Các nước dùng mọi phương tiện để đưa công dân ra khỏi Sudan

Theo dõi VGT trên

Giao tranh tại Sudan khiến nhiều quốc gia nhanh chóng tìm cách sơ tán công dân của họ khỏi quốc gia Đông Bắc Phi này.

Các nước dùng mọi phương tiện để đưa công dân ra khỏi Sudan - Hình 1
Khói bốc lên từ giao tranh tại thủ đô Khartoum. Ảnh: AP

Với tình trạng sân bay quốc tế chính tại thủ đô Sudan đã hư hại nặng, việc sơ tán bằng đường hàng không gặp nhiều hạn chế. Do đó, một số nước đã chọn đường biển, đường bộ để sơ tán công dân.

Ngày 24/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các phe phái đối địch ở Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc trong 72 giờ. Theo đó, Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đã nhất trí thực hiện ngừng bắn trong 72 giờ, bắt đầu từ nửa đêm 24/4 (giờ địa phương)

Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh

Saudi Arabia là quốc gia đầu tiên thông báo sơ tán công dân ra khỏi Sudan. Nước này đã tiến hành cuộc sơ tán đầu tiên vào hôm 22/4, với tàu hải quân đón hơn 150 người. Riyadh sau đó cho biết 91 công dân Saudi Arabia và 66 công dân của 12 quốc gia khác bao gồm Qatar, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Ai Cập, Tunisia, Pakistan, Ấn Độ, Bulgaria, Bangladesh, Philippines, Canada và Burkina Faso “đã đến nơi an toàn” là Jeddah – thành phố lớn thứ hai của Saudi Arabia.

Bên cạnh đó, lực lượng hải quân của Saudi Arabia đã sơ tán các nhà ngoại giao, các quan chức quốc tế và dân thường qua Biển Đỏ từ Port Sudan đến thành phố Jeddah.

Mỹ

Mỹ cho biết lực lượng đặc nhiệm của nước này đã sử dụng trực thăng MH-47 Chinook cất cánh từ căn cứ quân sự của Mỹ tại Djibouti đến thủ đô của Sudan. Chỉ trong 1 tiếng đồng hộ, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã giải cứu hàng chục người, đưa họ rời Khartoum.

Anh

Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 23/4 đăng lên mạng xã hội Twitter rằng lực lượng đặc nhiệm nước này đã hoàn thành “cuộc sơ tán nhanh chóng và phức tạp các nhân viên ngoại giao và gia đình họ rời Sudan”.

Tờ Guardian cho biết có 1.200 binh sĩ tham gia chiến dịch sơ tán này. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Phát triển Liên hiệp Vương quốc Anh & Bắc Ireland (FCDO) Andrew Mitchell cho biết có khoảng 2.000 công dân Anh ở thủ đô của Sudan.

Liên minh châu Âu (EU)

Một số quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) đã phối hợp sơ tán nhân viên ngoại giao của họ. Vào ngày 24/4, người phụ trách chính sách đối ngoại của khối – ông Josep Borrell, cho biết hơn 1.000 công dân EU đã được sơ tán.

Có 21 nhà ngoại giao từ phái bộ EU ở Khartoum đã được sơ tán. Đại sứ EU Aidan O’Hara đã được đưa ra khỏi thủ đô Khartoum để đến nơi khác tại Sudan. Ông Borrel nói rằng ông O’Hara sẽ ở lại Sudan. “Vâng, ông ấy phải ở lại đó. Thuyền trưởng là người cuối cùng rời tàu”, ông Borrel nói.

Italy

Các nước dùng mọi phương tiện để đưa công dân ra khỏi Sudan - Hình 2
Công dân Italy trên máy bay quân sự của nước này sơ tán khỏi Khartoum. Ảnh: Reuters

Italy thông báo công dân nước này được đưa ra khỏi Sudan vào tối 23/4 cùng với một số công dân Thụy Sĩ và các nước châu Âu khác. Những công dân Italy được sơ tán đã đến thủ đô Rome vào tối 24/4 (giờ địa phương).

Video đang HOT

Đức

Lực lượng không quân Đức vào sáng 24/4 đã sơ tán 311 người bao gồm cả công dân Đức và công dân 20 quốc gia khác. Berlin cho biết có khoảng 200 công dân Đức tại Sudan.

Tây Ban Nha

Theo Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha, một máy bay quân sự chở 34 công dân nước này và hơn 70 người từ các quốc gia khác – Bồ Đào Nha, Italy, Ba Lan, Ireland, Mexico, Venezuela, Colombia và Argentina – đã rời Khartoum để đến Djibouti lúc 11 giờ tối 23/4.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán công dân bằng đường bộ từ 23/4 nhưng cho biết các kế hoạch giải cứu từ một địa điểm ở Khartoum đã bị hoãn lại sau “vụ nổ” gần đó.

Jordan

Jordan cho biết 4 chiếc máy bay chở 343 người, bao gồm công dân Jordan, cư dân Palestine, Iraq, Syria và Đức đã rời Sudan. Một số quốc gia đã sử dụng căn cứ không quân ở Jordan để đưa máy bay đến Sudan.

Ai Cập

Ai Cập cho biết họ đã sơ tán 436 công dân ra khỏi quốc gia láng giềng Sudan. Bộ Ngoại giao Ai Cập xác nhận một nhân viên ngoại giao nước này là ông Mohamed Al-Gharawi đã bị bắn khi trên đường trở về đại sứ quán Ai Cập tại Khartoum ngày 24/4.

Tuần trước, RSF chiến đấu với quân đội Sudan đã thả hơn 200 binh sĩ Ai Cập mà lực lượng này bắt giữ. Cairo cho biết những binh sĩ này đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện được ký kết theo thỏa thuận với chính phủ Sudan trước khi xung đột nổ ra.

Ai Cập cho biết có hơn 10.000 công dân nước này tại Sudan. Nước này cũng khuyến khích các công dân ở những thành phố khác tại Sudan đến văn phòng lãnh sự quán ở Port Sudan và Wadi Halfa tại miền Bắc để sơ tán.

Yemen

Bộ Ngoại giao Yemen cho biết mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất cho việc sơ tán công dân nước này khỏi Khartoum đến Port Sudan và sau đó đến Yemen. Cơ quan này cũng ghi nhận có 1.350 công dân nước này tại Sudan muốn hồi hương.

Pháp

Các nước dùng mọi phương tiện để đưa công dân ra khỏi Sudan - Hình 3
Binh sĩ Pháp sơ tán công dân tại Khartoum, Sudan. Ảnh: Reuters

Từ 23/4, Pháp đã cử hai máy bay đến Khartoum sơ tán gần 500 người, bao gồm công dân Pháp và cả công dân 36 quốc gia khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Anne-Claire Legendre ngày 24/4 chia sẻ với kênh CNN rằng gần 500 người đã an toàn và được bảo đảm an ninh tại căn cứ không quân của Pháp tại Djibouti.

Nga

Đại sứ Nga tại Sudan chia sẻ 140 trong số khoảng 300 công dân nước này ở Sudan nói rằng họ muốn rời đi. Ông cho biết thêm khoảng 15 người, trong đó có một phụ nữ và trẻ em, bị mắc kẹt trong một nhà thờ Chính thống giáo Nga gần nơi giao tranh ác liệt ở thủ đô Khartoum.

Nigeria

Nigeria đã đề nghị một hành lang an toàn để sơ tán 5.500 công dân nước này, chủ yếu là sinh viên

Liên hợp quốc

Một đoàn xe khoảng 65 chiếc chở 700 nhân viên Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ và đại sứ quán quốc tế đã rời Khartoum đến Port Sudan vào 23/4.

Trong khi đó, Ấn Độ đã gửi một tàu hải quân đến Port Sudan và hai máy bay quân sự đến Jeddah ở Saudi Arabia để chuẩn bị cho sơ tán.

Tunisia bắt đầu sơ tán công dân từ Khartoum vào 24/4. Nhật Bản xác nhận ba máy bay của nước này đã đến Djibouti để chở công dân rời Sudan.

Chạy đua sơ tán công dân khỏi 'chảo lửa' Sudan

Các nước đang khẩn trương chạy đua với thời gian sơ tán hàng nghìn công dân nước mình khỏi thủ đô Khartoum - điểm nóng trong cuộc giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).

