trồng được một diện tích lúa mì lớn chưa từng có và bán với giá rẻ trên thị trường thế giới. Điều đó đã đảo ngược sự leo thang về giá ngũ cốc và đẩy giá ngũ cốc xuống mức trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, gây bất lợi cho nông dân ở các nước như Ba Lan.
Những người nông dân Ba Lan đã đáp trả bằng cách phong tỏa biên giới với Ukraine vào đầu năm nay, đổ lỗi cho người láng giềng phía Đông đã khiến vụ thu hoạch của họ không có lãi. Nhưng thực tế là từ năm ngoái, Warsaw đã đơn phương cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine và Kiev cũng thành công trong việc thiết lập hành lang xuất khẩu an toàn của riêng mình ở Biển Đen bất chấp việc Nga rút khỏi Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian, giảm bớt một phần lớn áp lực lên các tuyến xuất khẩu đường bộ xuyên lãnh thổ EU.
Các cuộc biểu tình đã đe dọa chính phủ liên minh mong manh của Ba Lan, buộc Thủ tướng Donald Tusk phải thực hiện một cuộc tấn công quyến rũ để thuyết phục các nước EU khác về sự cần thiết phải hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vào khối này. Gần đây nhất, nỗ lực của Thủ tướng Ba Lan đã giành được sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người cũng đang bị nông dân trong nước chỉ trích.
Do sự chú ý dồn đang vào hàng nhập khẩu của Ukraine, một số nước EU đã tăng cường tận dụng các sản phẩm giá rẻ của Nga. Tây Ban Nha, Ý và Pháp là những khách hàng thường xuyên mua ngũ cốc của Nga.
Trước sự hối thúc của Ba Lan, Latvia, Litva và các nước ở sườn phía Đông khác, Ủy ban châu Âu sẵn sàng tái áp đặt thuế đối với hàng nhập khẩu từ Nga. Động thái này được cho là sẽ làm tăng gấp đôi giá hàng nhập khẩu từ Nga, khiến nhu cầu đi xuống.
Nhưng với các chuyên gia về thị trường, đó thực ra chỉ là một động thái gây ra sự sao nhãng hơn là là một giải pháp thực sự cho tình hình kinh tế khó khăn mà nông dân châu Âu phải đối mặt bởi lượng nhập khẩu của EU tương đối nhỏ.
Cho nên, thay vì tranh cãi về tác động mà hàng nhập khẩu từ Ukraine hoặc Nga có thể gây ra đối với nông dân, tốt hơn là các nước EU đứng ra giúp Ukraine xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của họ để ngăn chặn sự thống trị toàn cầu của Nga, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp.
Trên thực tế, khi áp lực từ EU lớn lên, Nga đã nỗ lực tìm cách chuyển hướng sự chú ý, đưa lúa mì đến với các khu vực khác trên thế giới, nơi nước này đang tìm cách duy trì ảnh hưởng địa chính trị.
Trong năm qua, Moskva đã gửi hàng trăm nghìn tấn ngũ cốc miễn phí tới các nước châu Phi và châu Á, nhằm lấy lòng các chính quyền ở đó, nhất là các nước có mùa màng bị tàn phá do thời tiết khắc nghiệt.
Tuy nhiên, theo ông Joseph Siegle, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Phi, có trụ sở tại Washington, D.C., các quốc gia nhập khẩu nông sản Nga nên tìm cách đa dạng hóa nguồn cung để tránh những rủi ro lâu dài từ sự phụ thuộc ngày càng tăng vào hàng hóa Nga.
EU đạt thỏa thuận tạm thời về nhập khẩu nông sản miễn thuế từ Ukraine Trong thông cáo ngày 20/3, Nghị viện châu Âu cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt một thỏa thuận tạm thời về việc miễn thuế cho các nhà sản xuất thực phẩm Ukraine vào thị trường khối này đến tháng 6/2025, nhưng có những giới hạn mới đối với việc nhập khẩu ngũ cốc. Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng...