Các nước đã hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam như thế nào?
Đẩy mạnh công tác đối ngoại về vấn đề vắc xin, Việt Nam đang tiến gần tới mục tiêu 150 triệu liều, đủ cung cấp cho 70% dân số theo nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Lô vắc xin 2 triệu liều của Hãng Moderna tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 10-7 – Ảnh: NAM TRẦN
Nhật Bản và Úc là những quốc gia mới nhất chuyển vắc xin tới cho Việt Nam. Đây là kết quả từ các nỗ lực vận động chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vắc xin cho Việt Nam.
Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết tính tới nay, Việt Nam đã nhận được cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vắc xin.
Trong số này, có 38,9 triệu liều do chương trình tiếp cận vắc xin toàn cầu COVAX tài trợ, 30 triệu liều AstraZeneca theo hợp đồng ký với Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam VNVC.
Ngoài ra, Chính phủ đã ký thỏa thuận cung cấp 31 triệu liều với Hãng Pfizer của Mỹ, và 5 triệu liều Moderna của Mỹ, ủy quyền cho Công ty Zuellig Pharma Việt Nam.
Hiện Việt Nam còn đàm phán mua 55 triệu liều khác, gồm 40 triệu liều Sputnik V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, và 15 triệu liều Covaxin Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao cho biết nỗ lực vận động vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu hiện nay.
“Trên cơ sở vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt, chỉ trong hơn một tháng qua số lượng vắc xin ta tiếp nhận đã tăng lên đáng kể”, thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 13-7 cho biết.
Video đang HOT
Tính đến ngày 12-7, Việt Nam đã nhận được khoảng 8 triệu liều vắc xin, và sắp tới sẽ tiếp tục nhận thêm từ các nguồn đã đàm phán mà các nước và hãng sản xuất đồng ý chuyển giao sớm, cũng như từ nguồn hỗ trợ của các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế.
Công tác ngoại giao vắc xin, theo Bộ Ngoại giao, đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, COVAX chính thức tiếp tục phân bổ thêm 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech cho Việt Nam trong thời gian từ tháng 7 tới tháng 9-2021. Trước đó, COVAX đã chuyển cho Việt Nam khoảng 4,5 triệu liều, và cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao cho biết ngoài việc hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều vắc xin Moderna cho Việt Nam như đã nêu, Mỹ cũng đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vắc xin. Nước Anh cũng cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vắc xin Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương.
Tương tự, Nhật Bản tới nay đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 3 triệu liều AstraZeneca, bao gồm 1 triệu liều dự kiến giao ngày 16-7 tới.
Úc cam kết viện trợ Việt Nam 13,5 triệu AUD để mua vắc xin thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.
Trung Quốc viện trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm ngày 20-6, và Nga đã tặng Việt Nam 1.000 liều Sputnik V từ ngày 16-3.
Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 Pfizer vừa về Việt Nam
Vắc xin Pfizer được phát triển bằng công nghệ mARN, đây là công nghệ mới nhất hiện nay. Loại vắc xin này cũng cho thấy hiệu lực 95% trong việc phòng nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng.
Loại vắc xin đầu tiên được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp
Sáng 7/7, lô vắc xin 97.110 liều Pfizer đầu tiên đã về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội. Trong tháng 7, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 8 triệu liều vắc xin Covid-19 thông qua cơ chế Covax.
Vắc xin Pfizer có thời hạn sử dụng 6 tháng trong điều kiện bảo quản âm 80 độ C. Nếu bảo quản từ 2-8 độ C sẽ giữ được trong thời gian một tháng. Do đó, vắc xin về sẽ được bảo quản lạnh sâu ở kho trung tâm sau đó tiếp tục vận chuyển đến các điểm tiêm trên cả nước, yêu cầu tiêm xong trong vòng một tháng kể từ ngày vận chuyển để đảm bảo an toàn.
Lô vắc xin Pfizer đầu tiên về Việt Nam sáng 7/7.
Vắc xin phòng Covid-19 Pfizer (BNT162b2) là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển.
Ngày 8/12/2020, Anh đã tổ chức tiêm chủng vắc xin này. Sau đó là Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu.
Vắc xin Pfizer ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền, sử dụng mARN làm "mồi nhử" hướng dẫn hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh, bằng cách kích thích các tế bào trong cơ thể người tạo ra protein virus. Khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với protein sẽ sinh ra kháng thể chống lại, từ đó các tế bào miễn dịch nhận biết được virus SARS-CoV-2 và chống lại Covid-19 hiệu quả.
Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra khuyến nghị chính sách về triển khai diện rộng loại vắc xin Covid-19 đầu tiên được WHO phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp này.
Độ an toàn và hiệu quả bảo vệ của vắc xin Pfizer
Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện của vắc xin Pfizer, những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm là việc rất bình thường và thường từ nhẹ cho đến trung bình. Điển hình như: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu là phản ứng thường xảy ra sau mũi tiêm thứ hai.
Theo SAGE, vắc xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech an toàn và hiệu quả. Ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao trước, sau đó là người cao tuổi trước khi tiêm đại trà cho các đối tượng còn lại.
WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin của Pfizer vào ngày 31/12/2020. WHO đã đánh giá kĩ lưỡng chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của loại vắc xin này và khuyến cáo sử dụng cho người trên 16 tuổi.
Vắc xin này cho thấy an toàn và hiệu quả ở những người có nhiều bệnh lý nền liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng. Các bệnh nền bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi, gan hoặc thận cũng như các bệnh truyền nhiễm mạn tính đã ổn định và được kiểm soát.
Theo báo cáo, vắc xin Pfizer phòng Covid-19 có hiệu lực 95% trong việc phòng nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng.
Hiệu lực bảo vệ bắt đầu 12 ngày sau liều đầu tiên nhưng để bảo vệ đầy đủ cần phải tiêm 2 liều theo khuyến cáo của WHO, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 21 - 28 ngày.
Hiệu quả vắc xin được đánh giá là tương tự trên đối tượng phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như với người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin ở phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bú giống như ở người trưởng thành khác. WHO không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng Covid-19.
SAGE đã rà soát lại tất cả số liệu hiện có về hiệu lực của vắc xin này trong các thử nghiệm để đánh giá hiệu lực của chúng đối với các biến thể mới. Các thử nghiệm này cho thấy vắc xin này hiệu quả với các biến thể mới.
Ai không nên tiêm chủng vắc xin Pfizer?
Theo WHO, những cá nhân có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên dùng loại vắc xin này.
Hiện tại, không có số liệu về hiệu lực hay an toàn ở trẻ dưới 12 tuổi. Cho tới khi có số liệu này, trẻ dưới 12 tuổi không nên được tiêm chủng thường quy loại vắc xin này.
Đến nay, Việt Nam đã đàm phán được khoảng 105 triệu liều vắc xin Covid-19 từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam. Bộ Y tế đang nỗ lực đàm phán để tăng thêm 45 triệu liều nữa để đạt 150 triệu liều để tiêm đủ cho 70% dân số, đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay, đầu năm tới. Trong tháng 7, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 8 triệu liều thông qua cơ chế Covax.
Ngăn dịch ngay từ cổng bệnh viện Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội, TP HCM đã tăng cường mức cảnh giác cao hơn Sáng 7-5, ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết bệnh viện đã giảm số lượng bệnh nhân điều trị nội trú, để bảo đảm giãn cách...