Chạy đua sơ tán công dân khỏi chảo lửa Sudan - Hình 1
Các công dân nước ngoài sơ tán tránh chiến sự tại Sudan đáp máy bay tại căn cứ không quân Pháp ở Khartoum trong hành trình tới CH Djibouti, ngày 23/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Khủng hoảng nhân đạo cận kề

Tướng Abdel Fattah Burhan, người đứng đầu lực lượng vũ trang Sudan và Tướng Mohammed Hamdan Dagalo, thủ lĩnh của nhóm bán quân sự RSF đều đang tìm cách giành quyền kiểm soát quốc gia châu Phi. Xung đột nổ ra 2 năm sau khi lực lượng của hai vị tướng này cùng nhau thực hiện một cuộc đảo chính quân sự và làm trật bánh quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Sudan.

Tuy nhiên, hai lực lượng này đã thất bại trong các cuộc đàm phán để hợp nhất và thành lập một chính phủ dân sự sau khi cựu Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ. Bạo lực bất ngờ bùng phát giữa hai lực lượng vào ngày 15/4/2023 đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và khiến ít nhất 420 người thiệt mạng.

Theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), khoảng 12 triệu trong tổng số 46 triệu dân của Sudan sống ở khu vực thủ đô Khartoum. Gần 16 triệu người, tương đương 1/3 dân số của đất nước, đang cần viện trợ nhân đạo, trong đó có khoảng 11,7 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Cuộc giao tranh ở Sudan đã khiến hầu hết các bệnh viện phải đóng cửa; điện, nước bị cắt. Việc các nhân viên cứu trợ, trong đó có 3 người từ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), bị sát hại đã khiến WFP phải tạm dừng hoạt động tại Sudan.

Hiện người dân mong mỏi ít nhất có lệnh ngừng bắn để họ có thể dự trữ thực phẩm thiết yếu, thuốc men hoặc di chuyển đến các khu vực an toàn hơn.

Trong một diễn biến mới nhất, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ngày 24/4, các phe phái đối địch ở Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn trên toàn quốc trong 72 giờ sau 48 giờ đàm phán căng thẳng.

Các nước gấp rút sơ tán công dân

Cùng với hàng triệu người Sudan không được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu và bị mắc kẹt trong nhà, hàng nghìn nhà ngoại giao nước ngoài, nhân viên cứu trợ, sinh viên và gia đình của họ đã bị mắc kẹt trong vùng chiến sự từ tuần trước.

Bị ảnh hưởng nặng nề từ những đợt ném bom dữ dội của hai lực lượng giao tranh, sân bay chính tại thủ đô Khartoum trở thành điểm nóng. Các trận địa pháo đã khiến việc di chuyển trong và ngoài một trong những thành phố lớn nhất châu Phi trở nên mất an toàn. Các nhà ngoại giao trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công. Tính đến ngày 24/4, ít nhất 5 nhân viên cứu trợ đã thiệt mạng.

Hai đoàn xe tham gia sơ tán, trong đó có một đoàn chở nhân viên đại sứ quán Qatar và một đoàn khác chở công dân Pháp, đã bị tấn công.

Trước diễn biến phức tạp của cuộc giao tranh, chính phủ các nước đã khẩn trương triển khai kế hoạch sơ tán công dân khỏi thủ đô Khartoum.

Trong đợt sơ tán đầu tiên, hơn 150 người từ nhiều quốc gia đã tới địa điểm an toàn tại Saudi Arabia. Ngày 23/4, quân đội Mỹ đã tiến hành sơ tán khoảng 100 nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Khartoum với sự hỗ trợ của Djibouti, Ethiopia và Saudi Arabia. Một ngày sau, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ đang triển khai thêm lực lượng hải quân ở thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ, cách Khartoum khoảng 850 km, để hỗ trợ đưa công dân Mỹ tại Sudan về nước, song công tác sơ tán sẽ không diễn ra trên quy mô lớn.

Cùng ngày, Pháp và Đức thông báo họ đã sơ tán khoảng 700 người mà không cung cấp thông tin chi tiết về quốc tịch. Mới đây Ai Cập tuyên bố đã đưa 436 công dân về nước an toàn bằng đường bộ.

