Các nước châu Phi kêu gọi chấm dứt giao tranh ở Sudan
Theo truyền thông khu vực và quốc tế, giao tranh giữa quân đội Sudan và phe vũ trang Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở trung tâm thủ đô Khartoum đã gia tăng cường độ sau khi các bên xung đột đồng ý mở các tuyến đường nhân đạo an toàn trong vài giờ ngày 16/4.
Binh sĩ quân đội Sudan tại thành phố Port Sudan, thủ phủ bang Biển Đỏ ngày 16/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến sự leo thang ở trung tâm thủ đô của Sudan, với hầu hết các cuộc giao tranh diễn ra xung quanh tòa nhà chỉ huy quân đội.
Trong khi đó, lãnh đạo các nước Đông Phi ngày 16/4 đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc giao tranh đang diễn ra ở Sudan. Văn phòng Tổng thống Kenya cho biết Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) đã tổ chức một cuộc họp khẩn bằng hình thức trực tuyến, kêu gọi chấm dứt ngay hành động thù địch giữa các bên trong cuộc xung đột ở Sudan.
Video đang HOT
Tham dự phiên họp khẩn có Tổng thống Kenya, Tổng thống Nam Sudan, Tổng thống Uganda, Tổng thống Djibouti và Tổng thống Somalia. Các nhà lãnh đạo đã quyết định cử Tổng thống Nam Sudan, Tổng thống Kenya và Tổng thống Djibouti sớm nhất có thể tiến hành hòa giải các bên xung đột ở Sudan.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã lên tiếng kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự và ưu tiên đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Tuyên bố cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tránh đổ máu và bảo vệ cuộc sống của thường dân Sudan cũng như các công dân Ai Cập đang sinh sống và làm việc tại quốc gia Đông Phi này.
Bộ Ngoại giao Ai Cập khẳng định rằng một yêu cầu “bắt buộc” đối với cuộc khủng hoảng Sudan là không để bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài “làm trầm trọng thêm xung đột hoặc làm suy yếu sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này”. Cairo hiện đang tổ chức các cuộc tham vấn với các bên liên quan cả trong và ngoài Sudan để xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cũng trong ngày 16/4, hãng hàng không Qatar Airways thông báo tạm dừng các chuyến bay đến Sudan do sân bay quốc tế Khartoum đóng cửa. Trong khi đó, chính quyền Algeria ngày 16/4 cũng đã khuyến cáo công dân nước này đang sinh sống tại Sudan thận trọng, sau khi các cuộc đụng độ vũ trang bùng phát tại thủ đô Khartoum và các khu vực lân cận.
Theo thống kê của giới chức y tế Sudan, ít nhất 56 dân thường đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc giao tranh ở nước này kể từ ngày 15/4.
Lực lượng bán quân sự tại Sudan kiểm soát nhiều khu vực trọng yếu ở Khartoum
Lực lượng bán quân sự chính tại Sudan cho biết đã giành quyền kiểm soát một số khu vực trọng yếu tại thủ đô Khartoum, trong đó có phủ tổng thống, sau khi xảy ra giao tranh với lực lượng quân đội nước này ngày 15/4.
Khói bốc lên từ các tòa nhà sau các cuộc giao tranh ở Khartoum, Sudan, ngày 15/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo mới, Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) cho biết đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn phủ tổng thống, tư dinh của Tham mưu trưởng lực lượng quân đội cũng như các sân bay Khartoum và Merowe ở miền Bắc Sudan. Trước đó, RSF cáo buộc lực lượng quân đội đã tấn công vào một số cơ sở của lực lượng này ở phía Nam Khartoum.
Trong khi đó, lực lượng quân đội Sudan cho biết RSF đã tấn công lực lượng này ở một số địa điểm. Hãng tin Reuters (Anh) dẫn các nguồn tin tại hiện trường cho biết đấu súng dữ dội đã xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước, làm dấy lên lo ngại bùng nổ xung đột trên diện rộng. Theo hãng tin Reuters, quân đội Sudan đã huy động không quân tham gia chiến tịch tấn công lực lượng RSF.
Các đảng phái chính trị ở Sudan đã kêu gọi ngừng bắn và hối thúc cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực có hành động khẩn cấp để ngăn các cuộc giao tranh giữa quân đội và RSF.
Căng thẳng giữa lực lượng quân đội và RSF đã leo thang trong nhiều tháng nay, khiến các đảng phái chính trị ở nước này chưa thể ký kết một thỏa thuận được quốc tế ủng hộ nhằm nối lại quá trình chuyển tiếp chính phủ trong nước. Những căng thẳng hiện tại giữa lực lượng quân đội và RSF bắt nguồn từ việc hai bên bất đồng về cách sáp nhập RSF vào lực lượng quân đội và đơn vị nào sẽ phụ trách giám sát quá trình này. Việc sáp nhập 2 lực lượng này là điều kiện quan trọng trong thỏa thuận chuyển tiếp chính phủ chưa được ký kết tại Sudan.
Hãng tin RIA (Nga) dẫn thông báo từ Đại sứ quán Nga ở Sudan bày tỏ lo ngại về tình hình leo thang bạo lực tại nước này, đồng thời kêu gọi các bên ngừng bắn và tiến hành đàm phán. Theo thông báo của Đại sứ quán Nga tại Sudan, tình hình tại thủ đô Khartoum đang căng thẳng nhưng các nhân viên ngoại giao nước này vẫn an toàn.
Đại sứ Mỹ tại Sudan John Godfrey cũng cho rằng căng thẳng leo thang giữa các lực lượng vũ trang tại Sudan nếu trở thành xung đột trực diện sẽ rất nguy hiểm, đồng thời kêu gọi ban lãnh đạo đất nước nhanh chóng tìm cách chấm dứt giao tranh. Ông Godfrey cũng cho biết các nhân viên ngoại giao Mỹ đang được đảm bảo an toàn.
Ngoại trưởng Mỹ: Tình hình ở Sudan rất 'mong manh' Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 15/4 cho biết tình hình ở Sudan rất "mong manh" song khẳng định vẫn còn cơ hội để hoàn tất quá trình chuyển đổi sang chính phủ do giới dân sự lãnh đạo ở nước này. Xe quân sự trên một đường phố ở Khartoum, Sudan, ngày 15/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được...