Các nước đối mặt với nguy cơ tị nạn môi trường
Các nước đang đối mặt với nguy cơ tị nạn môi trường cao do tình trạng sa mạc hóa, nước biển dâng, khan hiếm nước, chất thải độc hại và phóng xạ đang tăng lên với tốc độ đáng báo động.
Ảnh minh họa. (Nguồn: takepart.com)
Báo cáo của các nhà khoa học quốc tế và Liên hợp quốc nhấn mạnh những điều kiện thời tiết ngày càng cực đoan như bão lũ, lốc xoáy, động đất, sóng thần cùng với những thảm họa do chính con người gây ra như hạt nhân, ô nhiễm chất thải độc hại… đã buộc ngày càng nhiều người phải rời quê hương đi tị nạn môi trường ở các thành phố hoặc tới các nước phát triển.
Video đang HOT
Tình trạng sa mạc hóa đang diễn ra nghiêm trọng ở khắp nơi trên Trái Đất. Tại châu Phi, sa mạc Sahara không ngừng mở rộng về mọi hướng, buộc người dân các nước Morocco, Tunisia, Algeria phải di cư về hướng bờ biển Địa Trung Hải và người dân Nigeria di cư từ phía Bắc xuống phía Nam, làm giảm rất lớn diện tích đất canh tác.
Ở châu Mỹ, trước tác động của sa mạc hóa, diện tích đất canh tác của Brazil đã bị thu hẹp hơn 650.000km2, trong khi Mexico hàng năm mất hơn 1.000km2. Trong khi đó, hơn 24.000 ngôi làng ở Trung Quốc đã phải di dời trong nửa thế kỷ qua do sa mạc ở nước này không ngừng mở rộng.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người do chất thải độc hại hoặc phóng xạ nguy hiểm cũng đẩy nhanh làn sóng người tị nạn môi trường trong nửa thế kỷ qua. Tại Trung Quốc đã ghi nhận hơn 450 làng ung thư và thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã biến hàng triệu người thành dân tị nạn môi trường.
Các chuyên gia của Liên hợp quốc dự báo có tới 60 triệu người buộc phải di cư từ khu vực sa mạc Sahara tới Bắc Phi và châu Âu để tị nạn môi trường vào năm 2020. Họ đồng thời báo động tình trạng tị nạn môi trường do khan hiếm nước sẽ trở thành phổ biến vào năm 2050.
Liên hợp quốc kêu gọi chính phủ các nước cần phát triển các chính sách thích hợp để vượt qua thách thức lớn về tị nạn môi trường này. Thay vì thực hiện các biện pháp tốn kém xây dựng các bức tường biên giới và các thủ tục pháp lý khắc nghiệt chống nhập cư, các nước phát triển cần hợp tác với các nước đang phát triển để phục hồi các hệ thống hỗ trợ thiên nhiên như đất, nước, đồng cỏ, rừng tăng cường các nỗ lực chống biến đổi khí hậu và xóa đói nghèo ở các nước đang phát triển./.
Theo TTXVN
Nguy cơ phóng xạ từ 2 tàu ngầm hạt nhân Nga
Trước năm 2013, Nga sẽ phải quyết định số phận của hai chiếc tàu ngầm hạt nhân bị đắm ở biển Barents và Kara để tránh nguy cơ ô nhiễm phóng xạ cho những vùng lãnh hải này, một quan chức hạt nhân cấp cao của Nga hôm qua (8/8) cho hay.
Ông Ivan Kamenskih, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn hạt nhân Rosatom của Nga nói tại một hội nghị được tổ chức trên khoang của con tàu phá băng hạt nhân Yamal rằng: "Chúng ta sẽ phải quyết định xem có nâng hai còn tàu lên mặt đất hay chôn vùi nó hoàn toàn càng sớm càng tốt".
"Tôi nghĩ vấn đề này cần được giải quyết dứt điểm trong năm 2012... Chúng ta cần phải quyết định số phận của hai còn tàu để đảm bảo rằng trong tương lai chúng ta sẽ không gặp rắc rối về ô nhiễm phóng xạ ở những vùng lãnh hải nơi hai con tàu bị đắm", ông Kamenskih cho biết, đồng thời nói thêm rằng mức phóng xạ hiện tại ở hai khu vực này đang trong mức giới hạn.
Hai tàu ngầm hạt nhân bị đắm nói trên bao gồm tàu ngầm hạt nhân lớp November B-159 (K-159) và tàu hạt nhân tấn công K-27.
Tàu ngầm hạt nhân lớp November B-159 (K-159) bị đắm ở Biển Barents hồi tháng 8/2003 dưới độ sâu 238 mét cùng với 9 thủy thủ đoàn và 800kg nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Trong khi đó, K-27 là một tàu ngầm hạt nhân tấn công thử nghiệm được thiết kế và lắp đặt năm 1962 và bị tạm ngừng sử dụng vào năm 1979 do các lò phản ứng hạt nhân của nó gặp trục trặc. Đến năm 1982 khi vừa được đưa vào sử dụng trở lại, thì con tàu lại bị đắm ở phía đông vùng biển Kara ở độ sâu 33 mét.
Theo VNMedia
Phóng xạ cao kỷ lục tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Công ty điện lực Toyko (TEPCO) hôm qua cho hay họ ghi nhận được mức phóng xạ cao kỷ lục tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Các công nhân làm việc tại nhà máy Fukushima I. Ảnh: AP Mức độ phóng xạ lên tới ít nhất 10 đơn vị sievert/giờ gần khu vực có các mảnh vỡ do tác động của...