Jordan cho biết 4 máy bay của nước này đã chở 343 người, bao gồm công dân Jordan và người dân Palestine, Iraq, Syria và Đức rời khỏi Sudan. Một số quốc gia cử máy bay quân sự từ Djibouti để đưa người dân ra khỏi thủ đô.

Indonesia cho biết cho đến nay hơn 500 công dân của họ đã được sơ tán đến thành phố Port Sudan và đang chờ đưa đến thành phố Jeddah (Saudi Arabia).

Trong khi đó, Trung Quốc, Đan Mạch, Liban, Hà Lan, Thụy Sĩ và Thụy Điển cũng cho biết họ đã tiến hành chiến dịch sơ tán công dân khẩn cấp. Nhật Bản thông báo họ đang chuẩn bị đưa một nhóm sơ tán rời khỏi Djibouti.

Theo ông Josep Borrell - quan chức đứng đầu phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), cuối tuần qua, trên 1.000 công dân của khối này đã được sơ tán khỏi Sudan.

Chạy đua sơ tán công dân khỏi chảo lửa Sudan - Hình 2
Khói bốc lên do giao tranh tại Khartoum, Sudan ngày 20/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Xung đột vượt ngoài biên giới

Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai vị tướng hàng đầu tại một Sudan vốn dĩ bất ổn trong nhiều năm có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột rộng hơn thu hút các thế lực bên ngoài.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 24/4 cảnh báo nguy cơ xung đột leo thang tại quốc gia Bắc Phi có thể "nhấn chìm toàn bộ khu vực".

Marina Peter, người sáng lập Diễn đàn Sudan và Nam Sudan, nhận định với tờ DW (Đức) ngày 23/4 chỉ ra: "Sudan là trung tâm của các cuộc khủng hoảng và xung đột liên tục kéo dài. Khi một cuộc xung đột nổ ra ở quốc gia này, các nước trong khu vực như Ai Cập, Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea, thậm chí ở bên kia Biển Đỏ là Saudi Arabia, luôn bị ảnh hưởng".

Theo ông Alex De Waal - chuyên gia về Sudan tại Đại học Tufts (bang Massachusetts, Mỹ), cuộc xung đột này mới chỉ là vòng khởi động của một cuộc nội chiến. "Nếu không nhanh chóng chấm dứt, cuộc xung đột sẽ trở thành một trò chơi đa cấp với một số chủ thể khu vực và quốc tế theo đuổi lợi ích riêng, huy động tiền, nguồn cung cấp vũ khí và có thể là quân đội hoặc lực lượng ủy nhiệm", chuyên gia Alex nhận định.

Sudan là quốc gia lớn thứ ba của châu Phi và nằm trên dòng sông Nile. Tuy nhiên, quốc gia này không hề dễ dàng trong việc chia sẻ nguồn nước với các đối thủ nặng ký trong khu vực bao gồm Ai Cập và Ethiopia. Trong khi Ai Cập dựa vào sông Nile để nuôi hơn 100 triệu người dân nước mình thì Ethiopia lại đang xây dựng một con đập khổng lồ ở thượng nguồn khiến cả Cairo và Khartoum "đứng ngồi không yên".

Ai Cập có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Sudan, vốn được coi là đồng minh đối đầu với Ethiopia. Mặc dù Cairo đã liên hệ với cả hai bên ở Sudan để thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhưng rõ ràng quốc gia này sẽ không "ngồi yên" nếu quân đội Sudan đối mặt với thất bại.

Ngoài hai nước trên, Sudan giáp với năm quốc gia khác, bao gồm Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea và Nam Sudan. Gần như 5 nước này đều bị sa lầy trong các cuộc xung đột nội bộ, với các nhóm nổi dậy khác nhau hoạt động dọc theo biên giới.

Alan Boswell thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cho biết: "Những gì đang diễn ra ở Sudan sẽ không chỉ tác động trong Sudan. Chad và Nam Sudan có nguy cơ bị ảnh hưởng kéo theo ngay lập tức. Cuộc giao tranh càng kéo dài thì chúng ta càng có nhiều khả năng chứng kiến ​​sự can thiệp lớn từ bên ngoài".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybaraTranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybara
22:37:37 18/02/2025
Cố chụp ảnh tự sướng cùng cá mập, nữ du khách bị mất 2 tayCố chụp ảnh tự sướng cùng cá mập, nữ du khách bị mất 2 tay
22:55:58 17/02/2025
Khủng hoảng trứng ở Mỹ: Giá trứng cao kỷ lục, xuất hiện nạn "trứng tặc"Khủng hoảng trứng ở Mỹ: Giá trứng cao kỷ lục, xuất hiện nạn "trứng tặc"
08:12:31 18/02/2025
Ông Trump lên tiếng sau khi Ukraine cảnh báo Nga sẽ tấn công NATOÔng Trump lên tiếng sau khi Ukraine cảnh báo Nga sẽ tấn công NATO
00:56:15 18/02/2025
Thông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn ĐộThông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn Độ
16:58:34 18/02/2025
Ông Trump và tinh thần "nước Mỹ trên hết" đến "nước Mỹ ở mọi nơi"Ông Trump và tinh thần "nước Mỹ trên hết" đến "nước Mỹ ở mọi nơi"
20:47:35 17/02/2025
Quan chức Mỹ nêu bốn nguyên tắc đàm phán với Nga về xung đột UkraineQuan chức Mỹ nêu bốn nguyên tắc đàm phán với Nga về xung đột Ukraine
18:49:34 17/02/2025
Báo Mỹ: Tổng thống Trump muốn điều quân bảo vệ kho đất hiếm UkraineBáo Mỹ: Tổng thống Trump muốn điều quân bảo vệ kho đất hiếm Ukraine
23:21:43 17/02/2025

Tin đang nóng

Khoảnh khắc rơi lệ của Trần Nghiên Hy tại concert bạn thân báo hiệu sự tan vỡ của cuộc hôn nhân bạc tỷKhoảnh khắc rơi lệ của Trần Nghiên Hy tại concert bạn thân báo hiệu sự tan vỡ của cuộc hôn nhân bạc tỷ
20:48:26 18/02/2025
Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11Triệu tập đối tượng đánh gãy mũi nam sinh lớp 11
00:15:54 19/02/2025
Cuộc sống của nam người mẫu Việt sau cuộc tình kéo dài 5 năm với nữ đại gia hơn 32 tuổiCuộc sống của nam người mẫu Việt sau cuộc tình kéo dài 5 năm với nữ đại gia hơn 32 tuổi
22:52:09 18/02/2025
Học viên ôtô tập lái cán người tử vongHọc viên ôtô tập lái cán người tử vong
20:58:56 18/02/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lý Nhã Kỳ xuất hiện với visual lạ hoắc, một sao nữ Gen Z khoe vòng 1 đẹp ná thởThảm đỏ hot nhất hôm nay: Lý Nhã Kỳ xuất hiện với visual lạ hoắc, một sao nữ Gen Z khoe vòng 1 đẹp ná thở
23:32:28 18/02/2025
Á hậu 2000 lên xe hoa sau khi bí mật có con đầu lòng?Á hậu 2000 lên xe hoa sau khi bí mật có con đầu lòng?
21:32:18 18/02/2025
Vợ NSND Công Lý nói gì trước những nhận xét ác ý về ông xã?Vợ NSND Công Lý nói gì trước những nhận xét ác ý về ông xã?
20:30:44 18/02/2025
Nữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hòNữ bác sĩ thú y làm mẹ đơn thân bị kỹ sư điện từ chối hẹn hò
22:20:47 18/02/2025

Tin mới nhất

Các hãng xe hơi Đức, Nhật cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc tại Đông Nam Á

Các hãng xe hơi Đức, Nhật cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc tại Đông Nam Á

06:28:02 19/02/2025
Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi này. Theo Citigroup, vào năm 2023, Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 4,7 triệu ô tô, tăng gấp ba lần so với năm 2021, mặc dù 1/3 trong số chúng thuộc các thương hiệu quốc tế.
Kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng vượt trội nhờ chính sách di cư khác biệt

Kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng vượt trội nhờ chính sách di cư khác biệt

06:26:07 19/02/2025
Hơn 5.000 bác sĩ Syria cũng đang hành nghề tại Đức và việc trục xuất họ có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng trong hệ thống y tế Đức.
Nhật Bản: 3 người tử vong do ngộ độc khí gần khu nghỉ dưỡng khoáng nóng

Nhật Bản: 3 người tử vong do ngộ độc khí gần khu nghỉ dưỡng khoáng nóng

06:22:44 19/02/2025
Theo thông báo, những người này được tìm thấy trong cuộc tìm kiếm một nhà quản lý khoảng 60 tuổi và 2 nhân viên khoảng 50 và 60 tuổi thuộc một khách sạn ở khu vực Takayu Onsen của thành phố Fukushima.
Núi lửa Lewotobi Laki-laki xảy ra 3 đợt phun trào mạnh

Núi lửa Lewotobi Laki-laki xảy ra 3 đợt phun trào mạnh

06:19:10 19/02/2025
Các đợt phun trào đã tạo nên cột tro bụi cao từ 400-900 m so với đỉnh núi hoặc khoảng 2.000 đến 2.484 m so với mực nước biển. Cột tro bụi có màu xám, dày và trôi về phía Đông Bắc.
Cánh cửa hé mở

Cánh cửa hé mở

06:14:03 19/02/2025
Đa số giới quan sát cho rằng sự kiện này không chỉ là một bước ngoặt trong quan hệ song phương, mà còn là một tín hiệu quan trọng đối với các vấn đề ổn định chiến lược toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng...
Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên

Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên

22:51:02 18/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc gặp đầu tiên với Ngoại trưởng Hàn Quốc Choe Tae-yul và Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi bên lề Hội nghị An ninh Munich diễn ra ở Đức ngày 15.2.
Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

22:48:17 18/02/2025
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.
Sập mỏ vàng ở Mali, 48 người chết

Sập mỏ vàng ở Mali, 48 người chết

22:45:13 18/02/2025
AFP hôm qua dẫn lời giới chức Mali cho hay ít nhất 48 người đã thiệt mạng trong vụ sập một mỏ vàng trái phép ở miền tây nước này ngày 15.2.
Mỹ quyết không để Iran trở thành 'quốc gia hạt nhân'

Mỹ quyết không để Iran trở thành 'quốc gia hạt nhân'

22:35:35 18/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 16.2 có cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tuyên bố sẽ không để Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Châu Âu tính họp khẩn về Ukraine sau tuyên bố của phía ông Trump

Châu Âu tính họp khẩn về Ukraine sau tuyên bố của phía ông Trump

22:31:32 18/02/2025
Pháp đang thảo luận với các đồng minh về việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh chính thức của các nhà lãnh đạo châu Âu để thảo luận về Ukraine, theo Reuters ngày 15.2 dẫn lời một quan chức Pháp.
Phát biểu của ông Trump về 'người cứu đất nước' gây xôn xao

Phát biểu của ông Trump về 'người cứu đất nước' gây xôn xao

22:19:00 18/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15.2 khiến dư luận xôn xao với bài viết chỉ một câu, được cho là trích dẫn từ Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte.
Nga và Mỹ bắt đầu đàm phán về khôi phục quan hệ song phương và chấm dứt xung đột ở Ukraine

Nga và Mỹ bắt đầu đàm phán về khôi phục quan hệ song phương và chấm dứt xung đột ở Ukraine

21:35:02 18/02/2025
Hai bên dự kiến sẽ thảo luận về các cách thức chấm dứt xung đột ở Ukraine và khôi phục quan hệ Mỹ-Nga. Cuộc đàm phán có thể mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Có thể bạn quan tâm

Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?

Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?

Sao việt

06:28:34 19/02/2025
Không phải Tiểu Vy hay MLee, người được Quốc Anh đăng ảnh trên trang cá nhân giữa thời điểm này là Hoa hậu Kỳ Duyên
Lý do ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá": Quá sốc để nói ra?

Lý do ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá": Quá sốc để nói ra?

Sao châu á

06:24:04 19/02/2025
Như vậy, sau 9 năm hôn nhân, cặp đôi phim giả tình thật đình đám Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy đã chính thức đường ai nấy đi.
Rủ nhau đi Mộc Châu, nhớ 'dừng chân' ăn những đặc sản ngon quên sầu này nhé!

Rủ nhau đi Mộc Châu, nhớ 'dừng chân' ăn những đặc sản ngon quên sầu này nhé!

Ẩm thực

06:17:08 19/02/2025
Nếu bạn ghé qua vùng đất này, hãy để tâm hồn mình lắng đọng và cùng khám phá những trải nghiệm ẩm thực độc đáo nhé.
Mỹ nhân Việt gây sốc vì tạo hình "xấu chưa từng thấy" trong phim mới, gương mặt khác lạ khó ai nhận ra

Mỹ nhân Việt gây sốc vì tạo hình "xấu chưa từng thấy" trong phim mới, gương mặt khác lạ khó ai nhận ra

Phim việt

06:07:38 19/02/2025
Bộ phim kinh dị mới của điện ảnh Việt - Quỷ Nhập Tràng mới đây đã tung ra những thước phim, hình ảnh đầu tiên khiến khán giả không khỏi tò mò.
Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra

Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra

Phim châu á

06:05:18 19/02/2025
Có lẽ, không quá khi nói riêng về kỹ xảo, tác phẩm này xứng đáng nằm ở mức tốt so với mặt bằng chung những bộ phim tiên hiệp ngôn tình lên sóng trong 5 năm gần đây.
Rihanna hóa Tí Cô nương cùng binh đoàn xanh bước vào thế giới loài người trong 'Phim Xì Trum'

Rihanna hóa Tí Cô nương cùng binh đoàn xanh bước vào thế giới loài người trong 'Phim Xì Trum'

Phim âu mỹ

05:57:15 19/02/2025
Với nhiều khán giả, đội quân tí hon xanh lè Xì Trum đã trở thành một phần tuổi thơ và cũng đã khá lâu kể từ lần cuối biệt đội nhí nhố này xuất hiện tại rạp chiếu.
Nhóm ngư dân cố ý tháo thiết bị giám sát hành trình lãnh án tù

Nhóm ngư dân cố ý tháo thiết bị giám sát hành trình lãnh án tù

Pháp luật

00:13:36 19/02/2025
Tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên tàu lưu giữ 6 thiết bị giám sát hành trình của các tàu cá khác. Tổ công tác đã dẫn giải tàu BV 4053 TS về Cảng Hải đội 301 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 để tiến hành kiểm tra, x...
Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2: Ngọ công việc rắc rối, Mùi tiến triển thuận lợi

Trắc nghiệm

23:58:45 18/02/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 19/2 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe
Thêm 1 tượng đài sụp đổ trước cơn lốc Na Tra 2: Sự khủng khiếp này còn kéo dài đến bao giờ đây?

Thêm 1 tượng đài sụp đổ trước cơn lốc Na Tra 2: Sự khủng khiếp này còn kéo dài đến bao giờ đây?

Hậu trường phim

23:13:27 18/02/2025
Đứa con tinh thần của đạo diễn Sủi Cảo liên tiếp thiết lập nên những cột mốc lịch sử và mới đây, nó đã đẩy tác phẩm huyền thoại Vua Sư Tử khỏi top 10 bộ phim điện ảnh có doanh thu phòng vé cao nhất lịch sử.
Vẻ quyến rũ của Mỹ Anh - con gái Mỹ Linh ở tuổi 23

Vẻ quyến rũ của Mỹ Anh - con gái Mỹ Linh ở tuổi 23

Phong cách sao

22:16:00 18/02/2025
Trong loạt ảnh chia sẻ trên trang cá nhân, ca sĩ Mỹ Anh khiến nhiều người bất ngờ bởi hình ảnh trưởng thành, gợi cảm.
Minh Cúc 'Độc đạo' tiết lộ cuộc sống làm mẹ đơn thân, nuôi con bại não

Minh Cúc 'Độc đạo' tiết lộ cuộc sống làm mẹ đơn thân, nuôi con bại não

Tv show

22:04:40 18/02/2025
Là khách mời trong chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữa , diễn viên Minh Cúc có dịp trải lòng với khán giả về cuộc sống của mình cũng như hành trình nuôi con 14 tuổi bị bại não.